Sơ đồ tư duy bài Cổng trường mở ra dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 7

Tải xuống 7 2.6 K 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu sơ đồ tư duy bài Cổng trường mở ra hay nhất, gồm 7 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Cổng trường mở ra Ngữ văn lớp 7.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sơ đồ tư duy bài Cổng trường mở ra dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 7:

Cổng trường mở ra

Bài giảng: Cổng trường mở ra

A. Sơ đồ tư duy Cổng trường mở ra

B. Tìm hiểu bài Cổng trường mở ra

I. Tác giả

- Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh.

- Quê quán: quê gốc ở thôn Chi Ngại, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; sau đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

- Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi. Nguyễn Trãi trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. Nhưng cuối cùng, ông bị giết oan khốc và thảm thương vào năm 1442 và mãi đến năm 1464, mới được vua Lê Thành Tông rửa oan.

- Ông để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú, trong đó có “Bình ngô đại cáo”, “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”, “Quân trung từ mệnh tập”.

- Ông là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới (năm 1980).

II. Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Thể loại: Thơ lục bát (bản dịch)

2. Hoàn cảnh sáng tác

“Bài ca Côn Sơn” (Côn Sơn ca) có nhiều khả năng được sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép, đành phải cáo quan về sống ở Côn Sơn.

3. Giá trị nội dung

Với hình ảnh nhân vật “ta” giữa cảnh tượng Côn Sơn nên thơ, hấp dẫn, đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.

4. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng đại từ nhân xưng “ta”.

- Đan xen các chi tiết, các câu thơ tả cảnh và tả người.

- Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ.

- Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái.

- Bản dịch theo thể thơ lục bát với ngôn ngữ trong sáng, sinh động, hấp dẫn.

III. Dàn ý phân tích tác phẩm

1. Cảnh vật Côn Sơn

- Hình ảnh miêu tả thiên nhiên Côn Sơn:

+ Suối: tiếng suối như tiếng đàn cầm.

+ Đá rêu phơi.

+ Thông mọc như nêm: thông mọc rậm và dày.

+ Trúc bóng râm: trúc rậm, râm mát, dày tạo nên bóng râm khi trời nắng.

+ Nghệ thuật: so sánh, sử dụng từ láy, tính từ, động từ.

→ Cảnh sắc thiên nhiên Côn Sơn trong lành, nguyên sơ, thanh tĩnh, khoáng đạt, nên thơ mà gần gũi.

- Tác giả là người yêu, hiểu, quý trọng những giá trị của thiên nhiên.

2. Con người giữa cảnh vật thiên nhiên Côn Sơn

- Sử dụng điệp từ, đại từ nhân xưng “ta” nhằm nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi cảnh đẹp của Côn Sơn

- Sử dụng hàng loạt các động từ: Ta nghe, ta ngồi, ta nằm, ta ngâm 

→ Làm nổi bật sự có mặt của con người trước thiên nhiên khoáng đạt, rộng lớn, gợi tư thế ung dung tự tại, làm chủ của con người trước thiên nhiên.

→ Tâm hồn thi nhân thanh cao, trong sạch, rất yêu thiên nhiên và hòa nhập với thiên nhiên.

IV. Bài phân tích

Từ xưa đến nay, đề tài thiên nhiên trong thơ ca cổ thường rất phong phú. Các nhà thơ Việt Nam thời trung đại đã viết nhiều áng thơ hay về vẻ đẹp của quê hương, trong đó có Nguyễn Trãi, nhà thơ tài hoa, cũng là vị anh hùng xuất sắc của dân tộc ta, đã sáng tác “Bài Ca Côn Sơn” trong những ngày ông về ở ẩn nơi quê nhà. Bài thơ vừa khắc họa cảnh thiên nhiên yên tĩnh, trong lành, vừa bộc lộ những cảm xúc đẹp của thi sĩ khi ngắm nhìn rừng núi quê hương

Bài thơ vốn được viết bằng chữ Hán nhưng đã được dịch ra tiếng Việt với thể thơ lục bát du dương, uyển chuyển. Bản dịch được đánh giá là hay, thể hiện đầy đủ xúc cảm của nguyên tác. Mở đầu bức tranh Côn Sơn là một âm thanh êm đềm:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Nhà thơ cảm nhận thiên nhiên trước hết bằng thị giác và từ đó đối tượng trữ tình là phong cảnh Côn Sơn hiện ra rất tao nhã, yên tĩnh. Âm thanh tiếng suối của thiên nhiên được so sánh với tiếng đàn cầm bên tai. Tiếng đàn thánh thót thường thể hiện cảm xúc và tâm trạng của người nghệ sĩ. Còn tiếng suối kia, phải chăng là tiếng của núi rừng êm êm tâm tình cùng người thi sĩ? Tả tiếng suối bằng tiếng đàn là một cách miêu tả thật độc đáo, ta có cảm giác như nhân vật trữ tình đang say sưa thưởng thức âm thanh đó như thưởng thức nghệ thuật tuyệt đỉnh của mẹ thiên nhiên. Về sau này, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng có lần tả Tiếng suối trong như tiếng hát xa, cũng là so sánh một âm thanh của tự nhiên với một âm thanh du dương do con người tạo ra. Hai nhà thơ ở hai thời đại khác nhau đều gặp gỡ ở tình yêu thiên nhiên tha thiết, nhưng tiếng suối - đàn cầm của Nguyễn Trãi thì đẹp một cách cổ điển, còn tiếng suối - tiếng hát của Hồ Chí Minh thì đẹp hiện đại, lấp lánh trẻ trung...

Thế đấy, nhà thơ tả tiếng suối để khắc họa không gian yên tĩnh, đây là nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Và giữa không gian ấy là hình ảnh:

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Nhà thơ tả đá mới thật độc đáo làm sao: Ông cảm nhận đá qua màu rêu đã phơi nắng phơi mưa qua bao ngày bao tháng. Hình ảnh ấy khiến người đọc có cảm giác rằng đá Côn Sơn đã bao lâu trơ gan cùng tuế nguyệt. Có lẽ nó mang trong mình chiều dài năm tháng và bề dày của những trang lịch sử, là hình ảnh của một thiên nhiên lâu đời, nguyên thủy mà nhà thơ mến yêu và gắn bó. Chính vì vậy, Nguyễn Trãi “ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”. Lại là nghệ thuật so sánh rất đặc sắc, đưa thiên nhiên trở nên gần gũi vô cùng. Côn Sơn như ngôi nhà lớn, mà thảm rêu phơi kia đã trở thành chiếu êm của con người, giúp cho nhân vật trữ tình thảnh thơi ngồi nghỉ, để viết lên những vần thơ hay, êm êm như cảnh Côn Sơn.

Côn Sơn còn có những rừng thông tươi xanh bốn mùa, để nhà thơ hòa mình sảng khoái:

Trong rừng thông mọc như nêm

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Người xưa thường yêu thông, vì nó là loài cây không sợ sương tuyết, cứ xanh tươi và mọc thẳng bất chấp phong ba. Hình ảnh rừng thông khiến cho cảnh Côn Sơn trở nên hùng tráng, với cách so sánh giản dị thông mọc như nêm. Cánh rừng thông ấy không bao giờ gục ngã trong bão gió, đây là nét đẹp của sức sống, của niềm tin. Phải chăng ẩn ý của nhà thơ là như vậy? Rồi, con người xuất hiện dưới bóng mát rừng thông, trong một hành động thể hiện tâm thế thoải mái, thân thuộc là ta lên ta nằm. Rừng và thi nhân hài hòa trong một mối gắn bó mật thiết, bóng thông mát rượi che cho nhà thơ say giấc nồng ban trưa. Người đọc như cảm nhận được một tâm hồn dạt dào thi hứng và yêu mến thiên nhiên quê hương của Nguyễn Trãi. Cuối cùng là vẻ đẹp của rừng trúc:

Trong rừng có trúc bóng râm,

Trong màu xanh ngát ta ngâm thơ nhàn.

Lại một màu xanh nữa, màu xanh của trúc đã góp phần tạo nên một màu xanh trùng điệp nơi khung cảnh Côn Sơn, một màu xanh mát rượi là những bóng mát nghỉ chân, tha hồ ngâm nga. Những cây trúc còn thể hiện cho sự trường tồn và sức sống mạnh mẽ của rừng núi Côn Sơn.

Bút pháp miêu tả bức tranh Côn Sơn của Nguyễn Trãi thật tài tình: hình ảnh thơ tươi đẹp, liên tưởng thú vị độc đáo, hình ảnh thiên nhiên và con người sóng đôi một cách tự nhiên... Từ đó, ta thấy được sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, và nhân cách thanh cao, ung dung của nhà thơ tỏa sáng trên từng câu chữ. “Bài ca Côn Sơn” không phải chỉ là một bức tranh đẹp, nó quả thật còn là một bản nhạc về tình yêu thiên nhiên và niềm hạnh phúc khi được ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên quê hương của nhà thơ.

V. Một số lời bình về tác phẩm

1. Côn Sơn ca – Khúc ca hài hoà giữa minh triết và nhân ái

          ...   Bài ca Côn Sơn mở ra một khoảng không xanh tươi, trong trẻo, mát mẻ. Núi rừng hùng vĩ nhưng không bí ẩn, xa cách. Thiên nhiên mang vẻ đẹp hoang sơ, nguyên thuỷ mà thật ấm áp, thân tình. Con người đến đó không lắng nghe, nhìn ngắm bằng tai thường, mắt thường mà bằng cái tâm đã lọc sạch bụi bẩn và rộng mở. Nhờ trống không và rộng mở nên đã tiếp nhận được toàn bộ cái “chân” của tạo vật. Thiên nhiên là một thế giới riêng có tâm hồn. Đem cái tâm của mình hoà đồng cùng vạn vật, Nguyễn Trãi đã vận dụng được nguyên lí “vạn vật đồng nhất thể” của triết học phương Đông để vui niềm vui khám phá và phát hiện. Côn Sơn thực sự trở thành ngôi nhà thân thuộc khi nhà thơ nghe được tiếng nói của suối, đá, thông, trúc, có thể cùng nhau trò chuyện, cảm thông, có thể lấy nó làm đàn cầm, làm đệm chiếu êm mượt, làm lọng biếc che mát để nằm nghỉ ngơi, làm tấm bình phong xanh để ngồi bên ngâm vịnh. Thiên nhiên luôn hào phóng dành sẵn những hương sắc, thanh âm, xúc cảm giản dị mà diệu kì đối với ai biết mở rộng giác quan của tâm hồn trước nó. Khi con người mở cửa tâm hồn, thiên nhiên cũng mở cửa kho tàng vô tận. Giọng thơ thật hào hứng khi nói “Côn Sơn có suối”, “Côn Sơn có đá”, “trong núi có thông”, “trong rừng có trúc”…. Giàu có biết bao! Ta là một phần trong tất cả và tất cả cũng chính là ta! Thực hiện được sự hội nhập lớn lao này, con người đã mang được cái hồn của vũ trụ, sự phong phú và vĩnh cửu của vũ trụ. Cũng từ đó giải phóng khỏi mọi loại ngục tù của quy ước, giáo điều, thiên kiến trong cách nhìn, cách nghĩ thông thường để dùng con mắt nhìn của trẻ thơ ghi nhận cảnh vật và tái hiện trong một thế giới thơ trong trẻo mà quyến rũ lạ thường....

 (Theo Đoàn Thị Thu Vân, Côn Sơn ca – Khúc ca hài hoà giữa minh triết và nhân ái, trong Tạp chí Văn học, số 10, năm 2000)

 

Xem thêm
Sơ đồ tư duy bài Cổng trường mở ra dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 7 (trang 1)
Trang 1
Sơ đồ tư duy bài Cổng trường mở ra dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 7 (trang 2)
Trang 2
Sơ đồ tư duy bài Cổng trường mở ra dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 7 (trang 3)
Trang 3
Sơ đồ tư duy bài Cổng trường mở ra dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 7 (trang 4)
Trang 4
Sơ đồ tư duy bài Cổng trường mở ra dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 7 (trang 5)
Trang 5
Sơ đồ tư duy bài Cổng trường mở ra dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 7 (trang 6)
Trang 6
Sơ đồ tư duy bài Cổng trường mở ra dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 7 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống