Tài liệu Soạn bài Bánh chưng, bánh giày môn Ngữ văn lớp 6 ngắn gọn, chi tiết gồm 2 trang trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Soạn bài Bánh trưng, bánh giày hay nhất:
Bánh chưng, bánh giày
Bài giảng: Bánh chưng, bánh giầy - Kết nối tri thức
* Nội dung chính:
Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
1. Hoàn cảnh và sự việc được kể.
- Hoàn cảnh:
+ Vua đã già muốn truyền ngôi.
+ Vua có 20 người con trai.
+ Giặc ngoài đã yên, đất nước thái bình, nhân dân no ấm.
- Ý của vua: Người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết là con trưởng.
- Hình thức: Vua ra một câu đố - nhân lễ Tiên Vương, các Lang dâng lễ vật sao cho vừa ý vua sẽ được nối ngôi.
→ Vua chú trọng tài trí, tấm lòng hơn trưởng thứ.
- Các Lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon. Sai người đi tìm của quý trên rừng dưới biển, làm sơn hào hải vị, nem công chả phượng.
- Kết quả cuộc thi : Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi.
2. Những đặc điểm chính của nhân vật Lang Liêu.
- Lang Liêu:
+ Trong các con vua, chàng là người thiệt thòi nhất.
+ Tuy là Lang nhưng từ khi lớn lên chàng ra ở riêng, chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. → Thân là con vua nhưng phận thì gần gũi với dân thường.
+ Chàng được thần báo mộng gợi ý lấy gạo làm bánh. Từ gợi ý, Lang Liêu đã làm ra hai loại bánh rất ngon và ý nghĩa.
3. Những truyền thống tốt đẹp của người Việt được câu chuyện ca ngợi.
- Giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền.
- Giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.
- Đề cao nghề nông trồng lúa nước.
- Quan niệm duy vật thô sơ về Trời, Đất.
- Ước mơ vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, nhân dân no ấm.