Giải SGK Địa lí 6 Bài 27 (Kết nối tri thức): Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới

Tải xuống 15 3.1 K 3

Với giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới chi tiết bám sát nội dung sgk Địa lí 6  Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 6 Bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 180 Địa Lí lớp 6: Đọc thông tin trong mục 1 và quan sát hình 1, em hãy cho biết:

- Số dân thế giới năm 2018.

- Số dân thế giới thay đổi như thế nào qua các năm.

Đọc thông tin trong mục 1 và quan sát hình 1, em hãy cho biết: Số dân thế giới năm 2018

Lời giải:

- Năm 2018, số dân thế giới là 7,6 tỉ người.

- Sự thay đổi dân số thế giới qua thời gian

+ Dân số thế giới có xu hướng tăng liên tục theo thời gian (Giai đoạn 1804 đến 2018, dân số tăng thêm 6,6 tỉ người).

+ Những giai đoạn đầu dân số tăng chậm nhưng những thập kỉ trở lại đây dân số tăng nhanh.

Ví dụ: Giai đoạn 1804 – 1927, mất đến 123 năm mới tăng thêm 1 tỉ người nhưng giai đoạn 1999 – 2011 chỉ mất 12 năm đã tăng thêm 1 tỉ người,…

Câu hỏi 2 trang 181 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 2 em hãy:

- Xác định các khu vực trên thế giới có mật độ dân số trên 250 người /kmvà các khu vực có mật độ dân số dưới 5 người/km2.

- Nêu một số ví dụ cụ thể để thấy hoàn cảnh tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư trên thế giới.

Xác định các khu vực trên thế giới có mật độ dân số trên 250 người /km2 và các khu vực

Lời giải:

* Phân bố dân cư

- Khu vực trên thế giới có mật độ dân số trên 250 người /km2: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu, Đông Nam Hoa Kì,…

- Khu vực có mật độ dân số dưới 5 người/km2: Bắc Mĩ, Bắc Á, Bắc Phi, châu Đại Dương,…

* Ảnh hưởng của tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội tới sự phân bố dân cư trên thế giới: 

- Những nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi thường có dân cư tập trung đông đúc. Ví dụ: Khu vực Đông Nam Á có khí hậu nóng ẩm, đất phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc,… thuận lợi phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước, nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch,... 

- Các vùng khí hậu băng giá, hoang mạc khô hạn, giao thông khó khăn, kinh té kém phát triển,... là những nơi dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp. Ví dụ: Bán đảo A-la-xca, Bắc Á là nơi thưa dân vì vùng này có khí hậu giá lạnh, băng giá quanh năm. Hay Bắc Phi có hoang mạc Sahara rộng lớn, thời tiết nắng nóng, khắc nghiệt nên dân cư phân bố thưa thớt hoặc không có dân sinh sống,…

- Các vùng có kinh tế phát triển rất đông dân. Ví dụ: Khu vực Đông Á có nền kinh tế phát triển (các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc kinh tế rất phát triển) nên dân cư tập trung đông,…

Câu hỏi 3 trang 183 Địa Lí lớp 6: Dựa vào bản đồ hình 4 và bảng số liệu trang 196, em hãy:

1. Kể tên năm thành phố đông dân nhất trên thế giới năm 2018.

2. Cho biết châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất.

Dựa vào bản đồ hình 4 và bảng số liệu trang 196, em hãy: Kể tên năm thành phố

Dựa vào bản đồ hình 4 và bảng số liệu trang 196, em hãy: Kể tên năm thành phố

Lời giải:

1. Năm thành phố đông dân nhất trên thế giới năm 2018

- Tô-ky-ô (Nhật Bản): 37,5 triệu người.

- Niu Đê-li (Ấn Độ): 28,5 triệu người.

- Thượng Hải (Trung Quốc): 25,6 triệu người.

- Xao Pao-lô (Bra-xin): 21,7 triệu người.

- Mê-hi-cô Xi-ti (Mê-hi-cô): 21,6 triệu người.

2. Châu Á là châu lục có nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới (3 đô thị đông dân nhất đều thuộc châu Á).

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 183 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 1, hãy tính thời gian để dân số thế giới tăng thêm một tỉ người ( từ 1 tỉ lên 2 tỉ, từ 2 tỉ lên 3 tỉ,...).

Dựa vào hình 1, hãy tính thời gian để dân số thế giới tăng thêm một tỉ người

Lời giải:

THỜI GIAN DÂN SỐ TĂNG THÊM MỘT TỈ NGƯỜI

Giai đoạn

Thời gian

Dân số

1804 – 1927

123

Từ 1 tỉ dân lên 2 tỉ dân

1927 – 1960

33

Từ 2 tỉ dân lên 3 tỉ dân

1960 – 1974

14

Từ 3 tỉ dân lên 4 tỉ dân

1974 – 1987

13

Từ 4 tỉ dân lên 5 tỉ dân

1987 – 1999

12

Từ 5 tỉ dân lên 6 tỉ dân

1999 – 2011

12

Từ 6 tỉ dân lên 7 tỉ dân

2011 – 2018

7

Từ 7 tỉ dân lên 7,6 tỉ dân

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 183 Địa Lí lớp 6: Cho biết sự gia tăng dân số thế giới quá nhanh sẽ dẫn tới những hậu quả gì về đời sống, sản xuất và môi trường.

Lời giải:

Hậu quả của sự gia tăng dân số thế giới quá nhanh là

- Kinh tế

+ Kìm hãm tốc độ tăng trưởng.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm.

+ Chậm phát triển sản xuất,…

- Đời sống, xã hội

+ Khó khăn trong nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm cao.

+ Xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội, gánh nặng về y tế, giáo dục,…

- Môi trường

+ Nguồn tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt.

+ Môi trường suy thoái, ô nhiễm,...

Luyện tập và Vận dụng 3 trang 183 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 3 và tìm hiểu thông tin về thành phố Tô-ky-ô và chia sẻ với các bạn.

Dựa vào hình 3 và tìm hiểu thông tin về thành phố Tô-ky-ô và chia sẻ với các bạn

Lời giải:

Học sinh có thể tìm kiếm thông tin qua sách, báo, internet,…

Dựa vào hình 3 và tìm hiểu thông tin về thành phố Tô-ky-ô và chia sẻ với các bạn

Một đoạn thông tin ngắn về thành phố Tô-ky-ô (Nhật Bản)

Tô-ky-ô là thủ đô và một trong 47 tỉnh của Nhật Bản, thủ đô Tô-ky-ô nằm ở phía đông của đảo chính Hôn-su, trong tiếng Nhật, Tô-ky-ô có nghĩa là kinh đô ở phía đông. Với hơn 37 triệu dân sinh sống năm 2018, Tô-ky-ô là thành phố đông dân cư nhất thế giới. Tô-ky-ô giáp danh với các tỉnh: Chiba tiếp giáp phía Đông, Yamanashi phía Tây, Kanagawa phía Nam và Saitama phía Bắc.

Những địa điểm tham quan nổi tiếng Tô-ky-ô: Tháp Tô-ky-ô (Được mệnh danh là tháp Eiffel của châu Á - Tháp Tô-ky-ô ở Nhật Bản là một trong những ngọn tháp có kết cấu thép tự đỡ cao nhất thế giới), Ginza (được xem là khu vực sầm uất của Tô-ky-ô với nhiều cửa hàng thời trang và nhà hàng, quán ăn nổi tiếng), Đền Meiji (Đền Minh Trị Thiên Hoàng), chợ cá Tsukiji, cung điện Himeji (một trong những công trình kiến trúc tinh xảo nhất Nhật Bản),...

Với sự trộn lẫn giữa cảnh quan thiên nhiên từ nhẹ nhàng đến kỳ vĩ, giữa những yếu tố truyền thống mang đậm tính cách của người Nhật và sự hiện đại chi phối nơi các công trình kiến trúc,… đã tạo nên sự hài hòa rất đặc biệt bao quanh Tô-ky-ô như một nét vẽ viên đầy ấn tượng, về một trong những thành phố hàng đầu của châu Á lẫn thế giới.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới

1. Dân số trên thế giới

- Năm 2018, thế giới có 7,6 tỉ dân, sống trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

- Số dân của các quốc gia rất khác nhau và luôn biến động.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới | Kết nối tri thức

2. Phân bố dân cư thế giới

- Phân bố dân cư và mật độ dân số thế giới thay đổi theo thời gian và không đều trong không gian.

- Nơi đông dân: nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi.

- Nơi thưa dân: các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạ).

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới | Kết nối tri thức

3. Một số thành phố đông dân nhất trên thế giới

- Các thành phố đông dân nhất trên thế giới năm 2018

+ Tô-ky-ô (Nhật Bản): 37,5 triệu người.

+ Niu Đê-li (Ấn Độ): 28,5 triệu người.

+ Thượng Hải (Trung Quốc): 25,6 triệu người.

+ Xao Pao-lô (Bra-xin): 21,7 triệu người.

+ Mê-hi-cô Xi-ti (Mê-hi-cô): 21,6 triệu người.

- Châu Á là châu lục có nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới (3 đô thị đông dân nhất đều thuộc châu Á).

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới | Kết nối tri thức

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới | Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới

Câu 1. Ở châu Phi, dân cư tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

A. Đông Phi.

B. Tây Phi.

C. Bắc Phi.

D. Nam Phi.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/181, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Ở châu Á, dân cư tập trung đông ở khu vực nào?

A. Tây Á.

B. Trung Á.

C. Bắc Á.

D. Đông Á.

Trả lời:

Đáp án D.

SGK/181, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Siêu đô thị Bắc Kinh thuộc quốc gia nào dưới đây?

A. Nhật Bản.

B. Trung Quốc.

C. Hàn Quốc.

D. Triều Tiên.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/183, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Khu vực nào sau đây có dân cư thưa thớt? 

A. Nam Á.

B. Tây Âu.

C. Bắc Á.

D. Bra-xin.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/181, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Hai khu vực nào sau đây ở châu Á có mật độ dân số cao nhất?

A. Bắc Á, Nam Á.

B. Đông Nam Á, Tây Á.

C. Nam Á, Đông Á.

D. Đông Á, Tây Nam Á.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/181, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6. Năm 2018 dân số thế giới khoảng

A. 6,7 tỉ người. 

B. 7,2 tỉ người.

C. 7,6 tỉ người.

D. 6,9 tỉ người.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/180, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Châu lục nào sau đây tập trung đông dân nhất thế giới?

A. Châu Á.

B. Châu Mĩ.

C. Châu Âu.

D. Châu Phi.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/181, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8. Siêu đô thị nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Cai-rô.

B. Niu Đê-li.

C. Tô-ky-ô.

D. Mum-bai.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/183, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9. Dân cư thường tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

A. Miền núi, mỏ khoáng sản.

B. Vùng đồng bằng, ven biển.

C. Các thung lũng, hẻm vực.

D. Các ốc đảo và cao nguyên.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/181, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?

A. Các trục giao thông.

B. Đồng bằng, trung du.

C. Ven biển, ven sông.

D. Hoang mạc, hải đảo.

Trả lời:

Đáp án D.

Những nơi có điều kiện sống thuận lợi như gần các trục giao thông lớn, ven biển, các con sông lớn, vùng đồng bằng,… dân cư tập trung đông. Những khu vực vùng núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc,… khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.

Câu 11. Châu lục nào sau đây tập trung nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới?

A. Châu Âu.

B. Châu Á.

C. Châu Mĩ.

D. Châu Phi.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/183, lịch sử và địa lí 6.

Câu 12. Chức năng hoạt động kinh tế ở đô thị chủ yếu là

A. công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

B. dịch vụ, xây dựng, thủ công nghiệp.

C. dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.

D. nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Trả lời:

Đáp án C.

Chức năng hoạt động kinh tế chủ yếu ở các đô thị là dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.

Tài liệu có 15 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống