Với giải luyện tập và vận dụng 1 trang 13 Lịch Sử lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Lịch Sử 6 Bài 2: Các nhà khoa học dựa vào đâu để biết và phục hưng lại lịch sử giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch Sử 6. Mời các bạn đón xem:
Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 2: Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục hưng lại lịch sử
Luyện tập và Vận dụng 1 trang 13 Lịch Sử lớp 6: Theo em, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết, tư liệu truyền miệng và tư liệu gốc có ý nghĩa và giá trị gì?
Lời giải:
Loại tư liệu |
Ý nghĩa |
Giá trị |
Tư liệu hiện vật |
- Gồm những di tích, công trình hay đồ vật (văn bia, trống đồng, đồ gốm…). |
- Nếu biết cách khai thác, các tư liệu hiện vật có thể cung cấp những thông tin khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa. |
Tư liệu chữ viết |
- Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ. |
- Các nguồn tài liệu này kể cho ta biết tương đối đầy đủ về các mặt của đời sống con người. Tuy nhiên, tư liệu chữ viết thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu. |
Tư liệu truyền miệng |
- Là những câu chuyện (truyền thuyết, cổ tích, thần thoại…) được truyền từ đời này sang đời khác. |
- Nếu khai thác đúng cách, các tư liệu truyền miệng có thể giúp chúng ta biết nhiều sự kiện lịch sử có giá trị. |
Tư liệu gốc |
- Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện lịch sử. -Xét về hình thức và nội dung phản ánh, tư liệu lịch sử gốc được chia làm 4 loại chính, là: tư liệu vật chất, tư liệu chữ viết, tư liệu hình ảnh và tư liệu ghi âm, ghi hình. |
- Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử. |
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Các truyền thuyết như: Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thủy Tinh… thuộc loại hình tư liệu nào?
A. Tư liệu truyền miệng.
B. Tư liệu hiện vật.
C. Tư liệu chữ viết.
D. Tư liệu gốc.
Đáp án: A.
Lời giải: Những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích…) được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác gọi là tư liệu truyền miệng (SGK Lịch Sử 6 – Trang 13).
Câu 2. Các tác phẩm như: Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư… thuộc loại hình tư liệu nào?
A. Tư liệu gốc.
B. Tư liệu hiện vật.
C. Tư liệu chữ viết.
D. Tư liệu truyền miệng.
Đáp án: C.
Lời giải: Những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ được gọi chung là tư liệu chữ viết. (SGK Lịch Sử 6 – trang 12).
Câu 3. Ưu điểm nổi bật của tư liệu hiện vật là
A. mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.
B. cho biết toàn cảnh các sự kiện đã xảy ra.
C. không cho biết thời gian xảy ra sự kiện.
D. phản ánh khá cụ thể và trung thực về đời sống của người xưa.
Đáp án: D.
Lời giải: Tuy chỉ là những hiện vật, nhưng nếu biết khai thác, chúng có thể cho ta biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa. (SGK Lịch Sử 6 – Trang 11).
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: