Với giải Luyện tập 1 trang 16 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Lịch sử Bài 3: Nguồn gốc loài người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch Sử lớp 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người
Luyện tập 1 trang 16 Lịch Sử lớp 6: Em hãy tóm tắt quá trình tiến hóa từ vượn người thành người trên Trái Đất.
Lời giải:
- Khoa học, đặc biệt là Khảo cổ học và cổ sinh học, đã tìm được nhiều bằng chứng nói lên sự phát triển lâu dài từ động vật bậc thấp lên động vật bậc cao. Đỉnh cao của quá trình này là sự chuyển biến từ vượn thành người.
- Ở chặng đầu của quá trình tiến hóa, có một loài vượn cổ (vượn người), xuất hiện cách ngày nay khoảng 5-6 triệu năm, đã có thể đứng và đi bằng hai chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả, củ, lá và cả động vật nhỏ. Xương hóa thạch của chúng được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á…
- Trên đà tiến triển, vượn cổ chuyển biến thành Người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây. Di cốt hóa thạch của Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Đông Nam Á… Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, tìm kiếm thức ăn. Cơ thể của họ đã có nhiều biến đổi: tuy trán còn thấp và bợt ra sau, u mày còn nổi cao, nhưng hộp sọ đã lớn hơn so với vượn cổ (thể tích hộp sọ trung bình khoảng 650 cm3 đến 1200 cm3)… Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích của vượn trên cơ thể minh nhưng Người tối cổ đã là Người.
- Cách ngày nay khoảng 150.000 năm trước đây, con người hoàn thành quá trình tự cải biến mình, đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người, trở thành người tinh khôn (người hiện đại). Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như người ngày nay: xương cốt nhỏ hơn người tối cổ; bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt; hộp sọ và thể tích não phát triển; cơ thể họn và linh hoạt… di cốt hóa thạch của người tinh khôn được tìm thấy ở khắp các châu lục.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Những dấu tích nào của Người tối cổ đã được tìm thấy ở Việt Nam?
A. Công cụ kim loại.
B. Răng hóa thạch, công cụ lao động bằng đá.
C. Bộ xương hoá thạch.
D. Những mảnh xương sọ và răng.
Đáp án: B
Lời giải: Ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), các nhà khảo cổ đã tìm thấy răng hoá thạch của người tối cổ. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sở của Người tối cổ ở các di tích: Núi Đọ (Thanh Hóa), An Khê (Gia Lai), Xuân Lộc (Đồng Nai)
Câu 2. Địa điểm nào sau đây không phải là nơi tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam?
A. Thanh Hoá.
B. Gia Lai.
C. Đông Sơn.
D. Đồng Nai.
Đáp án: C
Lời giải: Ở Việt Nam, dấu tgichs của người tối cổ được tìm thấy tại các di tích: hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hóa), An Khê (Gia Lai), Xuân Lộc (Đồng Nai). => Sử dụng phương pháp loại trừ, đáp án C đúng.
Câu 3. Những dấu tích của Người tối cổ được phát hiện trên đất nước Việt Nam có niên đại sớm nhất từ
A. khoảng 600.000 năm trước.
B. khoảng 700.000 năm trước.
C. khoảng 800.000 năm trước.
D. khoảng 900.000 năm trước.
Đáp án: C
Lời giải: Những dấu tích của Người tối cổ được phát hiện trên đất nước ta có niên đại sớm nhất từ khoảng 800.000 năm trước (trang 15/SGK)
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác: