Soạn bài Kể lại một kỉ niệm của bản thân – ngắn nhất Cánh diều

Tải xuống 3 2.5 K 2

Tài liệu Soạn bài Kể lại một kỉ niệm của bản thân môn Ngữ văn lớp 6 ngắn gọn, chi tiết gồm 3 trang trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 bộ sách Cánh diều.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Soạn bài Kể lại một kỉ niệm của bản thân ngắn nhất:

Soạn bài Kể lại một kỉ niệm của bản thân – ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

Kể lại một kỉ niệm của bản thân

1. Định hướng

Những lưu ý, khi kể lại một kỉ niệm bằng miệng

+ Xác định kỉ niệm mình sẽ kể

+ Xây dựng dàn bài cho bài kể miệng

+ Phân biệt cách nói miệng sẽ cần tạo sức lôi cuốn, chú ý của người nghe vào bài trình bày của mình, cần thay đổi một số câu từ cho phù hợp với một bài nói.

2. Thực hành

Bài tập: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô, bạn bè khi đi học ở trường tiểu học.

a.Chuẩn bị

- Học sinh có thể chuẩn bị một số phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, video, âm thanh về cô giáo để phần trình bày của mình đạt kết quả tốt nhất

- Học sinh cần phải chuẩn bị cả về thời gian sẽ nói, giọng điệu nhẹ nhàng cảm xúc sẽ phù hợp với bài kể lại kỉ niệm với thầy cô.

b. Tìm ý và lập dàn ý

1. Phần mở đầu (cần thu hút được sự chú ý của người nghe)

- Gửi lời chào tới tất cả những người sẽ lắng nghe câu chuyện mình kể

- Dẫn dắt để kể câu chuyện đó

2. Phần nội dung ( kể theo trình tự chi tiết câu chuyện, giọng điệu mạch lạc, truyền cảm)

- Kể lại chi tiết câu chuyện đó

+ Tôi là một bạn nhỏ có thói quen viết bằng tay trái mẹ đã sửa cho tôi nhiều lần nhưng cứ không có ai nhìn là tôi lại đổi tay.

+ Cô giáo chủ nhiệm của tôi là cô Ngọc, khi biết được điều này cô thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ tôi viết bằng tay phải

+ Câu chuyện xảy ra vào giờ tập viết khi cô không để ý tôi đã lén viết bằng tay trái.

+ Khi trả bài, cô không mắng, hay chê trách mà chỉ khuyên bảo, động viên nhẹ nhàng trước lớp để em khỏi xấu hổ trước các bạn vì hành vi của mình

3. Kết kết luận (chốt lại nội dung thể hiện cảm xúc để tạo được ấn tượng sâu sắc cho người nghe về bài trình bày của mình)

- Nhờ có sự hướng dẫn tận tình của cô Ngọc mà giờ tôi đã viết thông thạo bằng tay phải.

- Cảm ơn mọi người đã lắng nghe bài trình bày của tôi.

c. Nói và nghe

Bài nói tham khảo: Nét Bút Đầu Đời

Xin chào cô và các bạn học sinh đang có mặt trong lớp 6A2, ngày hôm nay tôi rất vui khi được đứng ở đây kể lại cho mọi người nghe về kỉ niệm đáng nhớ của tôi vào năm học lớp 1. Các bạn biết không trong mấy năm đi học, tôi đã có rất nhiều kỉ niệm buồn vui dưới mái trường thân yêu. Nhưng kỉ niệm mà tôi sẽ chẳng bao giờ quên đó là kỉ niệm hồi lớp 1, khi tôi tập viết và cô giáo đã tận tình cầm tay tôi dạy tôi viết từng nét một.

Tròn 6 tuổi, tôi bước vào lớp một với tất cả sự háo hức. Tôi học đọc rất nhanh, chỉ nghe cô giáo đọc một lần, tôi có thể đọc theo vanh vách. Nhưng viết với tôi quả là một hành trình gian nan. Tôi thuận tay trái, từ nhỏ mẹ đã rèn cho tôi cầm bút tay phải. Nhưng cứ khi nào không có ai nhìn là tôi lại đổi tay. Cô giáo đầu tiên của tôi tên là Ngọc. Đúng như cái tên, cô xinh xắn và rạng rỡ, lại trìu mến, hiền dịu. Cô biết tôi thuận tay trái nên thường xuống bàn quan sát tôi viết, hướng dẫn tôi cách cầm bút bằng tay phải, tỉ mỉ theo dõi tôi viết bà . Bước vào học kì hai, chúng tôi tập viết chữ nhỏ, lại viết những bài chính tả dài hơn. Chữ tôi dần nguệch ngoạc. Trong giờ chính tả hôm đó, cô chép những dòng chữ tròn trịa lên bảng, chúng tôi chép vào vở của mình. Vì thấy cô không để ý, tôi liền lại đổi tay để viết.

Đến cuối buổi học, cô Ngọc trả vở chính tả cho chúng tôi. Cô bắt đầu nhận xét. Bỗng, cô nhắc tới tôi: "Bạn Gia Bảo hôm nay viết có tiến bộ. Tuy nhiên, cô nghĩ là con đang quên một điều." Em hoảng hốt cúi mặt xuống. Trong tà áo dài thướt tha, cô bước xuống bàn tôi và tiếp lời: "Cả lớp nhớ cô dặn khi viết, tay chúng ta cầm bút thế nào không?" Lớp tôi đồng thanh nhắc lại lời cô dặn. Cô lại nói: "Tuy vậy, bạn Gia Bảo vẫn quên, con phải nhớ khi viết bài chúng ta phải viết bằng tay phải nhé." Rồi cô nhìn thẳng tôi và nói: "Cô hi vọng Gia Bảo sẽ nhớ lời cô dặn." Một vài bạn cất tiếng cười chê bai. Nghe thấy vậy, khuôn mặt tôi nóng bừng, nước mắt ứa ra và bàn tay vò trang vở vừa viết. "Nhưng cô thấy hôm nay chữ con viết tròn, đều đúng khoảng cách, con viết đẹp hơn rất nhiều bạn." - Cô lại nhẹ nhàng nói. Cả lớp im phăng phắc. Em được cô động viên lại thấy êm lòng nên trút bỏ được cơn tức giận của một cậu con trai hiếu thắng.

Các bạn biết không sau buổi học đó, tôi đã kiên trì rèn viết bằng tay phải. Lên lớp 2, tôi đã viết được những dòng chữ vô cùng sạch đẹp. Dù bây giờ, tôi không còn được học cô Ngọc nữa, nhưng những bài học lí thú sự quan tâm ân cần chu đáo và kiên nhẫn của cô tôi sẽ mãi không bao giờ quên. Tôi sẽ luôn trân trọng và ghi nhớ công ơn của cô Ngọc.

    Đó là kỉ niệm của tôi với người giáo viên đáng kính của mình. Cảm ơn cô giáo và các bạn đã lắng nghe những lời giãi bày và tâm sự của tôi, mong rằng sẽ được nghe những câu chuyện đáng nhớ của tất cả mọi người

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

- Học sinh lắng nghe những góp ý từ giáo viên và các bạn trong lớp để sửa chữa và rút kinh nghiệm cho những bài thực hành nói tiếp theo.

 

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống