Hãy lập bảng hệ thống các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan

Tải xuống 2 6.5 K 2

Với giải luyện tập và vận dụng 1 trang 77 Lịch Sử lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Lịch Sử 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch Sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 77 Lịch Sử lớp 6: Hãy lập bảng hệ thống các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan và Phùng Hưng theo gợi ý sau: thời gian bùng nổ, nơi đóng đô của chính quyền tự chủ (nếu có), kết quả, ý nghĩa.

Lời giải:

Tên cuộc

Khởi nghĩa

Thời gian

bùng nổ

Nơi 

đóng đô

Kết quả

Ý nghĩa

Khởi nghĩa

Hai Bà Trưng

Năm 40

Mê Linh

- Giành quyền tự chủ trong thời gian ngắn.

- Bị đàn áp vào năm 43

- Là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên của người Việt ở thời kì Bắc thuộc.

- Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân; mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam.

Khởi nghĩa

Bà Triệu

Năm 248

 

- Thất bại.

- Tô đậm thêm truyền thống yêu nước, bất khuất đấu tranh của dân tộc Việt Nam nói chung và của phụ nữ Việt Nam nói riêng.

- Làm rung chuyển chính quyền đô hộ nhà Ngô; góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc.

-  Cuộc khởi nghĩa đã trở thành ngọn cờ tiêu biểu trong các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam trong suốt các thế kỉ III – V.

Khởi nghĩa

Lý Bí

Năm 542

Vùng 

cửa sông

Tô Lịch

(Hà Nội)

- Giành được quyền tự chủ trong thời gian ngắn (542 – 603).

- Bị đàn áp vào năm 603.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

- Để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích…

Khởi nghĩa

Mai Thúc Loan

Năm 713

Nghệ An

- Giành và giữ chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm.

- Bị đàn áp năm 722.

- Là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường của người Việt.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

- Cổ vũ trực tiếp cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của người Việt đầu thế kỉ X.

Khởi nghĩa

Phùng Hưng

Cuối thế kỉ VIII

Tống Bình (Hà Nội)

- Giành và giữ chính quyền độc lập trong khoảng gần 9 năm; sau đó bị đàn áp.

- Tiếp nối truyền thống yêu nước, đấu tranh của người Việt.

- Tiếp tục khẳng định quyết tâm giành lại độc lập, tự chủ.

- Cổ vũ trực tiếp cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của người Việt đầu thế kỉ X.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Năm 713, Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa ở

A. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội).

B. đầm Dạ Trạch (Hưng Yên).

C. núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa).

D. Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay).

Đáp án: D.

Năm 713, Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay) – SGK Lịch Sử 6/ trang 77.

Câu 2. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây:

“Lấy Dạ Trạch làm nơi kháng chiến

Mơ ngày về đánh chiếm Long Biên

Nhiều năm kham khổ liên miên

Hỏi ai ngang dọc khắp miền sậy lau?

A. Mai Thúc Loan.

B. Lý Bí.

C. Triệu Quang Phục.

D. Phùng Hưng.

Đáp án: C.

Câu đố trên có chứa những dữ liệu phản ánh về Triệu Quang Phục (năm 545, quân Lương xâm lược nước Vạn Xuân. Triệu Quang Phục thay Lí Bí tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến, xây dựng căn cứ tại đầm Dạ Trạch (Hưng Yên)….).

Câu 3. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:

“Vua nào xưng “đế” đầu tiên

Vạn Xuân tên nước vững an nhà nhà?”

A. Mai Thúc Loan.

B. Lý Nam Đế.

C. Triệu Quang Phục.

D. Phùng Hưng.

Đáp án: B.

Năm 542, Lí Bí phất cờ khởi nghĩa. Sau khi thắng lợi, ông tự xưng là Lý Nam Đế, lập ra nhà nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (SGK Lịch Sử 6/ trang 78).

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi mở đầu trang 70 Bài 16 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Em đã biết, sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phương Bắc...

Câu hỏi 1 trang 73 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy cho biết nguyên nhân và mục đích của cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng...

Câu hỏi 2 trang 73 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy trình bày diễn biến chính của Khởi nghĩa Hai Bà Trưng...

Câu hỏi 3 trang 73 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Đoạn tư liệu 1 và hình 3 cho em biết điều về khí thế của cuộc khởi nghĩa...

Câu hỏi 4 trang 73 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng...

Câu hỏi 5 trang 74 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu nguyên nhân và mục đích của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu...

Câu hỏi 6 trang 74 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy trình bày diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu...

Câu hỏi 7 trang 75 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào sơ đồ hình 5 , hãy trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa...

Câu hỏi 8 trang 75 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Khai thác sơ đồ hình 5 và tư liệu trên, hãy cho biết kết quả...

Câu hỏi 9 trang 76 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan trên lược đồ...

Câu hỏi 10 trang 76 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan có ý nghĩa gì đối với lịch sử dân tộc...

Câu hỏi 11 trang 77 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng...

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 77 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Từ kết quả của bài tập 1 và dựa vào kiến thức đã học...

Luyện tập và Vận dụng 3 trang 77 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Em hãy tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo và internet...

 

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống