Tại sao trên Trái Đất lại có hiện tượng ngày và đêm? Tại sao ngày và đêm lại luân phiên

Tải xuống 1 3.8 K 1

Với giải Luyện tập và Vận dụng 1 trang 126 Địa lí lớp 6 Cánh diều chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Địa lí lớp 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 126 Địa Lí lớp 6: Tại sao trên Trái Đất lại có hiện tượng ngày và đêm? Tại sao ngày và đêm lại luân phiên nhau liên tục ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?

Lời giải:

- Trên Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm do: Trái Đất có dạng hình cầu nên chỉ được  Mặt Trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm. 

- Ngày và đêm luân phiên nhau do Trái Đất có sự tự quay quanh trục nên khắp mọi nơi trên bề mặt Trái Đất lần lượt được chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối.

Bài tập vận dụng:

Câu 1: Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động 

A. Xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

B. Tự quay quanh trục của Trái Đất.

C. Xung quanh các hành tinh của Trái Đất.

D. Tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/122, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do

A. Ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào.

B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.

C. Các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên.

D. Trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo.

Lời giải

Đáp án B.

Mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau do: Trái Đất hình khối cầu Mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa. Do đó, nửa được chiếu sáng sẽ là ban ngày, nửa bị che khuất nằm trong bóng tối là ban đêm. Nhờ sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông mà khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.

Câu 3: Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriôlit, gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành hướng nào sau đây?

A. Đông Bắc.

B. Đông Nam.

C. Tây Bắc.

D. Tây Nam.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/125, lịch sử và địa lí 6.

Xem thêm các bài giải bài tập Địa lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 123 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Dùng quả Địa Cầu để mô tả chuyển động quay quanh trục của Trái Đất và chứng minh rằng...

Câu hỏi 1 trang 124 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Trái Đất quay một vòng là 3600 trong thời gian 24 giờ. Hãy tính xem một khu vực giờ rộng...

Câu hỏi 2 trang 124 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Quan sát hình 6.2, hãy cho biết khu vực giờ số 0 có điểm gì đặc biệt...

Câu hỏi 1 trang 125 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Quan sát hình 6.3, hãy cho biết khi Hà Nội là 7 giờ thì ở các thành phố Luân - đôn, Bắc Kinh...

Câu hỏi 2 trang 125 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Quan sát hình 6.4, hãy giải thích tại sao mỗi đồng hồ ở khách sạn lại chỉ một giờ khác nhau...

Câu hỏi trang 126 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Quan sát hình 6.5, hãy cho biết: Ở bán cầu Bắc, các vật thể chuyển động lệch theo hướng nào...

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 126 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Quan sát hình 6.2 và xác định: Việt Nam nằm ở khu vực giờ số mấy? Kinh tuyến...

Luyện tập và Vận dụng 3 trang 126 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Bài tập tình huống: Người mẹ tham gia đoàn công tác tới Pa-ri, thủ đô nước...

 

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống