Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt

Tải xuống 4 4.1 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em gồm đầy đủ nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt hay nhất. Tài liệu có 4 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Ngữ văn lớp 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em– nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt:

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Bài giảng: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

I. Đôi nét về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự phát triển, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” trích từ Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại Liên hợp quốc ngày 30-9-1990, in trong cuốn Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em.

2. Bố cục

- Đoạn 1 (Từ đầu đến “những kinh nghiệm mới”): khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên Trái đất, kêu gọi nhân loại hãy quan tâm nhiều hơn đến điều này

- Đoạn 2 ( Sự thách thức): những thách thức cho sự phát triển của nhiều trẻ em trên thế giới

- Đoạn 3 ( Cơ hội): Những điều kiện thuận lợi để thế giới có thể đẩy mạnh việc quan tâm, chăm sóc trẻ em

- Đoạn 4 (Nhiệm vụ): Nhiệm vụ cụ thể từng quốc gia vè cả cộng đồng cần làm vì sự sống còn, quyền được bảo về và phát triển của trẻ em

3. Giá trị nội dung

    Văn bản phần nào cho ta thấy được thực trạng về cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em

4. Giá trị nghệ thuật

Văn bản được trình bày chặt chẽ khoa học và vô cùng hợp lí, toàn diện về các vấn đề được nêu ra

II. Dàn ý phân tích Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

1. Mở bài

- Giới thiệu những nét khái quát về tầm quan trọng của trẻ em trong sự phát triển của nhân loại: Trẻ em là thế hệ kế thừa những thành tựu và phát triển thế giới tốt đẹp mà con người đã gây dựng trong suốt bao thiên niên kỉ

- Nhận thức tầm quan trọng của trẻ em, Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (trích trong Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em) của Liên hợp quốc đã đưa đến những vấn đề cấp thiết cho thế hệ những chủ nhân tương lai của đất nước

2. Thân bài

    a. Sự khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên Trái đất, kêu gọi nhân loại hãy quan tâm nhiều hơn đến điều này

- Giới thiệu hoàn cảnh của lời kêu gọi, đây là một “lời kêu gọi khẩn thiết hướng tới toàn thể nhân loại” vì mục đích: hãy đảm bảo cho trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”

- Nêu đặc điểm của trẻ em : “trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc”

- Khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của tất cả các trẻ em trên toàn thế giới: “phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển...”

        ⇒ Cách nêu vấn đề trực tiếp, rõ ràng

    b. Những thách thức cho sự phát triển của nhiều trẻ em trên thế giới

- Phản ánh thực trạng của trẻ em trên toàn thế giới:

    + Trở thành những nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài

    + Phải sống trong thảm họa đói nghèo, khủng hoảng kinh tế

    + Tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, môi trường xuống cấp...

    + Rất nhiều trẻ em phải bỏ mạng mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật

    c. Những điều kiện thuận lợi để thế giới có thể đẩy mạnh việc quan tâm, chăm sóc trẻ em

- Bên cạnh những khó khăn, tuyên bố cũng đưa ra những cơ hội cho việc chăm sóc, hướng tới sự phát triển của trẻ em:

    + Sự liên kết giứa các nước và “công ước về quyền trẻ em”đã tạo ra những quyền và phúc lợi mới cho trẻ em, chúng sẽ “được sự tôn trọng” ở khắp nơi trên thế giới

    + Bầu không khí chính trị quốc tế đang được cải thiện, cụ thể cuộc chiến tranh lạnh đã chấm dứt, sự hợp tác liên kết quốc tế được tăng cường, phong trào giả trừ quân bị được đẩy mạnh...

        ⇒ Tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có thể chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế, tăng cường phúc lợi xã hội

        ⇒ Có thể tạo ra nhiều hơn nữa những kết quả tốt đẹp cho sự phát triển của trẻ em

    d. Nhiệm vụ cụ thể từng quốc gia về cả cộng đồng cần làm vì sự sống còn, quyền được bảo về và phát triển của trẻ em

- Tuyên bố đã đưa ra những nhiệm vụ cấp thiết cho cộng đồng quốc tế và từng quốc gia:

    + Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dường của trẻ em

    + Chăm sóc nhiều hơn đối với trẻ em bị tàn tật và có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn

    + Tăng cường vai trò phụ nữ và bình đẳng nam nữ

    + Bảo đảm sự phát triển giáo dục cho trẻ em

    + Bảo đảm an toàn cho phụ nữ mang thai

    + Tạo môi trường sống tốt đẹp cho trẻ em

    + Khôi phục sự phát triển kinh tế

        ⇒ Những nhiệm vụ mang tính cấp thiết này nếu được thực hiện sẽ ,ở ra một tương lai tốt đẹp hơn cho trẻ em trên toàn thế giới

3. Kết bài

- Khẳng định lại tầm quan trọng của bản tuyên bố này đối với sự phát triển của trẻ em trên toàn thế giới

- Trình bày suy nghĩ bản thân và liên hệ thực tế đất nước

Sơ đồ tư duy Phân tích và nêu cảm nghĩ về bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Phân tích và nêu cảm nghĩ về bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em năm 2021

 

Top 6 bài Phân tích và nêu cảm nghĩ về bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em hay nhất (ảnh 2)

 

 Bài văn mẫu Phân tích và nêu cảm nghĩ về bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em – mẫu 1

Con người trước khi trưởng thành và chính thức bước vào cuộc sống thì bản thân ai cũng có một tuổi thơ, cũng từng là trẻ em, ai cũng biết rằng đó chính là lúc chúng ta cần được quan tâm, chăm sóc và bảo bọc nhất. Và với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới thì trẻ em luôn luôn có những quyền chính đáng là quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được yêu thương. Chính vì thế trong hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp ở trụ sở Liên hợp quốc, tại New York vào ngày 30-9-1990, đã đưa ra bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em nhằm khẳng định việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách và có ý nghĩa toàn cầu.

Mở đầu văn bản chính là lời kêu gọi, đồng thời nêu ra những lý do một cách cụ thể, trực tiếp và ngắn gọn hướng tới đối tượng đó là toàn thể nhân loại, cho thấy tính cộng đồng của lời kêu gọi, ý thức rằng việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ của toàn bộ các quốc gia trên toàn thế giới. Nội dung của lời kêu gọi rất ngắn gọn và xúc tích "Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn", thể hiện tính nhân đạo sâu rộng, là truyền thống thống tốt đẹp của con người. Để đưa ra lý do cho lời kêu gọi, văn bản đã đưa ra ba nguyên nhân lớn, thứ nhất tất cả trẻ em trên thế giới đều rất trong trắng, non nớt, dễ bị tổn thương và phụ thuộc và người lớn, thứ hai là trẻ em có quyền được sống trong hòa bình trong ấm no, có quyền được ăn học, vui chơi, phát triển, cuối cùng là trẻ em có quyền và phải được lớn lên trong sự hòa hợp và tương trợ. Như vậy xét về tổng thể lời kêu gọi được đưa ra đã đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của trẻ em trên toàn thế giới, là hòa bình, ấm no, hạnh phúc và có tương lai. Đặc biệt lời kêu gọi còn mang tính nhân loại rộng lớn và tính cộng đồng, nhân đạo sâu sắc.

Nếu như lời kêu gọi đưa ra nội dung vì quyền thiết yếu của trẻ em trên toàn thế giới với tư tưởng nhân đạo và tính cộng đồng đồng sâu sắc, thì chúng ta lại phải đặt ra câu hỏi rằng vậy liệu rằng có phải tất cả trẻ em trên toàn thế giới đã hoàn toàn nhận được những quyền cơ bản ấy, đã thực sự có một cuộc sống hòa bình và tương lai tốt đẹp chăng? Để trả lời cho câu hỏi này tác giả đã dẫn dắt người đọc đến những thực trạng, những thách thức mà những nhà lãnh đạo chính trị phải đáp ứng và đối mặt. Trong 5 mục từ mục 3 đến mục thứ 3, tác giả đã dám nhìn thẳng vào hiện thực để nêu lên khái quát những thực trạng cơ bản nhất của trẻ em trên toàn thế giới một cách khá chân thực, cụ thể và toàn diện nhất. Thực tế rằng cho đến ngày hôm nay trẻ em trên toàn thế giới vẫn là nạn nhân của chiến tranh, của bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chính vì thế có những em đã trở thành người tị nạn tha hương, có em phải chịu cảnh tàn tật, thậm chí có em đã mãi mãi dừng lại ở tuổi thơ tươi đẹp nhất.      

Cho đến tận hôm nay đã gần 30 năm kể từ khi bản tuyên ngôn ra đời, chúng ta vẫn phải chứng kiến những hình ảnh đau lòng, của một em bé Syria nằm ngủ bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, em đã mãi mãi dừng lại ở tuổi đời thứ hai khi còn chưa kịp biết gì về thế giới vốn còn nhiều điều tốt đẹp ngoài kia. Đó là một cú giáng mạnh, một nỗi đau đớn không thể phai nhòa, ám ảnh trong lòng của toàn thể nhân loại về hậu quả của chiến tranh và các cuộc di dân tị nạn vẫn còn đang tiếp diễn. Không dừng lại ở đó, bản tuyên bố còn đưa ra ở những nước đang phát triển hàng triệu trẻ em phải sống trong cảnh đói nghèo, mù chữ và môi trường sống thấp. Đáng sợ hơn bằng những số liệu cụ thể, bản tuyên bố cho thấy mỗi ngày có đến 40000 trẻ em tử vong do đói, suy dinh dưỡng và bệnh tật, ô nhiễm môi trường. Trước những thực trạng đau lòng như thế, có thể thấy rằng trẻ em đang sống một cuộc đời có quá nhiều đau khổ, đã nằm ngoài giới hạn mà có thể chịu các em đựng, có thể nói chẳng khác nào các em đang bị đày ải giữa địa ngục trần gian.

Top 6 bài Phân tích và nêu cảm nghĩ về bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em hay nhất (ảnh 3)

Điều đó đã gióng lên một hồi chuông báo động về hiểm họa mà trẻ em trên toàn thế giới đang phải chịu đựng, những hiểm họa ấy không phải thay năm theo tháng mà được tính đến hàng ngày, hàng giờ, thậm chí hàng phút. Bản tuyên bố đã đưa ra những sự thực vừa mang tính chọn lọc, vừa toàn diện nhất cho những hiểm họa mà trẻ em trên toàn thế giới phải gánh chịu, tác động mạnh mẽ đến lương tri của toàn nhân loại, với sức thuyết phục mạnh mẽ bởi đó là những sự thực không thể nào chối cãi. Tuy nhiên tuyên bố lại có lối viết tế nhị, không chỉ trích hay đề cập đến một quốc gia cụ thể nào, mang đến tính pháp lý, công bằng, khái quát và sâu sắc cho bản tuyên bố. Trước những thách thức to lớn như thế tác giả chuyển sang nói về những cơ hội mà toàn nhân loại đang có được, chỉ ra hai cơ hội to lớn nhất để đảm bảo quyền sống, quyền được phát triển của trẻ em. Cơ hội thứ nhất đó là sự liên kết giữa các nước và đặc biệt là công ước quốc tế về quyền trẻ em, tạo một cơ hội mới cho quyền và phúc lợi của trẻ em được tôn trọng được thực thi ở mọi quốc gia trên toàn thế giới. Cơ hội thứ hai xuất phát từ sự cải thiện bầu không khí chính trị, sự hợp tác quốc quốc tế ngày càng toàn diện và được đẩy mạnh, chiến tranh dần được đẩy lùi. Kinh tế tăng trưởng, môi trường được cải thiện, giúp các em có cuộc sống tốt đẹp hơn, an toàn hơn, có tương lai hơn. Tất cả những cơ hội ấy ấy chính là vấn đề tiên quyết để trẻ em có cơ hội được hưởng quyền chính đáng, cũng là sự thuận lợi khả quan để công ước được thực hiện. Vậy từ những thách thức và cơ hội ấy, chúng ta cần phải làm gì để có thể bảo vệ trẻ em trên toàn thế giới? Trong bản tuyên bố tác giả đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện (từ mục 10 đến mục thứ 17), thứ nhất là phải tăng cường sức khỏe dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em, đây chính là nhiệm vụ hàng đầu. Thứ hai đối với trẻ em thiệt thòi hơn phải tăng cường hỗ trợ, tăng cường các điều kiện phúc lợi xã hội, thứ 3 là phấn đấu cố gắng thực hiện quyền bình đẳng, quyền được giáo dục. Thứ tư là phải tạo cho trẻ em được một môi trường sống an toàn như gia đình, xã hội, thứ năm là phải đảm bảo phúc lợi cho trẻ em bằng việc phát triển kinh tế xã hội. Thêm nữa là phải khuyến khích sự phát triển của trẻ em để các em biết sống có trách nhiệm, hướng ra thế giới. Đặc biệt nhất đến mục số 17 không còn xoay quanh cuộc sống của trẻ em mà nhấn mạnh rằng để thực hiện được tất cả những nhiệm vụ trên thì vấn đề quan trọng hàng đầu là sự hợp tác quốc tế, sự nỗ lực không ngừng của các quốc gia trên toàn thế giới. Từ những nhiệm vụ được đề ra ta nhận thấy rằng đây đều là những nhiệm vụ toàn diện và mang tính khả thi, đưa vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em trở thành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của toàn nhân loại. Với cách nêu vấn đề vừa cụ thể vừa toàn diện như vậy đã mang đến tính thuyết phục cao cho bản tuyên bố, đánh động vào tâm hồn nhân đạo của toàn nhân loại, có hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ.

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em đã nêu ra những nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền được sống và được phát triển, vì tương lai của trẻ em của toàn bộ các quốc gia trên toàn thế giới. Bản tuyên bố có sức thuyết phục lớn nhờ bố cục kết cấu chặt chẽ, lí lẽ lập luận sắc sảo, luận cứ toàn diện, cụ thể. Tất cả đã làm nên một bản tuyên bố có giá trị nhân đạo, tính cộng đồng và tính pháp lý to lớn, có sức lan tỏa mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến nhận thức của người đọc, khuyến khích các hành động chung tay góp sức vì tuổi thơ của trẻ em trên toàn thế giới.

 Bài văn mẫu Phân tích và nêu cảm nghĩ về bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em – mẫu 2

"Bảo vệ và phát triển trẻ em" là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở mỗi đất nước. Bởi ;" Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai " . Đây là câu nói mang đầy đủ ý nghĩ về trẻ em.Mọi đứa trẻ đều ngây thơ như một tờ giấy trắng, lại rất dễ bị tổn thương nên cần được nâng niu, yêu thương, cần được khuyến khích cho chúng can đảm hơn trong cuộc sống, được thoải mái vui chơi, học tập, không âu lo, buồn tủi.

Vào những năm gần đây, trẻ em đã bị mắc phải vào những tệ nạn xã hội chẳng hạn như nghiện ma tuý, cờ bạc, tham gia các hoạt động không lành mạnh, làm mất đi nét văn hoá của xã hội. Có nhiều trẻ em các vùng miền phải chịu đói, nghèo khổ và bị mồ côi, không nơi nương tựa. Theo như chúng ta đã biết có hơn 2,6 triệu trẻ em bị mắc phải bệnh hiểm nghèo nhưng lại không có người thân kề bên chăm sóc. Vậy nên chúng ta hãy cùng chung tay giúp đỡ các trẻ em đó, có gì giúp nấy, có ít giúp ít, có nhiều giúp nhiều và chúng ta nên đưa đến cô nhi viện cho những trẻ em bị mồ côi để họ có thể chăm sóc và nuôi dưỡng. Bên cạnh đó cần phải giúp đỡ cho những mảnh đời khó khăn hơn như đóng góp vào chiên dịch nụ cười hồng để các bạn nghèo khó có tập sách để đi học.

Hiện nay ở các nơi trên thế giới , sự phát triển của trẻ em không được đảm bảo hoàn toàn. Nhất là ở những nước nghèo, trẻ em không được đáp ứng đủ các nhu cầu về vật chất: đó nghèo, không có nhà ở; và thiếu thốn về cả tinh thần: không có cha mẹ, không được đến trường. Và có khi là bị tước đi những quyền lợi ích của chính mình. Chăm sóc, giáo dục hay quan trọng hơn là việc bảo vệ trẻ em chưa bao giờ là một chuyện dễ dàng. Đây không phải là việc riêng của một cá nhân nào mà chính là trách nhiệm của toàn xã hội. Tuy nhiên, bảo vệ trẻ em hiện nay vẫn đang là sự việc không được mọi người thực sự xem trọng nên vẫn còn nhiều thách thức. Số trẻ em bị tai nạn thương tích ngày càng giảm, tuy nhiên nổi lên những năm gần đây là số lượng trẻ em bị bạo hành, xâm hại ngày càng cao. Có tình trạng trẻ em gái bị rủ rê, lừa gạt, ép buộc đi khỏi địa phương, đi nơi khác làm việc hoặc bị bán ra nước ngoài nhưng các cơ quan chức năng, kể cả gia đình chưa chủ động nắm bắt, vẫn còn lơ là trong việc bảo vệ trẻ nhỏ. Thậm chí vấn đề bất bình đẳng giữa trẻ em giàu- nghèo, người dân tộc thiểu số hay nông thôn- thành thị vẫn còn khá rõ rệt. Tuyên truyền các điều luật về bảo vệ trẻ em còn kém, nhất là ở nông thôn, miền núi và vùng sâu vùng xa.

Trẻ em cũng có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển trí tuệ và thể lực một cách toàn diện như được học tập đầy đủ , được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao của trường lớp ,... Nhưng trong thực tế hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em không được đến trường hoặc chưa trải qua giáo dục cơ sở. Vì vậy cần phải đấu tranh cho trẻ em có quyền được đi học và vui chơi giải trí để phát triển một cách toàn diện sau này là những nhân tài cho đất nước . Để chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất, hướng các em đến một môi trường lành mạnh, cơ bản, để phát triển toàn diện, sẽ cần rất nhiều thời gian. Điều này không đơn thuần chỉ là trách nhiệm, mà chúng ta, mỗi gia đình, cả cộng đồng xã hội đều phải vào cuộc bằng cả cái nhìn tích cực và trái tim yêu thương dành cho trẻ. Hơn thế, còn phải biết lắng nghe trái tim trẻ em nói bằng sự tôn trọng của người lớn, chỉ như thế, chúng ta mới dễ dàng vượt qua được những thách thức.

 

Ngày nay, nước ta vẫn còn rất nhiều trẻ em không được đến trường để phát triển về tri thức. Mỗi trẻ em có khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn rất nhiều so với người lớn. Việc trẻ em không được đi học sẽ khiến cho đất nước mất đi rất nhiều nhân tài và nguồn nhân lực lớn cho phát triển nước ta. Ngoài ra, có nhiều trẻ em đã không đc đi học còn bị bóc lột sức lao động bằng những công việc nặng nhọc. Bên cạnh đó nước ta cũng đã quản lí chặc chẽ hơn về quyền bảo vệ trẻ em. Trẻ em ngày càng được học tập trong môi trường cải thiện hơn trước và được bảo vệ hết sức nghiêm ngặc. Là một người học sinh, cảm nhận của chúng em về việc bảo vệ và phát triển trẻ em nước ta đang có những đổi mới tốt hơn giúp cho cuộc sống trẻ em phần nào lành mạnh hơn.

Vấn đề bảo vệ trẻ em đã được thế giới nói chung và Việt nói riêng ý thức đầy đủ và xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo tất cả các trẻ em được an toàn và phát triển một cách toàn diện.

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống