Với giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 22: Lớp đất trên Trái Đất chi tiết bám sát nội dung sgk Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa lí 6 Bài 22: Lớp đất trên Trái Đất
Câu hỏi giữa bài
Câu hỏi 1 trang 168 Địa Lí lớp 6: Các tầng đất 1
1. Quan sát hình 1, em hãy kể tên các tầng đất.
2. Trong các tầng đất, tầng nào trực tiếp tác động đến sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Lời giải:
1. Các tầng đất
- Tầng chưa mùn.
- Tầng tích tụ.
- Tầng đá mẹ.
2. Trong các tầng đất, tầng chứa mùn trực tiếp tác động đến sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Câu hỏi 2 trang 168 Địa Lí lớp 6: Thành phần của đất
1. Quan sát hình 2, cho biết đất bao gồm những thành phần nào. Thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất tốt?
2. Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng.
Lời giải:
1. Các thành phần của đất
- Các thành phần: hạ khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước.
- Hạt khoáng chiếm tỉ lệ lớn nhất, chiếm tới 45%.
2. Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất (chỉ chiếm 5%) nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng vì, chất hữu cơ là:
- Nguồn thức ăn dồi dào, dinh dưỡng cho cây trồng.
- Cung cấp những chất cần thiết cho các thực vật tồn tại trên mặt đất.
Lời giải:
- Các nhân tố hình thành đất: Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người.
- Trong các nhân tố hình thành đất, đá mẹ là nhân tố quan trọng nhất, vì:
+ Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch).
+ Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất.
+ Đá mẹ quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.
+ Đá mẹ ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.
Lời giải:
Nơi phân bố chủ yếu của ba nhóm đất:
- Đất đen thảo nguyên ôn đới: châu Mĩ, châu Á, châu Âu.
- Đất pốt dôn: Bắc Mĩ, châu Âu.
- Đất đỏ vàng nhiệt đới: Nam Mĩ, châu Phi và Khu vực Đông Nam Á.
Luyện tập & Vận dụng
Lời giải:
Nhóm đất phổ biến ở nước ta là đất đỏ vàng nhiệt đới.
Lời giải:
Để bảo vệ đất, chúng ta phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc vì:
- Rừng bảo vệ và cải tạo đất nhờ có tán lá xoè rộng bảo vệ mặt đất bởi ánh nắng trực tiếp và mưa lớn, gây sạt lở, rửa trôi, xói mòn, rửa trôi,…
- Rừng nuôi đất, cung cấp các thảm mục cung cấp chất cần thiết cho đất,...
Lời giải:
Con người có tác động đến sự biến đổi đất cả tích cực và tiêu cực
* Tích cực
- Sử dụng đi đôi với cải tạo đất.
- Bổ sung các loại phân bón hữu cơ.
- Trồng rừng chống xói mòn, rửa trôi,…
* Tiêu cực:
- Phá rừng, đốt nương làm rẫy làm cho đất bị rửa trôi, thoái hoá, đất ngày một nghèo dinh dưỡng, giảm độ phì của đất, đất khô,…
- Bón quá nhiều phân hoá học (đạm, lân, ka ly, các loại phân khoáng tổng hợp....) là tác nhân chủ yếu giết chết các vi sinh vật có ích trong đất canh tác.
- Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật (các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh, thuốc trừ cỏ dại...) đã huỷ diệt hệ vi sinh vật đất,…
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 22: Lớp đất trên Trái Đất
1. Các tầng đất
- Khái niệm: Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.
- Gồm 3 tầng: Tầng đá mẹ, tầng tích tụ và tầng chứa mùn.
- Tầng tích tụ có tác động mạnh mẽ đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
2. Thành phần của đất
- Đất bao gồm nhiều thành phần: khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước.
- Tỉ lệ các thành phần trong đất thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện hình thành đất ở từng nơi.
3. Các nhân tố hình thành đất
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất: Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian.
- Đá mẹ là nhân tố quan trọng nhất, là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất.
- Khí hậu tạo điều kiện cho qua trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ.
- Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất.
- Địa hình ảnh hưởng đến độ dày, độ phì của đất.
- Các nhân tố khác: Thời gian, con người.
4. Một số nhóm đất điển hình trên Trái Đất
- Phân thành các nhóm đất khác nhau dựa vào: Quá trình hình thành và tính chất đất.
- Một số nhóm đất điển hình: Đất đen thảo nguyên ôn đới, đất pốt dôn và đất đỏ vàng nhiệt đới.
Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 22: Lớp đất trên Trái Đất
A. khí hậu.
B. địa hình.
C. đá mẹ.
D. sinh vật.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/169, lịch sử và địa lí 6.
Câu 2. Các thành phần chính của lớp đất là
A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.
B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.
C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật.
D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/168, lịch sử và địa lí 6.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?
A. Thành phần quan trọng nhất của đất.
B. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất.
C. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ.
D. Thường ở tầng trên cùng của đất.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/169, lịch sử và địa lí 6.
Câu 4. Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là
A. sinh vật.
B. đá mẹ.
C. địa hình.
D. khí hậu.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/169, lịch sử và địa lí 6.
Câu 5. Tầng nào sau đây của đất chứa các sản phẩm phong hóa bị biến đổi để hình thành đất?
A. Tích tụ.
B. Thảm mùn.
C. Đá mẹ.
D. Hữu cơ.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/169, lịch sử và địa lí 6.
Câu 6. Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào sau đây?
A. Đất pốtdôn hoặc đất đài nguyên.
B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đen.
C. Đất đỏ hoặc đất nâu đỏ xavan.
D. Đất feralit hoặc đất đen nhiệt đới.
Trả lời:
Đáp án D.
SGK/170, lịch sử và địa lí 6.
Câu 7. Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.
B. Thành phần quan trọng nhất của đất.
C. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.
D. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.
Trả lời:
Đáp án B.
SGK/168, lịch sử và địa lí 6.
Câu 8. Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về
A. màu sắc, chất khoáng, độ phì và bề dày.
B. màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.
C. màu sắc, chất khoáng, độ xốp và bề dày.
D. màu sắc, chất hữu cơ, độ xốp và độ phì.
Trả lời:
Đáp án B.
SGK/169, lịch sử và địa lí 6.
Câu 9. Hai yếu tố của khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất là
A. bức xạ và lượng mưa.
B. độ ẩm và lượng mưa.
C. nhiệt độ và lượng mưa.
D. nhiệt độ và ánh sáng.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/169, lịch sử và địa lí 6.
Câu 10. Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước phát triển và phân bố trên loại đất nào sau đây?
A. Đất phù sa ngọt.
B. Đất feralit đồi núi.
C. Đất chua phèn.
D. Đất ngập mặn.
Trả lời:
Đáp án D.
Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất ngập mặn. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 11. Khí hậu ôn đới lục địa có nhóm đất chính nào sau đây?
A. Đất pốtdôn.
B. Đất đen.
C. Đất đỏ vàng.
D. Đất nâu đỏ.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/170, lịch sử và địa lí 6.
Câu 12. Loại đất nào sau đây thường được dùng để trồng cây lúa nước?
A. Đất phù sa.
B. Đất đỏ badan.
C. Đất feralit.
D. Đất đen, xám.
Trả lời:
Đáp án A.