Với giải câu hỏi 2 trang 36 Lịch Sử lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Lịch Sử 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch Sử 6. Mời các bạn đón xem:
Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại
Câu hỏi 2 trang 36 Lịch Sử lớp 6: Nêu những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại.
Lời giải:
- Những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại:
+ Khoảng năm 2500 TCN, người bản địa Đra-vi-a đã xây dựng những thành thị đầu tiên dọc theo hai bên bờ sông Ấn. Giữa thiên niên kỷ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, thống trị người Đra-vi-a.
+ Trong xã hội tồn tại chế độ đẳng cấp Vác-na (phân biệt về chủng tộc và màu da).
· Đẳng cấp thứ nhất là Brahman, là những người da trắng có thân phận là Tăng lữ - quý tộc. Đây là đẳng cấp cao nhất – những người thuộc đẳng cấp này có nhiệm vụ nghiên cứu - giảng dạy kinh Vê-đa và lo việc cúng tế thần linh.
· Đẳng cấp thứ hai là Ksatria, là những người da trắng có thân phận là: vương công/ võ sĩ. Những người thuộc đẳng cấp này có nhiệm vụ: học kinh Vê-đa; dâng lễ tế thần linh và cai trị thần dân.
· Đẳng cấp Vaisia (nông dân, thợ thủ công; thương nhân) – những người thuộc đẳng cấp này có nghĩa vụ nộp thuế, lao dịch; phục vụ cho Bram và Ksatria.
· Đẳng cấp Suđra là những người bản địa da màu bị chinh phục và những người có địa vị thấp kém nhất trong xã hội; họ phải phục tùng không điều kiện cho 3 đẳng cấp trên (Brama, Ksatria và Vaisia).
Lý thuyết Chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại
- Khoảng năm 2500 TCN, người bản địa Đra-vi-đa đã xây dựng những thành thị đầu tiên dọc theo hai bên bờ sông Ấn.
- Giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a tràn vào Bắc Ấn Độ thống trị người bản địa.
- Dựa trên sự phân biệt về chủng tộc và màu da, chế độ đẳng cấp Vác-na được hình thành ở Ấn Độ, gồm 4 đẳng cấp: Bra-man; Ksa-tri-a; Vai-si-a và Su-đra.
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: