Nhà nước Âu Lạc ra đời trong bối cảnh nào? Nhà nước này có gì giống và khác

Tải xuống 2 3.1 K 2

Với giải câu hỏi 4 trang 62 Lịch Sử lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Lịch Sử 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch Sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Câu hỏi 4 trang 62 Lịch Sử lớp 6: Nhà nước Âu Lạc ra đời trong bối cảnh nào? Nhà nước này có gì giống và khác so với Nhà nước Văn Lang?

Lời giải:

* Bối cảnh ra đời của nhà nước Âu lạc:

- Cuối thế kỉ III TCN, nhà tần đem quân đánh xuống phía Nam. Người Lạc Việt và người Âu Việt đã đoàn kết với nhau để cùng chống quân xâm lược. Họ đã cử “người tuấn kiệt” là Thục Phán lãnh đạo cuộc kháng chiến.

- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần, năm 208 TCN, Thục Phán lên ngôi vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nhà nước Âu Lạc.

* So sánh nhà nước Văn Lang và Âu Lạc

 

Nhà nước Văn Lang

Nhà nước Âu Lạc

Giống nhau

Lãnh thổ

chủ yếu

- Thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.

Tổ chức

nhà nước

- Đứng đầu nhà nước là vua, nắm giữ mọi quyền hành.

- Giúp việc cho vua là các lạc hầu và Lạc tướng.

- Lạc tướng đứng đầu các bộ; Bồ chính (già làng) đứng đầu các chiềng, chạ.

Khác nhau

Kinh đô

Phong Châu (Phú Thọ)

Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội)

Lãnh thổ

Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.

Địa bàn được mở rộng hơn (trên cơ sở hợp nhất vùng đất của Tây Âu và Lạc việt).

Tổ chức

Nhà nước

Đơn giản, sơ khai

- Tổ chức nhà nước chặt chẽ hơn:

+ Vua nắm giữ nhiều quyền hành và có vị thế cao hơn trong việc trị nước.

+ Có quân đội mạnh, vũ khí tốt; có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.

 

Lý thuyết Sự ra đời nhà nước Âu Lạc

- Cơ sở ra đời: thắng lợi của kháng chiến chống Tần xâm lược (cuối thế kỉ III TCN).

- Thời gian ra đời: 208 TCN.

- Người đứng đầu nhà nước: Thục Phán (An Dương Vương).

- Phạm vi lãnh thổ chủ yếu: khu vực Bộ Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.

- Kinh đô: Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).

- Tổ chức nhà nước cơ bản giống với Văn Lang nhưng chặt chẽ hơn.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc | Kết nối tri thức

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi mở đầu trang 60 Bài 14 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba...

Câu hỏi 1 trang 61 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào thông tin trong mục 1 và sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam...

Câu hỏi 2 trang 61 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? Hãy nêu ý nghĩa sự ra đời...

Câu hỏi 3 trang 62 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào thông tin mục 2 và sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam...

Câu hỏi 5 trang 64 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát hình 6, 7, 8 và dựa vào thông tin trong mục a, em hãy mô tả...

Câu hỏi 6 trang 64 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Những nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là gì...

Câu hỏi 7 trang 64 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Trình bày những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc...

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 64 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy ghi lại những thông tin cơ bản nhất về hai nhà nước...

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 64 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu một số thành tựu tiêu biểu của thời đại Văn Lang - Âu Lạc...

Luyện tập và Vận dụng 3 trang 64 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày 10-3 âm lịch hàng năm...

 

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống