Tài liệu tóm tắt Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ môn Ngữ văn lớp 6 bộ Cánh diều ngắn gọn, chi tiết gồm 10 bài tóm tắt tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 6.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ
Tóm tắt bài Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Mẫu 1
Nội dung chính của văn bản nhằm nói đến tính cách nhạy cảm và dễ xúc động của nhà văn Nguyên Hồng. Nguyên nhân dẫn đến tính cách nhạy cảm, dễ khóc đó của ông là do con người ấy sống thiếu tình thương từ nhỏ, cha mất sớm mẹ đi bước nữa. Cảnh ngộ ấy đã ném ông vào cuộc sống bất hạnh ngay từ nhỏ đã phải lặn lộn với đời kiếm sống bằng những nghề tầm thường, hạ đẳng trong xã hội, giao du với những hạng người bần cùng nhất. Từ đó cũng tạo nên cái chất dân nghèo, chất lao động trong các sáng tác của ông. Chính bởi vậy người ta gọi ông là Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ.
Tóm tắt bài Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Mẫu 2
Qua “Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ”, Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thường và đồng cảm với phụ nữ, trẻ em, người lao động và người dân nghèo. Sự đồng cảm và tình yêu đặc biệt ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông.
Tóm tắt bài Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Mẫu 3
Bài viết lí giải tại sao Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Thứ nhất là vì Nguyên Hồng rất dễ xúc động. Thứ hai là ông luôn khao khát tình yêu thương và dễ thông cảm với người bất hạnh. Thứ ba là từ bé ông đã lăn lội cùng với những người cùng khổ nhất trong xã hội. Năm 16 tuổi rời xa quê hương, ông nhập hẳn và cuộc sống của những người dưới đáy xã hội. Thậm chí chất dân nghèo, chất lao động thấm vào trong cung cách sinh hoạt vô cùng giản dị của ông.
Tóm tắt bài Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Mẫu 4
Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ ông rất dễ xúc động và cũng dễ khóc. Một trong nhiều lí do bồi đắp nên tính nhạy cảm ấy là vì Nguyên Hồng thiếu tình thương từ nhỏ, luôn khao khát tình thương, dễ thông cảm với những người bất hạnh. Cảnh ngộ ấy đã ném Nguyên Hồng vào môi trường những người cùng khổ nhất trong xã hội cũ. Chất dân nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Ông thật sự là nhà văn của nhân dân lao động.
Tóm tắt bài Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Mẫu 5
Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ ông rất dễ xúc động và cũng dễ khóc. Một trong nhiều lý do bồi đắp nên tính nhạy cảm ấy là vì Nguyên Hồng thiếu tình thương từ nhỏ, luôn khao khát tình thương, dễ thông cảm với những người bất hạnh. Cảnh ngộ ấy đã ném Nguyên Hồng vào môi trường những người cùng khổ nhất trong xã hội cũ. Ngay từ buổi còn cắp sách tới trường, ông đã phải lăn lội với kiếm sống bằng những “nghề nhỏ mọn”. Chất dân nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Ông thật sự là nhà văn của nhân dân lao động.
Tóm tắt bài Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Mẫu 6
Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Đầu tiên, Nguyên Hồng rất dễ xúc động. Tiếp đến, ông luôn khao khát tình yêu thương và dễ thông cảm với người bất hạnh. Cuối cùng, ngay từ bé ông đã lăn lội cùng với những người cùng khổ nhất trong xã hội. Chất dân nghèo, chất lao động thấm vào trong cung cách sinh hoạt vô cùng giản dị của ông.
Tóm tắt bài Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Mẫu 7
Nguyên Hồng rất dễ xúc động và cũng dễ khóc. Một trong nhiều lí do bồi đắp nên tính nhạy cảm ấy là vì Nguyên Hồng thiếu tình thương từ nhỏ, luôn khao khát tình thương, dễ thông cảm với những người bất hạnh. Ngay từ buổi còn cắp sách tới trường, ông đã phải lăn lội với kiếm sống bằng những “nghề nhỏ mọn”, chung đụng với mọi hạng người. Chất dân nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Như vậy, ông thực sự là nhà văn của nhân dân lao động.
Tóm tắt bài Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Mẫu 8
Tóm tắt nét chính của văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ:
- Mở đầu văn bản, tác giả giới thiệu Nguyên Hồng là người rất dễ xúc động, rất dễ khóc, mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình.
- Một trong nhiều lí do đã bồi đắp nên tính nhạy cảm của Nguyên Hồng: Thiếu tình thương từ nhỏ nên luôn luôn khao khát tình thương và dễ thông cảm với những người bất hạnh.
- Cảnh ngộ ấy đã ném Nguyên Hồng vào môi trường những người cùng khổ nhất trong xã hội cũ.
- Chất dân nghèo, chất lao động thể hiện rất rõ trong cung cách sinh hoạt vô cùng giản dị của ông: từ thói quen ăn mặc, đi đứng, nói năng, thái độ giao tiếp, ứng xử với mọi người đến cả những thích thú riêng trong ăn uống,...
- Chất dân nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng
Tóm tắt bài Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Mẫu 9
Với văn nghị luận sắc bén, chặt chẽ. Sử dụng một số biện pháp tu từ: liệt kê, so sánh, điệp. Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thường và đồng cảm với phụ nữ, trẻ em, người lao động và người dân nghèo.
Bố cục Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ
- Phần 1: (từ đầu… đến nhạy cảm của mình): Nguyên Hồng là nhà văn dễ xúc động
- Phần 2 (tiếp … đến tôi đâu): Hoàn cảnh gia đình là một nguyên nhân tạo nên con người nhạy cảm của Nguyên Hồng
- Phần 3 Còn lại: Môi trường sống đã tạo nên “chất dân nghèo” ở tác phẩm của ông
Giá trị nội dung Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ
Qua Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ, Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thương và đồng cảm với phụ nữ, trẻ em, người lao động và người dân nghèo. Sự đồng cảm và tình yêu đặc biệt ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông.
Giá trị nghệ thuật Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ
- Văn nghị luận sắc bén, chặt chẽ.
- Sử dụng một số biện pháp tu từ: liệt kê, so sánh, điệp ngữ.