TOP 4 mẫu Tóm tắt Nhà thơ Lò Ngân Sủn 2024 hay, ngắn gọn

Tài liệu tóm tắt Nhà thơ Lò Ngân Sủn môn Ngữ văn lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, chi tiết gồm 3 trang trong đó có 4 bài tóm tắt tác phẩm Nhà thơ Lò Ngân Sủn hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 Tóm tắt Nhà thơ Lò Ngân Sủn hay, ngắn gọn  (ảnh 1)

Tóm tắt Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi 

Tóm tắt bài Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi - Mẫu 1

“Nhà thơ Lò Ngân Sủn - người con của núi” là văn bản nghị luận về hồn thơ núi rừng của Lò Ngân Sủn. Hồn thơ ấy xuất phát từ chính nơi sinh thành cũng như tình yêu của tác giả với vùng đất quê hương mình. Nhà thơ sinh ra và lớn lên ở Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và từ nhỏ đã đắm mình trong hơi thở của núi rừng. Khi lớn lên, thế giới của nhà thơ rộng mở hơn nhưng vùng đất Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, miền biên cương phía Bắc của Tổ quốc vẫn là mảnh đất mẹ, nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn nhà thơ,…. 

Tóm tắt bài Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi - Mẫu 2

Là một văn bản nghị luận với luận điểm rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Nhà thơ Lò Ngân Sủn - người con của núi là văn bản nghị luận về hồn thơ núi rừng của Lò Ngân Sủn. Hồn thơ ấy xuất phát từ chính nơi sinh thành cũng như tình yêu của tác giả với vùng đất quê hương mình. 

Tóm tắt bài Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi - Mẫu 3

Lí do khiến thơ của Lò Ngân Sủn đều mang âm vọng của núi là bởi xuất thân từ bé sinh ra và lớn lên ở Bản Qua, Bát Xát, Lào Cai. Nơi mặt đất và bầu trời đã mở rộng, muôn dặm non sông đã ùa vào tâm hồn mộc mạc ấy. Những sườn non, dốc núi, những miền thác đổ réo sôi, vắt vẻo như dây leo của quê hương vẫn là con đường quyến rũ nhất. Nếu không có tình yêu tha thiết với núi rừng, với quê hương,… chắc hẳn không thể có nhà thơ Lò Ngân Sủn.

Tóm tắt Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi hay, ngắn nhất (5 mẫu) | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6

Tóm tắt bài Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi - Mẫu 4

Núi trong thơ của Lò Ngân Sủn đầy thơ mộng và mãnh liệt, hiện lên như một phần hồn thơ của ông. Những bài thơ tiêu biểu của ông như Chiều biên giới, Trời và đất, Ngôi nhà rông, … đều mang âm vọng của núi. Từ nhỏ, Lò Ngân Sủn đã như một “người con của núi”. Ông sinh ra và lớn lên ở Bản Qua, thuộc tỉnh Lào Cai. Khi lớn lên, muôn dặm núi non sông từ khắp nơi đất nước đã ùa vào hồn thơ ông. Vì có tình yêu thiết tha với núi rừng, quê hương nên những câu thơ của Lò Ngân Sủn luôn đi vào trong trái tim của độc giả.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

Tác giả: Minh Khoa 

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Văn bản nghị luận văn học 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

Theo báo điện tử Giáo dục Việt Nam, 12/2020.

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận 

4. Tóm tắt: 

Lí do khiến thơ của Lò Ngân Sủn đều mang âm vọng của núi là bởi xuất thân từ bé sinh ra và lớn lên ở Bản Qua, Bát Xát, Lào Cai. Nơi mặt đất và bầu trời đã mở rộng, muôn dặm non sông đã ùa vào tâm hồn mộc mạc ấy. Những sườn non, dốc núi, những miền thác đổ réo sôi, vắt vẻo như dây leo của quê hương vẫn là con đường quyến rũ nhất. Nếu không có tình yêu tha thiết với núi rừng, với quê hương,… chắc hẳn không thể có nhà thơ Lò Ngân Sủn.

5. Bố cục: 

Gồm 3 phần: 

- Phần 1 (Từ đầu đến …mãnh liệt ấy trong thơ ông?): Giới thiệu vấn đề

- Phần 2 (Tiếp theo đến …thuần khiết của mình): Chứng minh Lò Ngân Sủn là người con của núi

- Phẩn 3 (Còn lại): Sau khi cúng xong.

6. Giá trị nội dung: 

Nhà thơ Lò Ngân Sủn - người con của núi là văn bản nghị luận về hồn thơ núi rừng của Lò Ngân Sủn. Hồn thơ ấy xuất phát từ chính nơi sinh thành cũng như tình yêu của tác giả với vùng đất quê hương mình.

7. Giá trị nghệ thuật: 

Văn bản nghị luận với luận điểm rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.

 

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống