Soạn bài Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em trang 77 – hay nhất Kết nối tri thức

Tải xuống 6 9.3 K 7

Tài liệu Soạn bài Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em trang 77 môn Ngữ văn lớp 6 ngắn gọn, chi tiết gồm 6 trang trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Soạn bài Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em trang 77 hay nhất:

Chụp ảnh cực ngầu của các cô bé cậu bé học sinh lớp 5

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em trang 77

* Phân tích bài viết tham khảo 

- Văn bản: Trải nghiệm buồn của tôi 

+ Nội dung: kể về một câu chuyện buồn, một lần hiểu lầm trong tình bạn. Bài viết có cả bài học mà người viết rút ra từ câu chuyện đó. 

+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng “tôi” (Tôi có nhiều trải nghiệm … Nhưng tôi vẫn muốn kể lại…) 

+ Giới thiệu câu chuyện đây là 1 trải nghiệm buồn có ý nghĩa với người viết: “Tôi có nhiều trải nghiệm vui... bao giờ quên.”

+ Bài viết kể về trải nghiệm gì? 

Tóm tắt câu chuyện: 

  • Sự kiện 1: Bản tổng hợp đầu năm học mà “tôi” đã chuẩn bị rất công phu bị ai đó vẽ nguệch ngoạc vào. 
  • Sự kiện 2: “Tôi” nghĩ chắc chắn Duy là thủ phạm nhưng Duy khóc, không nhận lỗi. 
  • Sự kiện 3: Tuấn đã đứng lên nhận lỗi trước cô giáo và cả lớp. 
  • Sự kiện 4: “tôi” xấu hổ và ân hận vì lỗi lầm của mình. 

+ Bài văn kể theo trình tự thời gian và quan hệ nhân quả: 

  • Trật tự thời gian: Sáng thứ Hai, đúng lúc ấy, lúc quay vào, khii cô chủ nhiệm vào lớp, về nhà… 
  • Quan hệ nhân quả: thoáng nhìn thấy Duy – nghĩ là Duy đã vẽ - hiểu lầm Duy – ân hận. 

+ Thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể: “Về nhà, tôi càng nghĩ... chuyện với tôi nữa!”

Những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết trước sự việc được kể: xấu hổ, ân hận, buồn, sợ hãi,…  

+ Chỉ ra sự quan trọng của trải nghiệm với người viết, lí do đây là trải nghiệm có ý nghĩa với người viết, giúp người viết thay đổi thái độ và hành động: “May mắn là... cho tớ nhé!”

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết 

a. Lựa chọn đề tài

Tham khảo một vài ý tưởng ở bài Tôi và các bạn. Ngoài ra, để tìm được đề tài, em có thể liệt kê những sự việc quan trọng đã xảy ra với mình theo trình tự thời gian. 

Ví dụ: 

+ bắt đầu vào Tiểu học, 

+ chia tay mái trường Tiểu học, 

+ gia đình chuyển nhà, 

+ khi mới vào trường THCS, 

+ làm quen với bạn mới,...

b. Tìm ý 

Ví dụ : Kể về trải nghiệm buồn một lần mắc lỗi.

- Lần lượt trình bày và trả lời các ý:   Chuyện gì? Khi nào? Ở đâu? Ai? Vì sao? Thế nào?

+ Chuyện gì? : Một lần mắc lỗi. 

+ Khi nào? : Hồi năm học lớp 4 trong giờ kiểm tra 15 phút. 

+ Ở đâu?: Ở lớp học. 

+ Ai? : Mắc lỗi với Hoa. 

+ Vì sao? : Không học bài cũ nên chép bài của bạn. 

+ Thế nào? : Cô giáo cho cả 2 điểm thấp. Bạn bè chê trách lầm Hoa. 

- Thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể: buồn, ân hận,… 

+ Chỉ ra sự quan trọng của trải nghiệm với người viết: tự rút ra bài học cho chính mình

phải biết quan tâm, chú ý tới cảm xúc của người khác. 

c. Lập dàn ý 

Sắp xếp các ý đã tìm được thành một dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện: Một lần mắc lỗi với người bạn thân – trải nghiệm buồn. 

- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.

+ Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện và những nhân vật có liên quan: Hồi năm lớp 4, trong giờ kiểm tra 15 phút,… 

+ Kể lại các sự việc trong câu chuyện theo trình tự hợp lí (thời gian, không gian, nguyên nhân - kết quả, mức độ quan trọng của sự việc,...).

  • Sự việc 1: Tôi và Hoa là bạn thân từ nhỏ, hay giúp đỡ nhau trong học tập. 
  • Sự việc 2: Tôi học rất tốt từng được điểm cao trong giờ kiểm tra miệng. 
  • Sự việc 3: Vì mải xem tivi không học bài nên trong giờ kiểm tra 15 phút, tôi không làm được bài nên đã giật bài của Hoa để chép. 
  • Sự việc 4: Cô giáo trả bài, phê bình cả 2 vì đã chép bài nhau nên được được điểm kém. 
  • Sự việc 5: Hoa buồn; bị bạn bè chê trách, giận bỏ về trước. 
  • Sự việc 6: Tôi nhận ra mình đã sai nên đuổi theo xin lỗi. Hoa tha thứ cho tôi. Cả hai lại thân thiết như xưa. 
  • ...

- Kết bài: Nêu cảm xúc của người viết và rút ra ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm đối với bản thân: buồn, ân hận, tự rút ra bài học cho chính mình phải biết quan tâm, chú ý tới cảm xúc của người khác. 

2. Viết bài 

Bám sát dàn ý khi viết bài: Xem lại những lưu ý khi viết bài ở bài Tôi và các bạn. Ngoài ra, em cần lưu ý thêm:

- Sử dụng các chi tiết miêu tả thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện.

- Rút ra kết luận thuyết phục về ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm đối với bản thân.

* Bài văn mẫu tham khảo:

Trong cuộc đời mỗi người, ai chẳng có những phút giây lỗi lầm. Nhưng điều quan trọng là, sau mỗi lần mắc lỗi, chúng ta biết hối hận và sửa chữa sai lầm ấy. Tôi cũng đã có một lần mắc lỗi với chính người bạn thân của mình hồi năm học lớp 4. Đó là một trải nghiệm buồn vì suýt chút nữa chính tôi đã tự tay giết chết đi một tình bạn đẹp.

Tôi và Hoa chơi với nhau từ nhỏ, nhà ở cạnh nhau nên chúng tôi lại càng thân hơn, đi đến đâu cũng dính lấy nhau như hai chị em vậy. Chơi thân là thế, nhưng mọi người thường bảo tôi với Hoa như hai thỏi nam châm trái dấu. Hoa hiền lành, ít nói, trầm tính và chắc chắn, còn tôi thì lại khá tinh nghịch, trong người lúc nào cũng có dư thừa năng lượng, gặp ai đều có thể nói chuyện thoải mái. Những lúc như vậy, tôi lại cười, coi như bù trừ cho nhau vậy. Hàng ngày, ngoài việc đi học cùng nhau, Hoa còn giúp tôi rất nhiều trong học tập, nhờ có Hoa mà tôi đã tiến bộ lên rất nhiều. 

Hôm đó, cô giáo vào lớp và gọi một số bạn lên kiểm tra bài cũ, trong đó có tôi. Vì đã học bài ở nhà nên tôi trả lời rất dõng dạc, tự tin, cô cho tôi một điểm 10 đỏ chói vào trong sổ. Bạn bè trong lớp nhìn tôi đầy ngưỡng mộ khi có thể nhớ chi tiết từng ngày tháng, địa danh trong bài lịch sử dài dằng dặc. Tối hôm đó, vì tivi có chương trình rất hay mà tôi yêu thích, cũng vì chủ quan rằng mình đã có điểm nên tôi không học lại bài. Ai ngờ hôm sau, cô bất ngờ cho kiểm tra 15 phút, tôi ngồi vò đầu bứt tai, cắn bút mãi mà cũng không thể nhớ nổi một chữ. Trong khi đó, ở bên cạnh tôi, Hoa đã làm xong từ bao giờ. Chỉ còn có 5 phút, tôi cuống quá liền giật lấy bài của Hoa và vội vàng chép. Tiết học sau, cô trả bài kiểm tra hôm ấy và nói rằng:

- Cô rất buồn rằng trong lớp ta có hiện tượng chép bài của nhau, đó là của Lan và Hoa, cô cho cả hai bạn 3 điểm, nếu các em có gì thắc mắc thì sau giờ học lên gặp cô.

Tôi sững sờ, còn Hoa mắt nhòe đi khi nhận bài kiểm tra của mình. Tôi vô tâm nghĩ rằng chỉ là một bài kiểm thôi mà, sau giờ học mình sẽ xin lỗi nó sau. Lúc tan học, Hoa chẳng đợi tôi về cùng mà đi trước. Mấy đứa bạn cùng lớp thì thầm rằng:

- Sao hôm nay Hoa lại không học bài nhỉ, mọi khi cậu ấy chăm lắm mà.

Bây giờ, tôi mới ân hận và hiểu ra lỗi lầm của mình. Vì vô tâm mà tôi đã làm tổn thương Hoa. Chẳng biết làm gì khác, tôi vội vàng chạy đuổi theo Hoa để xin lỗi. Bắt kịp Hoa, tôi nói bằng giọng hổn hển chẳng ra hơi:

- Hoa ơi. Mình xin lỗi nhé. Tại mình mà cậu bị điểm kém.

Hoa mỉm cười dịu dàng:

- Thôi, không sao đâu, mình cũng không giận cậu nữa.

Lúc ấy, tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Nếu không sửa lỗi kịp thời, có lẽ tôi đã đánh mất một người bạn tốt như Hoa.

Mỗi lần nhớ lại kỉ niệm ấy, tôi thấy thẹn với lòng và tự dặn mình phải biết chú ý tới cảm xúc của người khác hơn, nếu không, tôi sẽ đánh mất những người luôn yêu thương và giúp đỡ tôi trong cuộc sống.

3. Chỉnh sửa bài viết 

- Rà soát, tự chỉnh sửa bài viết của em theo những gợi ý trong bảng sau:

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được trải nghiệm.

Nếu chưa giới thiệu được trải nghiệm, hãy viết một hoặc một vài câu giới thiệu câu chuyện em định kể.

Sử dụng nhất quán từ ngữ xưng hô.

Khoanh tròn những từ ngữ chỉ người kể chuyện trong bài viết. Nếu chưa nhất quán, cần sửa lại.

Tập trung vào sự việc đã xảy ra.

Bổ sung các thông tin cần thiết để người đọc hiểu được câu chuyện (nếu thấy thiếu): lược bớt các chi tiết thừa, dài dòng, không tập trung vào câu chuyện.

Sắp xếp các sự việc, chi tiết theo trình tự hợp lí.

Đánh số vào các sự việc. Nếu trình bày các sự việc, chi tiết chưa hợp lí, hãy sắp xếp lại. Có thể bổ sung từ ngữ để liên kết các sự việc, chi tiết.

Có các chi tiết miêu tả cụ thể về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện.

Bổ sung các chi tiết về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện (nếu thấy thiếu).

Thể hiện được cảm xúc trước sự việc được kể.

Gạch dưới những từ ngữ thể hiện cảm xúc trước sự việc. Nếu chưa có hoặc chưa đủ thì cần bổ sung.

Lí giải được ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm.

Đánh dấu những câu văn lí giải ý nghĩa: tầm quan trọng của trải nghiệm. Nếu chưa thuyết phục, hãy điều chỉnh.

Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạt.

Rà soát lỗi chính tả và diễn đạt (dùng từ, đặt câu,...). Chỉnh sửa nếu phát hiện có lỗi.

- Em có thể chỉnh sửa bài viết bằng cách nhờ bạn đọc, góp ý cho bài viết của mình bằng một số câu hỏi, chẳng hạn:

+ Phần nào của bài viết bạn thấy còn chưa rõ?

+ Cần bổ sung nội dung gì cho bài viết?

+ Nên lược bỏ câu hay đoạn nào trong bài viết?

+ Bài viết có mắc lỗi chính tả và diễn đạt không?

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống