Giải SGK Địa lí 6 Bài 29 (Kết nối tri thức): Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững

Tải xuống 9 2.6 K 2

Với giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 29: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững chi tiết bám sát nội dung sgk Địa lí 6  Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 6 Bài 29: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 187 Địa Lí lớp 6: Hãy nêu một số tác động của con người tới thiên nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.

Lời giải:

- Khai thác tài nguyên khoáng sản quá mức, nhiều loại khoáng sản giảm nhanh về trữ lượng. Ví dụ: Trữ lượng dầu mỏ hiện nay của thế giới chỉ còn đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông thường trong vòng 40 năm nữa (Theo báo cáo của Tập đoàn dầu khí quốc gia Anh BP).

- Nạn tàn phá rừng, nạn lâm tạc khiến độ che phủ rừng ngày càng giảm. Nhiều loại rừng, cánh rừng đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn.

- Ô nhiễm nước biển do chất thải, rác thải, tràn dầu,... khiến các loài sinh vật biển nhiễm độc, thậm chí là suy giảm về số lượng.

Câu hỏi 2 trang 188 Địa Lí lớp 6: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên

1. Em hãy cho biết ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên.

2. Để bảo vệ môi trường, mỗi người chúng ta cần phải làm gì?

3. Dựa vào sơ đồ trên và hình 1, em hãy lấy ví dụ về các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên.

Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên

Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên

Lời giải:

1. Ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên

- Giữ gìn và bảo vệ sự đa dạng sinh học,

- Ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên.

- Bảo vệ được không gian sống của con người.

- Đảm bảo cho sự tồn tại của con người và phát triển kinh tế, xã hội.

2. Để bảo vệ môi trường, mỗi người chúng ta cần phải làm

- Khoáng sản: sử dụng tiết kiệm, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế.

- Đất trồng, rừng: vừa sử dụng tiết kiệm, vừa khôi phục và tái tạo.

- Các dạng năng lượng khác (mặt trời, nước, thủy triều,...): tránh làm ô nhiễm, giảm chất lượng.

3. Ví dụ về các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên

- Xây dựng và phổ cập các mô hình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Phát triển mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở các vùng.

- Xây dựng và áp dụng thành công mô hình “Làng sinh thái” tại các vùng sinh thái kém bền vững.

- Tổ chức triển khai thực hiện một số chương trình quản l‎‎ý kết hợp với bảo tồn môi trường,…

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 188 Địa Lí lớp 6: Em hãy nêu một số việc có thể làm hằng ngày để bảo vệ môi trường.

Lời giải:

Một số việc có thể làm hằng ngày để bảo vệ môi trường là

- Hạn chế sử dụng túi nilon, tăng cường sử dụng túi giấy hoặc vải.

- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng, ủng hộ ngày môi trường, giờ Trái Đất.

- Sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn nước, các đồ điện và tắt điện khi không sử dụng.

- Tăng cường thực đơn có nhiều rau xanh, không ăn thịt động vật hoang dã.

- Đi bộ, xe đạp hoặc các phương tiện công cộng khi đi làm hoặc đi học,…

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 188 Địa Lí lớp 6: Thu thập thông tin về việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững ở địa phương em.

Lời giải:

- Học sinh tìm hiểu về các tài nguyên thiên nhiên được khai thác ở địa phương. Ví dụ như: cát, đá vôi, đất hiếm, thủy tinh, sắt, vàng, thiếc, dầu khí,...

- Học sinh có thể thu thập thông tin theo một số tiêu chí: thời gian khai thác, quá trình khai thác, địa điểm khai thác, năng suất hoặc sản lượng, giá trị kinh tế, định hướng phát triển,…

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 29: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững

1. Thế nào là phât triển bền vững?

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 29: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững | Kết nối tri thức

2. Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên

- Đặc điểm: Sử dụng tài nguyên hợp lí, tiết kiệm nhằm hạn chế sự suy giảm tài nguyên cả về số lượng và chất lượng.

- Ý nghĩa

+ Giữ gìn sự đa dạng sinh học, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên.

+ Bảo vệ được không gian sống của con người.

+ Đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi để phát triển kinh tế và xã hội.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 29: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững | Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 29: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững

Câu 1. Mục tiêu của phát triển bền vững là đảm bảo cho con người có

A. sức khỏe, tuổi thọ con người ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh.

B. đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh.

C. môi trường sống an toàn bền vững, lành mạnh và tuổi thọ ngày càng cao.

D. đời sống vật chất, tinh thần ngày càng đầy đủ tiện nghi, an toàn bền lâu.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/187, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Bảo vệ tự nhiên không có ý nghĩa trong việc

A. hạn chế suy thoái môi trường.

B. giữ gìn sự đa dạng sinh học.

C. mở rộng diện tích đất, nước.

D. ngăn chặn ô nhiễm tự nhiên.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/187, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của

A. sản xuất hiện tại mà không làm tổn hại đến sự phát triển kinh tế tương lai.

B. thế hệ tương lai mà không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ hiện tại.

C. sản xuất hiện tại mà không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên tương lai.

D. thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Trả lời:

Đáp án D.

SGK/187, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên vô tận?

A. Năng lượng Mặt Trời, không khí.

B. Thổ nhưỡng, không khí, địa hình.

C. Không khí, khoáng sản và nước.

D. Năng lượng Mặt Trời, khoáng sản.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/187, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Nguyên nhân cơ bản nhiệt độ Trái Đất hiện nay ngày càng tăng lên là do

A. hiệu ứng nhà kính.

B. sự suy giảm sinh vật.

C. mưa acid, băng tan.

D. ô nhiễm môi trường.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/187, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6. Mục tiêu của phát triển bền vững không có khía cạnh nào sau đây?

A. Xã hội.

B. Đô thị hóa.

C. Kinh tế.

D. Môi trường.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/187, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Hội nghị nào sau đây thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường?

A. Hội nghị Cộng đồng châu Âu.

B. Hội nghị Thượng đỉnh G20.

C. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất.

D. Hội nghị các nước ASEAN.

Trả lời:

Đáp án C.

Hội nghị thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường là hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất. Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất đầu tiên được tổ chức vào năm 1992 ở Rio de Janeiro.

Câu 8. Môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nên chúng ta cần phải

A. bảo vệ môi trường sống.

B. sử dụng tiết kiệm tài nguyên.

C. tạo ra các môi trường mới.

D. hạn chế khai thác tài nguyên.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/187, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9. Cơ sở của phát triển bền vững không phải là

A. bảo tồn tính đa dạng sinh học và quản lí tốt phương thức sản xuất.

B. bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, phục hồi môi trường đã suy thoái.

C. sử dụng tối đa, khai thác nhiều tài nguyên không thể tái tạo được.

D. giảm đến mức thấp nhất của sự cạn kiệt tài nguyên và môi trường.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/187, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở nước ta không phải là

A. hạn chế phát triển công nghiệp để giảm phát khí thải.

B. phát triển đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng.

C. đảm bảo công bằng cho nhu cầu hiện tại và tương lai.

D. con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/187, lịch sử và địa lí 6.

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống