Cảnh khuya – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt

Tải xuống 3 3.1 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tác phẩm Cảnh khuya gồm đầy đủ nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt hay. Tài liệu có 3 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Cảnh khuya Ngữ văn lớp 7.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Cảnh khuya – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt:

CẢNH KHUYA

Bài giảng: Cảnh khuya - Rằm tháng giêng

Nội dung nài thơ: Cảnh khuya

Bài thơ Cảnh khuya - nội dung, dàn ý, giá trị, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 7

I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh

- Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tran và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dụng chủ nghĩa xã hội

- Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới

- Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn

   + Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…

   + Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

   + Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…

II. Đôi nét về tác phẩm Cảnh khuya

1. Hoàn cảnh ra đời

bài thơ được viết năm 1947 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tại chiến khu Việt Bắc

2. Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (hai câu thơ đầu): Cảnh trăng sáng trên núi rừng Tây Bắc

- Phần 2 (hai câu còn lại): Cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên

3. Giá trị nội dung

Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ

4. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Hình ảnh thiên nhiên đẹp, gần gũi, bình dị

- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng

- Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ…

III. Dàn ý phân tích tác phẩm Cảnh khuya

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh (những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác…)

- Giới thiệu về bài thơ “Rằm tháng giêng” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Thiên nhiên Tây Bắc

- Hình ảnh trăng: nguyệt chính viên – trăng đúng lúc tròn nhất

⇒ Gợi không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh trăng

- Sức sống của mùa xuân: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên

⇒ Ba chữ “xuân” nối tiếp nhau thể hiện sức xuân và sắc xuân đang trỗ dậy và không ngừng chuyển động để lớn dần lên. Khung cảnh tràn đầy sức sống, sông, nước và bầu trời dường như đang giao hòa với nhau

⇒ Bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống

b. Hình ảnh con người

- Bàn việc quân: bàn việc kháng chiến, bàn việ sinh tử của của dân tộc

- Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền”: sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm và qua đó thể hiện ý nguyện, mong muốn vươn tới thành công trong sự nghiệp cách mạng

⇒ Phong thái ung dung, lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tâm hồn giao cảm, hào hợp với thiên nhiên của Bác

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

   + Nội dung: vẻ đẹp đêm trăng rằm tháng giêng ở Tây Bắc và tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước và phong thái ung dung, lạc quan của Bác

   + Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà bình dị, gần gũi…

Xem thêm
Cảnh khuya – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt (trang 1)
Trang 1
Cảnh khuya – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt (trang 2)
Trang 2
Cảnh khuya – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống