Em hiểu thế nào là tư liệu chữ viết? Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu

Tải xuống 2 2.5 K 1

Với giải câu hỏi 3 trang 12 Lịch Sử lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Lịch Sử 6 Bài 2: Các nhà khoa học dựa vào đâu để biết và phục hưng lại lịch sử giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch Sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 2: Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục hưng lại lịch sử

Câu hỏi 3 trang 12 Lịch Sử lớp 6: Em hiểu thế nào là tư liệu chữ viết? Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu (hình 4) cũng được coi là tư liệu chữ viết?

Em hiểu thế nào là tư liệu chữ viết? Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu (hình 4) cũng được coi

Lời giải:

- Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ. Các nguồn tài liệu này kể cho ta biết tương đối đầy đủ về các mặt của đời sống con người. Tuy nhiên, tư liệu chữ viết thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu. 

- Văn bia Tiến sĩ ở Văn Miếu cũng được coi là tư liệu chữ viết, vì:

+ Trên mỗi tấm bia đều có các bài văn thể hiện triết lí về dựng nước và giữ nước; bảo tồn văn hóa; triết lí phát triển giáo dục; quan điểm đào tạo nhân tài… của các triệu đại phong kiến Việt Nam => qua đó cung cấp nhiều tư liệu lịch sử quý giá và phong phú.

+ Bia đề danh tiến sĩ là nguồn sử liệu quí giá, giúp cho việc nghiên cứu  về tiểu sử, hành trang của nhiều danh nhân Việt Nam, như Nguyễn Trãi - người được UNESCO công nhận là Danh nhân Văn hóa thế giới, Lê Quí Đôn, Lương Thế Vinh…

+ Chữ Hán khắc trên các bia, có niên đại rất cụ thể, phản ánh về thư pháp (cách viết chữ) của các thời liên quan. Vì vậy, có thể coi đây là căn cứ quan trọng để nhận diện tiến trình phát triển thư pháp chữ Hán của người Việt từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII.

Lý thuyết Tư liệu chữ viết

- Khái niệm: tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ…

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử | Kết nối tri thức

- Ý nghĩa: ghi chép tương đối đầy đủ về đời sống con người nhưng thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi mở đầu trang 11 Bài 2 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Các nhà sử học làm công việc tương tự như những thám tử...

Câu hỏi 1 trang 12 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Thế nào là tư liệu hiện vật? Từ hình 2 và 3, em hãy kể thêm một số tư liệu hiện vật mà em biết...

Câu hỏi 2 trang 12 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Đoạn tư liệu trên cho em biết thông tin gì về thời đại Hùng Vương...

Câu hỏi 4 trang 13 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Thế nào là tư liệu truyền miệng...

Câu hỏi 5 trang 13 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hình 5 khiến em liên hệ đến truyền thuyết nào trong dân gian...

Câu hỏi 6 trang 13 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Em hiểu thế nào là tư liệu gốc? Cho ví dụ cụ thể...

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 13 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo em, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết...

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 13 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Khai thác hình 2, 3, 4 và 5 trong bài học...

Luyện tập và Vận dụng 3 trang 13 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy kể tên một số truyền thuyết...

Luyện tập và Vận dụng 4 trang 13 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Ở nhà hoặc nơi em sinh sống có những hiện vật nào...

 

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống