Sách bài tập Lịch sử 6 Bài 14 (Kết nối tri thức): Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

3.7 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

A. Trắc nghiệm

Câu 1 trang 42, 43 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy xác định phương án đúng.

Câu 1.1. Khác với truyền thuyết, khoa học lịch sử đã chứng minh nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ra đời cách ngày nay khoảng bao lâu?

A. 4000 năm.

B. 3500 năm.

C. 2700 năm.

D. 2000 năm.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là nhà nước Văn Lang – ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN (cách ngày nay khoảng 2700 năm).

Câu 1.2. Kinh đô của nhà nước Văn Lang là

A. Phong Châu (Vĩnh Phúc).

B. Phong Châu (Phú Thọ).

C. Cấm Khê (Hà Nội) .

D. Cổ Loa (Hà Nội).

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Kinh đô của nhà nước Văn Lang là Phong Châu (tỉnh Phú Thọ hiện nay).

Câu 1.3. Người đứng đầu các chiêng, chạ thời Hùng Vương gọi là gì?

A. Lạc hầu 

B. Lạc tướng

C. Bồ chính 

D. Xã trưởng

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Người đứng đầu các chiêng, chạ thời Hùng Vương gọi là Bồ chính (SGK - trang 63).

Câu 1.4. Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179 TCN.

B. Từ năm 258 TCN đến năm 179 TCN.

C. Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN.

D. Từ năm 208 TCN đến năm 43.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN ( năm 208 TCN, nước Âu Lạc ra đời sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần; năm 179 TCN nước Âu Lạc bị nhà Triệu xâm chiếm)

Câu 1.5. Ý nào dưới đây không thể hiện đúng sự khác biệt giữa Nhà nước Âu Lạc so với Nhà nước Văn Lang?

A. Có thành trì vững chắc.

B. Quân đội mạnh, vũ khí tốt.

C. Thời gian tồn tại dài hơn.

D. Kinh đô chuyển về vùng đồng bằng.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

- Một số điểm khác biệt của nhà nước Âu Lạc so với Văn Lang:

+ Có thành trì vững chắc (thành Cổ Loa).

+ Có quân đội mạnh, vũ khí tốt (nỏ Liên Châu, mũi tên đồng…)

+ Kinh đô chuyển từ miền trung du Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) xuống vùng đồng bằng ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội hiện nay). 

- Nội dung đáp án C không phải là điểm khác biệt của nước Âu Lạc, so với Văn Lang, vì:

+ Nhà nước Văn Lang tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ III TCN (khoảng hơn 400 năm).

+ Nhà nước Âu Lạc tồn tại từ năm 208 TCN – 179 TCN (khoảng 29 năm)

=> nhà nước Âu Lạc có thời gian tồn tại ngắn hơn so với Văn Lang.

Câu 1.6. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng thành tựu của nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ?

A. Nghề nông trồng lúa nước là chính.

B. Kĩ thuật luyện kim (đặc biệt đúc đồng) phát triển.

C. Đã có chữ viết của riêng mình.

D. Nhiều sinh hoạt cộng đồng gắn với nghề nông trồng lúa.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

- Những thành tựu của nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ, gồm:

+ Nghề nông trồng lúa nước.

+ Kĩ thuật luyện kim (đặc biệt đúc đồng).

+ Nhiều sinh hoạt cộng đồng (lễ hội…) gắn với nghề nông trồng lúa.

- Nội dung đáp án C không phản ánh đúng thành tựu của người Việt cổ, vì: chữ viết riêng của người Việt (chữ Nôm) ra đời vào khoảng thế kỉ XIII trên cơ sở chữ Hán của Trung Quốc.

Câu 1.7. Hiện vật tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật tinh xảo trong nghề đúc đồng của người Việt cổ là

A. các loại vũ khí bằng đồng.

B. các loại công cụ sản xuất bằng đồng.

C. trống đồng, thạp đồng.

D. cả A và B.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Hiện vật tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật tinh xảo trong nghề đúc đồng của người Việt cổ là trống đồng, thạp đồng (SGK - trang 65).

Câu 1.8. Ý nào dưới đây thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương?

A. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.

B. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng.

C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.

D. Nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích: So với Văn Lang, tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc có điểm khác biệt là: được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước (SGK - trang 64).

Câu 2 trang 43 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử.

A. Sự phát triển của sản xuất; nhu cầu chung sống, cùng làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm là cơ sở cho sự ra đời của Nhà nước Văn Lang.

B. Nhà nước Văn Lang là kết quả sự hợp nhất của nhiều quốc gia nhỏ với nhau.

C. Xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy là những phong tục lâu đời của người Việt cổ.

D. Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt cổ.

E. Nhà nước Âu Lạc ra đời là sự tiếp nối thời đại Hùng Vương song có sự thay đổi về nơi định đô và phát triển hơn về sức mạnh quân sự.

G. Những thành tựu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã tạo dựng nền tảng cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc.

Lời giải:

Nội dung lịch sử

Đúng/ sai

A. Sự phát triển của sản xuất; nhu cầu chung sống, cùng làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm là cơ sở cho sự ra đời của Nhà nước Văn Lang.

Đúng 

B. Nhà nước Văn Lang là kết quả sự hợp nhất của nhiều quốc gia nhỏ với nhau.

Sai 

C. Xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy là những phong tục lâu đời của người Việt cổ.

Đúng

D. Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt cổ.

Đúng

E. Nhà nước Âu Lạc ra đời là sự tiếp nối thời đại Hùng Vương song có sự thay đổi về nơi định đô và phát triển hơn về sức mạnh quân sự.

Đúng

G. Những thành tựu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã tạo dựng nền tảng cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc.

Đúng

Câu 3 trang 43, 44 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy lựa chọn từ/cụm từ cho sẵn: kẻ, chiềng, chạ; cơm, rau, cá; nhà sàn; lễ hội; thuyền; gạo nếp, gạo tẻ; ngang vai, búi tó hoặc tết kiểu đuôi sam phù hợp để điền vào chỗ trống (...) trong đoạn sau.

Người Việt cổ chủ yếu ở (1)......................... mái cong hay mái tròn, biết dựng nhà bằng tre, nứa, gỗ, lá,... Làng xã thời kì này gọi là các (2)........................ thường được dựng lên ở các vùng đất ven sông, ven biển. (3)......................... vì vậy cũng là phương tiện đi lại phổ biến.

Thức ăn chủ yếu của người Việt cổ là (4)........................., rau, cà, cá và động vật nhuyễn thể (ốc, sò, trai trai,...).

Người Việt cổ ngày thường để kiểu tóc (5)....................... Nam đóng khố, ở trần, đi chân đất, nữ mặc váy, mặc yếm.

Lời giải:

Người Việt cổ chủ yếu ở (1) nhà sàn mái cong hay mái tròn, biết dựng nhà bằng tre, nứa, gỗ, lá,... Làng xã thời kì này gọi là các (2) kẻ, chiềng, chạ thường được dựng lên ở các vùng đất ven sông, ven biển. (3) Thuyền vì vậy cũng là phương tiện đi lại phổ biến.

Thức ăn chủ yếu của người Việt cổ là (4) gạo nếp, gạo tẻ, rau, cà, cá và động vật nhuyễn thể (ốc, sò, trai trai,...).

Người Việt cổ ngày thường để kiểu tóc (5) ngang vai, búi tó hoặc tết kiểu đuôi sam. Nam đóng khố, ở trần, đi chân đất, nữ mặc váy, mặc yếm.

B. Tự luận

Câu 1 trang 44 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy lựa chọn và nêu ra 10 từ khoá quan trọng liên quan đến thời kì Văn Lang Âu Lạc mà em thu hoạch được.

Lời giải:

- 10 từ khóa liên quan đến thời kì Văn Lang – Âu Lạc, là: Văn Lang, Âu Lạc, Hùng Vương, Thục Phán; Phong Châu; Cổ Loa; Lạc tướng; Bồ chính; Trống đồng; Lúa nước.

Câu 2 trang 44 sách bài tập Lịch Sử 6: Tại sao nói tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang còn đơn giản, sơ khai? Sự ra đời của nhà nước này có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử Việt Nam?

Lời giải:

- Nhà nước Văn Lang còn đơn giản, sơ khai, vì:

+ Nhà nước ra đời dựa trên sự hợp nhất của 15 bộ.

+ Hùng Vương thực chất giống như một thủ lĩnh quân sự.

+ Phân hoá xã hội giàu - nghèo chưa thực sự sâu sắc.

+ Tổ chức nhà nước còn đơn giản (đứng đầu nhà nước là vua Hùng, giúp việc cho vua là các Lạc Hầu, Lạc Tướng…), chưa có luật pháp, chữ viết,...

- Ý nghĩa ra đời của Nhà nước Văn Lang: kết thúc hoàn toàn thời đại nguyên thuỷ, mở ra thời đại dựng nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Câu 3 trang 44 sách bài tập Lịch Sử 6: Có ý kiến cho rằng: “Trống đồng Đông Sơn được xem là một bộ sử thu nhỏ về đời sống của người Việt cổ: Từ những hoa văn trên trống đồng (hình 7, 9, trang 63, 64, SGK) kết hợp với tra cứu thông tin qua sách, báo và internet, em hãy chứng minh cho nhận định trên.

Lời giải:

Hình ảnh trên mặt trống đồng giàu yếu tố trang trí, mỗi hình đều có ý nghĩa nhất định; phản ánh về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Việt cổ. Ví dụ:

+ Hình nhà: có hai loại hình nhà sàn (loại mái cong và mái tròn) được làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang lên xuống để tránh thú dữ…. Qua đó cho ta thấy nhà sàn là loại kiến trúc chủ yếu của người Việt cổ. Nó là cội nguồn của những ngôi đình Việt ngày nay.

kết hợp với tra cứu thông tin qua sách, báo và internet, em hãy chứng minh

Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Việt cổ là thuyền.

kết hợp với tra cứu thông tin qua sách, báo và internet, em hãy chứng minh

Thức ăn chủ yếu của người Việt cổ là gạo nếp, gạo tẻ, rau, cà, cá…

kết hợp với tra cứu thông tin qua sách, báo và internet, em hãy chứng minh

+ Người Việt cổ tổ chức nhiều lễ hội trong năm, Trong những ngày lễ hội, mọi người thích nhảy múa, ca hát trong tiếng khèn, tiếng trống đồng náo nức.

kết hợp với tra cứu thông tin qua sách, báo và internet, em hãy chứng minh

=> Như vậy có thể thấy: Trống đồng Đông Sơn được xem là một bộ sử thu nhỏ về đời sống của người Việt cổ.

Câu 4 trang 44 sách bài tập Lịch Sử 6: Từ hình ảnh và thông tin dưới đây, hãy viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của thời đại dựng nước Văn Lang - Âu Lạc.

Từ hình ảnh và thông tin dưới đây, hãy viết một đoạn văn ngắn

Lễ hội đến Hùng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (10 - 3 âm lịch hằng năm)

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”

Từ hình ảnh và thông tin dưới đây, hãy viết một đoạn văn ngắn

Khu di tích lịch sử Cổ Loa với lễ hội truyền thống vào mùng Sáu tháng Giêng hằng năm  “Chết thì bỏ con bỏ cháu

Sống thì không bỏ ngày mùng Sáu tháng Giêng”

Lời giải:

Vào khoảng thế kỷ thứ 7 trước công nguyên, trên cơ sở phát triển rực rỡ của văn hóa Đông Sơn, nhà nước đầu tiên đã ra đời đó là nhà nước Văn Lang, với kinh đô Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). Đến khoảng thế kỷ III trước Công nguyên, nhà nước Văn Lang dần suy yếu, Thục Phán An Dương Vương đã thống nhất cư dân Âu Việt và Lạc Việt lập ra quốc gia Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội ngày nay). Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc được phản ánh qua truyện truyền thuyết, thư tịch cổ Việt Nam, thư tịch cổ Trung Quốc... và qua hàng loạt các di tích, lễ hội ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; cùng với đó là những phát hiện khảo cổ về văn hóa Đông Sơn như: sưu tập trống đồng, công cụ lao động, vũ khí, mộ táng… đã minh chứng cho sự tồn tại của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc - mở đầu thời kỳ đầu dựng nước, tạo dựng các giá trị văn minh và đặt nền tảng cho các phong tục, tập quán của người Việt sau này,...

Câu 5 trang 44 sách bài tập Lịch Sử 6: Theo em, những thành tựu nào của nền văn minh Việt cổ đầu tiên còn được bảo tồn đến ngày nay?

Lời giải:

- Một số thành tựu của nền văn minh Việt cổ đầu tiên còn được bảo tồn đến ngày nay:

+ Ý niệm về Tổ quốc - đồng bào và nền kinh tế gốc nông nghiệp (trồng lúa).

+ Các thành tựu vật chất như trống đồng, thạp đồng, di tích thành Cổ Loa,...

+ Các thói quen sinh hoạt, như: thức ăn chính vẫn là lúa gạo, ở nhà sàn; di chuyển bằng thuyền; sinh hoạt cộng đồng (lễ hội…); các phong tục tập quán: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy,...

Lý thuyết Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

1. Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ

- Cơ sở ra đời:

+ Sự phát triển kinh tế dẫn đến sự phân hóa trong đời sống xã hội.

+ Nhu cầu đoàn kết làm thủy lợi và chống ngoại xâm.

- Thế kỉ VII TCN, nhà nước Văn Lang ra đời, lãnh thổ chủ yếu ở vùng: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.

- Kinh đô: Phong Châu (Phú Thọ, Việt Nam).

- Tổ chức nhà nước:

+ Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng, giúp việc cho vua Hùng là Lạc hầu, Lạc tướng. Lạc Tướng đứng đầu các bộ; Bồ chính cai quản các chiềng, chạ.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc | Kết nối tri thức

+ Chưa có luật pháp và chữ viết.

2. Sự ra đời nhà nước Âu Lạc

- Cơ sở ra đời: thắng lợi của kháng chiến chống Tần xâm lược (cuối thế kỉ III TCN).

- Thời gian ra đời: 208 TCN.

- Người đứng đầu nhà nước: Thục Phán (An Dương Vương).

- Phạm vi lãnh thổ chủ yếu: khu vực Bộ Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.

- Kinh đô: Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).

- Tổ chức nhà nước cơ bản giống với Văn Lang nhưng chặt chẽ hơn.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc | Kết nối tri thức

3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc

a. Đời sống vật chất 

- Kinh tế: nghề chính là trồng lúa nước, ngoài ra còn chăn nuôi, đánh bắt cá…

- Thức ăn chính hàng ngày:cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá, ốc...

Nhà ở: cư dân sống trong các chiềng chạ, ở nhà sàn.

Trang phục:

+ Ngày thường nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ mặc áo, váy xẻ giữa, có yếm che ngực.

+ Ngày lễ, nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau.

Thuyền là phương tiện đi lại trên sông.

b. Đời sống tinh thần

Trong các ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa hát ca.

- Tín ngưỡng:

+ Thờ cúng tổ tiên, các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời...

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc | Kết nối tri thức

+ Chôn cất người chết cùng đồ tùy táng.

- Phong tục: gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình,...

Đánh giá

0

0 đánh giá