Tác giả Hồ Chí Minh - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt

Tải xuống 2 4.5 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 tác phẩm Tác giả Hồ Chí Minh gồm đầy đủ nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt hay nhất. Tài liệu có 2 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Tác giả Hồ Chí Minh Ngữ văn lớp 12.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Tác giả Hồ Chí Minh – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt:

Tác giả Hồ Chí Minh

Bài giảng: Tuyên ngôn độc lập

- Tiểu sử:

   + Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.

   + Học ở trường Quốc học Huế rồi dạy học ở Dục Thanh (Phan Thiết).

   + Sớm có lòng yêu nước; Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước

   + Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, TQuốc, Thái Lan…

   + Ngày 3-2-1930, thành lập đảng cộng sản Việt Nam.

   + Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào CM trong nước

   + Tháng 8-1942, sang TQ để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.

   + Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào CM, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.

   + Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

   + Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

   + Từ trần ngày 2-9-1969, tại Hà Nội.

→ Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế

- Quan điểm sáng tác:

   + Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng: mỗi nhà văn là một nhà chiến sĩ.

   + Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học

   + Khi cầm bút bao giờ Bác cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

- Sự nghiệp sáng tác:

   + Văn chính luận: các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước

   + Truyện và kí: truyện ngắn viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu), Nhật kí chìm tàu

    + Thơ ca: Nhật kí trong tù, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp (Ca binh lính ca, Ca sợi chỉ...)

- Phong cách nghệ thuật:

    + Tính đa dạng: Bác viết nhiều thể loại, viết bằng nhiều thứ tiếng và mỗi thể loại đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng

       • Văn chính luận: ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, đa dạng về bút pháp.

       • Truyện và ký: thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.

       • Thơ ca: gồm hai loại, mỗi loại có nét phong cách riêng.

    + Tính thống nhất:

       • Cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị

       • Sử dụng linh hoạt các bút pháp nghệ thuật khác nhau

       • Hình tượng nghệ thuật vận động hướng về ánh sáng tương lai

→ Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Văn thơ của Người có tác dụng to lớn đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, đồng thời có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử và đời sống tinh thần của dân tộc

 

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống