Sống chết mặc bay – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt

Tải xuống 4 5.6 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tác phẩm Sống chết mặc bay gồm đầy đủ nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt hay. Tài liệu có 4 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Sống chết mặc bay Ngữ văn lớp 7.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sống chết mặc bay – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt:

SỐNG CHẾT MẶC BAY

Bài giảng: Sống chết mặc bay

I. Đôi nét về tác giả Phạm Duy Tốn

- Phạm Duy Tốn (1883-1924), nguyên quán Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội)

- Ông là một trong số những nhà văn mở đường cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam

- Truyện ngắn của oogn thường viết về hiện thực xã hội đương thời

II. Đôi nét về tác phẩm Sống chết mặc bay

1. Hoàn cảnh ra đời

- “Sống chết mặc bay” được sáng tác tháng 7 năm 1918

- Đây là tác phẩm được xem là thành công nhất của Phạm Duy Tốn

2. Tóm tắt

    Sống chết mặc bay là câu chuyện về sự tắc trách của quan phụ mẫu làng X, thuộc phủ X dẫn đến cái chết của hàng bao nhiêu con người, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Bởi trong khi dân chúng khổ cực, vất vả giữ đê ngăn nước lũ từ sông Nhị Hà thì quan phụ mẫu vẫn say sưa với ván bài tổ tôm trong cái đình cao và vững chãi, mặc kệ dân chúng ngoài kia.

3. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “khúc đê này vỡ mất”): Tình hình vỡ đê vá sức chống đỡ

- Phần 2 (tiếp đó đến “Điếu, mày!”): Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi “đi hộ đê”

- Phần 3 (còn lại): Cảnh vỡ đê và nhân dân lâm vào cảnh lầm than

4. Giá trị nội dung

“Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên

5. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo

- Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc

- Miêu tả nhân vật sắc nét

III. Dàn ý phân tích tác phẩm Sống chết mặc bay

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Phạm Duy Tốn (những nét chính về cuộc đời, đặc điểm truyện ngắn của ông…)

- Giới thiệu về “Sống chết mặc bay” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Tình hình vỡ đê và sức chống đỡ

- Tình hình vỡ đê:

   + Thời gian: gần một giờ đêm

   + Địa điểm: Khúc đê làng X, thuộc phủ X

   + Thời tiết: trời mưa tầm tã, nước càng ngày càng dâng cao

   + Thế đê: hai ba đoạn nước đã ngấm qua và rỉ chảy đi nơi khác

⇒ Nghệ thuật tăng cấp, qua đó diễn tả sức hung bạo của mực nước và điều đó đang đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân

- Sức chống đỡ của người dân:

   + Thời gian: từ chiều cho đên gần 1 giờ sáng

   + Dân phu hàng trăm người vất vả, cố sức giữ đê: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắo, nào cừ…

   + Tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng đã mệt lử cả rồi

⇒ Nghệ thuật: ngôn ngữ miêu tả, liệt kê, sử dụng động từ mạnh..

   + Không khí: khẩn trương, gấp gáp (trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi..)

⇒ Cảnh tượng nhốn nháo, căng thẳng, con người dường như bất lực hoàn toàn. Qua đó thể hiện tâm trạng lo lắng của tác giả

b. Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi đi hộ đê

- Địa điểm: đình trên mặt đê, vững chãi, an toàn

- Khung cảnh trong đình:

   + Đèn thắp sáng trưng, khói bay nghi ngút

   + Nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng

   + Quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm: quan phụ mẫu uy nghi chễm chệ ngồi trên sập, say mê đánh tổ tôm

- Khi đê vỡ:

   + Không hề lo lắng: “cau mặt, gắt: mặc kệ!”

   + Vẫn không ngừng việc chơi bài

⇒ Tên quan là kẻ vô trạch nhiệm, thờ ơ trước nỗi khổ của nhân dân

- Nghệ thuật: tương phản giữa cảnh tượng trong đình và ngoài đê, qua đó làm nổi bật sự hưởng lạc, vô trách nhiệm của tên quan phụ mẫu trước tình cảnh khốn khổ của nhân dân

- Thái độ của tác giả: mỉa mai, châm biếm, phê phán bọn quan lại vô trách nhiệm và cảm thương với nối khổ của nhân dân (thể hiện qua các từ: than ôi, ôi…)

c. Cảnh vỡ đê và nhân dân lâm vào cảnh lầm than

- Nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết

- Kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn

⇒ Tình cảnh thảm sầu, đau thương

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm:

   + Nội dung: lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên

   + Nghệ thuật: tăng cấp kết hợp với tương phản, lời văn cụ thể, sinh động..

- Cảm nhận của em về truyện ngắn: giàu giá trị hiện thực và nhân đạo, thể hiện tài năng của tác giả…

Xem thêm
Sống chết mặc bay – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt (trang 1)
Trang 1
Sống chết mặc bay – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt (trang 2)
Trang 2
Sống chết mặc bay – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt (trang 3)
Trang 3
Sống chết mặc bay – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống