Sự phân hoá trong xã hội Ấn Độ cổ đại được biểu hiện như thế nào

Tải xuống 1 1.2 K 1

Với giải luyện tập và vận dụng 1 trang 38 Lịch Sử lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Lịch Sử 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch Sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 38 Lịch Sử lớp 6: Sự phân hoá trong xã hội Ấn Độ cổ đại được biểu hiện như thế nào?

Lời giải:

- Cư dân trong xã hội được phân chia thành 4 đẳng cấp với những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau:

+ Đẳng cấp Brama (tăng lữ): đây là đẳng cấp cao nhất – những người thuộc đẳng cấp này có nhiệm vụ nghiên cứu - giảng dạy kinh Vê-đa và lo việc cúng tế thần linh.

+ Đẳng cấp Ksatria (quý tộc, chiến binh): đây là đẳng cấp có vị trí cao thứ hai trong xã hội. Những người thuộc đẳng cấp này có nhiệm vụ: học kinh Vê-đa; dâng lễ tế thần linh và cai trị thần dân.

+ Đẳng cấp Vaisia (nông dân, thợ thủ công; thương nhân) – những người thuộc đẳng cấp này có nghĩa vụ nộp thuế, lao dịch; phục vụ cho Bram và Ksatria.

+ Đẳng cấp Suđra là những người thấp kém nhất trong xã hội; họ phải phục tùng không điều kiện cho 3 đẳng cấp trên (Brama, Ksatria và Vaisia).

- Quan hệ giữa các đẳng cấp trong đời sống thường nhật được luật pháp quy định rất chặt chẽ:

+ Những người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau.

+ Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính và phục tùng không điều kiện những người thuộc đẳng cấp trên.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, đẳng cấp nào cao quý nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại?

A. Bra-man.

B. Ksa-tri-a.

C. Vai-si-a.

D. Su-đra.

Đáp án: A.

Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, đẳng cấp cao quý nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại là: Bra-man (Tăng lữ - quý tộc) (SGK Lịch Sử 6/ trang 36).

Câu 2. Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, đẳng cấp nào thấp kém nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại?

A. Bra-man.

B. Ksa-tri-a.

C. Vai-si-a.

D. Su-đra.

Đáp án: D.

Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, đẳng cấp cao quý nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại là: Su-đra (SGK Lịch Sử 6/ trang 36).

Câu 3. Theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại, đẳng cấp Ksa-tri-a bao gồm những lực lượng xã hội nào?

A. Tăng lữ - quý tộc.

B. Vương công – vũ sĩ.

C. Nông dân, thợ thủ công, thương nhân.

D. Nô lệ.

Đáp án: B.

Theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại, đẳng cấp Ksa-tri-a bao gồm: Vương công – vũ sĩ (SGK Lịch Sử 6/ trang 36).

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi mở đầu trang 34 Bài 8 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Tầm nước sông Hằng (Cum Me-la) là một trong những lễ hội...

Câu hỏi 1 trang 35 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Khai thác lược đồ trên và thông tin trong mục 1, hãy cho biết nét chính...

Câu hỏi 2 trang 36 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại...

Câu hỏi 3 trang 38 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào thông tin và các hình ảnh ở trên, hãy nêu những thành tựu văn hóa...

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 38 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Thành tựu văn hoá nào của người Ấn Độ cổ đại...

 

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống