Soạn bài Tự đánh giá - Con cò trong ca dao – hay nhất Cánh diều

Tải xuống 3 2.7 K 1

Tài liệu Soạn bài Tự đánh giá - Con cò trong ca dao môn Ngữ văn lớp 6 ngắn gọn, chi tiết gồm 2 trang trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 bộ sách Cánh diều

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Soạn bài Tự đánh giá - Con cò trong ca dao hay nhất:

Soạn bài Tự đánh giá - Con cò trong ca dao – hay nhất Cánh diều (ảnh 1)

Tự đánh giá - Con cò trong ca dao

Đọc văn bản Con cò trong ca dao (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 86) và trả lời các câu hỏi.

CON CÒ TRONG CA DAO

(1) Trong ca dao dân ca Việt nam, có rất nhiều bài nói đến con cò. Những câu ca dao hay và có lẽ cũng rất cổ của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò…”: con bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội bờ ao, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kì, con cò quăm,… Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động Việt Nam lại hay nói nhiều đến loài chim ấy mà không nói đến loài chim khác?

(2) Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng, chỉ có con cò thường gần nhiều với người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Nam thường thấy con cò bên họ: con cò lội theo luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông, rỉa cánh, ngắm nghía người nông dân làm lụng.

(3) Bạn thân nhất của người nông dân trong lao động và sản xuất là con trâu. Nhưng trâu phải cái nặng chình chịch, đi đứng vững vàng thật, nhưng chậm chạp, sống một cuộc đời gò bó, vất vả không mấy lúc thảnh thơi, cho nên chỉ những lúc nghĩ đến cuộc đời nhọc nhằn, cực khổ của mình, người nông dân mới liên hệ đến con trâu, con vật tiêu biểu nhất cho sức sản xuất nơi đồng ruộng.

(4) Còn những lúc người dân lao động Việt Nam xúc cảm, tâm trí muốn vươn lên, muốn ca hát cho tâm hồn bay bổng thoải mái trong khi làm lụng, thì chỉ có con cò gợi hứng cho họ nhiều. Con cò trắng bạch kia tuy ngày đêm lặn lội, nhưng nhiều lúc lại bay lên mây xanh. Nó cũng vất vả, nhưng có vẻ trong trắng, thanh cao, có những lúc nó vẫy vùng thoải mái, nó sống một cuộc đời mà người dân lao động nước ta thời xưa hằng mong ước.

(Theo Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Văn học. Hà Nội, 2002)

Câu 1 (trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Mục đích chính của đoạn trích trên là gì?

C. Giải thích vì sao trong ca dao hay nhắc tới con cò

Câu 2 (trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Phương án nào sau đây thể hiện rõ yếu tố nghị luận trong đoạn trích trên?

B. Lí lẽ và bằng chứng

Câu 3 (trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Câu nào sau đây là câu nêu vấn đề để bàn luận?

B. Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động lại hay nói nhiều đến con cò?

Câu 4 (trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Ý nào sau đây nêu đúng nhiệm vụ của đoạn (1) trong văn bản trên?

B. Nêu vấn đề cần bàn luận

Câu 5 (trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Nội dung chính của đoạn (2) là gì?

A. Nói về sự gắn bó giữa con cò và người nông dân

Câu 6 (trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Ý chính của đoạn (3) là gì?

C. Giải thích vì sao và khi nào người nông dân mới liên hệ đến con trâu

Câu 7 (trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Câu nào sau đây nêu được ý chính của đoạn (4)?

D. Con cò phù hợp với tâm trạng muốn ca hát khi làm lụng của nông dân.

Câu 8 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Dòng nào nêu bằng chứng làm sáng tỏ cho lí lẽ: “Những câu ca dao hay và có lẽ cũng rất cổ của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò…””?

B. Con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội bờ ao,…

Câu 9 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Dòng nào sau đây nói đúng về hiện tượng từ mượn trong văn bản Con cò trong ca dao?

C. Chỉ dùng từ thuần Việt

Câu 10 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Viết một đoạn văn (khoảng 3 – 4 dòng) để trả lời cho câu hỏi: “Vì sao văn bản trên là văn bản nghị luận?”.

Trả lời: Văn bản Con cò trong ca dao là văn bản nghị luận vì đã bàn luận về vấn đề lí do tại sao lại hay nói đến con cò khi hát mà người dân lao động Việt Nam lại không nhắc đến loài chim khác. Thứ nhất bài viết chỉ ra mối liện hệ giữa con cò với người nông dân. Sau đó nhấn mạnh hình ảnh con cò là ước mơ một cuộc sống vùng vẫy thoải mái của nhân dân lao động.

 

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống