Với giải Câu hỏi trang 123 Địa lí lớp 6 Cánh diều chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Địa lí lớp 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí
Câu hỏi trang 123 Địa Lí lớp 6: Dùng quả Địa Cầu để mô tả chuyển động quay quanh trục của Trái Đất và chứng minh rằng: Sự quay quanh trục đã làm cho Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau ở khắp mọi nơi.
Lời giải:
Mặt Trời phát ra ánh sáng chiếu vào Trái Đất, nhưng do Trái Đất có dạng hình cầu nên chỉ được chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm. Trái Đất có sự tự quay quanh trục nên khắp mọi nơi trên bề mặt Trái Đất lần lượt được chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gọi là hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau.
Lý thuyết Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hiện tượng ngày - đêm trên Trái Đất
- Đặc điểm
+ Tia sáng Mặt Trời mang lại ánh sáng cho Trái Đất.
+ Do Trái Đất có dạng hình cầu nên bao giờ cũng chỉ có một nửa Trái Đất được chiếu sáng, còn nửa kia bị bóng tối bao phủ. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm.
+ Do Trái Đất quay quanh trục nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm luân phiên nhau.
- Thời gian: Một vòng quay quanh trục của Trái Đất (một ngày đêm) hết 23 giờ 56 phút 4 giây, làm tròn là 24 giờ.
Xem thêm các bài giải bài tập Địa lí lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác: