27 câu Trắc nghiệm Vật Lí 11 Chương 6: Khúc xạ ánh sáng có đáp án 2023

Tải xuống 12 2.9 K 37

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 11: Ôn tập chương 6 có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu gồm 27 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Vật lí 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập chương 6 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Lí 11 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 27 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Ôn tập chương 6 có đáp án – Vật Lí lớp 11:

Trắc nghiệm Vật lí 11 có đáp án: Ôn tập chương 6 (ảnh 1)

Trắc nghiệm Vật lí 11

Ôn tập Chương 6

Bài 1. Một người nhìn hòn sỏi nằm dưới đáy bể chứa nước theo phương gần vuông góc với mặt chất lỏng. Đặt viên sỏi ở đáy bể, khi độ cao của nước trong bể là d1 và d2 = 2d1 thì ảnh của chúng quan sát được cách mặt thoáng của chất lỏng tương ứng là h1 và h2 và cách xa nhau 15cm. Biết chiết suất của nước là 4/3. Khoảng cách từ ảnh của viên sỏi đến đáy bể trong trường hợp độ sâu của nước là d1 và d2 lần lượt là

A. 5cm và 10cm

B. 10cm và 5cm

C. 15cm và 30cm

D. 7,5cm và 15cm

Đáp án: A

Ta có:

Theo bài ra: h2 - h1 = 15cm (2)

Giải (1) và (2) ⇒ h1 = 15cm; h2 = 30cm

Vậy khoảng cách từ ảnh của viên sỏi đến đáy bể trong trường hợp độ sâu của nước là d1 và d2 lần lượt là:

d1 - h1 = 5cm; d2 - h2 = 10cm.

Bài 2. Nước và thuỷ tinh có chiết suất lần lượt là n1 và n2. Chiết suất tỉ đối giữa môi trường nước và thuỷ tinh là

C. n21 = n2 - n1

D. n21 = n1 - n2

Đáp án: A

Chiết suất tỉ đối giữa môi trường nước và thuỷ tinh là: 

Bài 3. Một chiếc thước dài 1m được đánh dấu 100 vạch, hai vạch liên tiếp cách nhau 1cm. Quan sát thước theo phương gần như vuông góc với mặt nước thì thấy ảnh của vạch 84 ngoài không khí trùng với vạch số 0 trong nước. Biết chiết suất của nước là 4/3. Độ sâu của nước trong bể là:

A. 54cm

B. 48cm

C. 42cm

D. 36cm

Đáp án: B

Theo hình vẽ ta có: ảnh A’ của A trùng với ảnh S’ của S

Suy ra: HA = HA’ = HS’ (vì ảnh của A đối xứng với A qua mặt nước)

Mà: SA = SH + HA = SH + HS’ = 84cm (1)

Mặt khác, ta có:

Từ (1) và (2) ⇒

Suy ra độ sâu của nước trong bể:

Bài 4. Một tia sáng đi từ thuỷ tinh đến mặt phân cách với nước. Biết chiết suất của thuỷ tinh là √3, chiết suất của nước là 4/3. Góc giới hạn phản xạ toàn phần bằng

A. 50o20’

B. 62o44’

C. 65o48’

D. 48o35’

Đáp án: A

 

Bài 5. Một tia sáng đi từ nước đến mặt phân cách với không khí có góc tới i. Biết chiết suất của nước là 4/3. Tia sáng tới mặt phân cách này thì xảy ra phản xạ toàn phần. Góc tới i có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 40o

B. 30o

C. 45o

D. 50o

Đáp án: D

 

Bài 6. Một điểm sáng S nằm ở đáy chậu đựng chất lỏng có chiết suất n, độ sâu là 12cm. Quan sát S theo phương vuông góc với mặt chất lỏng, thấy ảnh của nó cách mặt thoáng của chất lỏng một khoảng 10cm. Chiết suất n của chắt lỏng bằng

A. 1,12

B. 1,2

C. 1,33

D. 1,4

Đáp án: B

Tương tự câu 6:

Bài 7. Một bể chứa nước có thành cao 80cm, đáy phẳng dài 120mm. Độ cao mực nước trong bể là 60cm và có chiết suất là 4/3. Ánh nắng chiếu theo phương nghiêng 30o so với mặt nước trong bể. Độ dài bóng đen tạo thành ở trên mặt nước và trên đáy bể là

A. 11,5cm và 63,7cm

B. 34,6cm và 85,9cm

C. 34,6cm và 51,6cm

D. 34,6cm và 44,4cm

Đáp án: B

Theo đề bài HI = 60cm. AM = 80 – 60 = 20cm

Ta có: sini = nsinr với i = 90 – 30 = 60o (hình vẽ)

Ta có:

Suy ra chiều dài bóng đen tạo thành trên mặt nước là: IM = 20√3 cm = 35,6cm

Bóng của thành bể tạo thành dưới đáy bể là:

CR = CH + HR = 85,9cm

Bài 8. Một ngọn đèn nhỏ S đặt ở đáy một bể nước, độ cao mực nước là 60cm. Đặt trên mặt nước tấm gỗ tròn tâm O, bán kính R sao cho OC vuông góc với mặt nước. Biết chiết suất của nước là 4/3. Để không có tia sáng từ S đi trực tiếp ra khỏi mặt nước thì R có giá trị nhỏ nhất là

A. 49cm

B. 68cm

C. 55cm

D. 51cm

Đáp án: B

Để tia sáng đi từ đáy bể không truyền ra ngoài không khí thì lúc này tia sáng đi đến rìa của tấm gỗ thì xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. (hình vẽ)

Ta thấy góc tới i của tia sáng phát ra từ A đến mặt nước tăng dần khi vị trí tới di chuyển từ điểm I của mép miếng gỗ ra xa tâm O. Để không có bất kỳ tia khúc xạ nào lọt ra ngoài không khí thì tia tới AI phải có góc tới thỏa mãn điều kiện:

i ≥ igh ↔ sini ≥ sinigh = 1/n

Ta có:

 

Bài 9. Chiếu một chùm tia sáng song song trong không khí tới mặt nước với góc tời là 45o. Biết chiết suất của nước là 4/3. Góc hợp bởi tia khúc xạ và tia tới là

A. 70o32’

B. 45o

C. 25o32’

D. 12o58’

Đáp án: D

Gọi α là góc cần tìm:

Ta có:

Mặt khác: 

 

Bài 10. Một cái chậu đặt trên một mặt phẳng nằm ngang, chứa một lớp nước dày 20cm, chiết suất là 4/3. Đáy chậu là một gương phẳng. Mắt người quan sát đặt cách mặt nước 30cm, nhìn theo phương vuông góc với đáy chậu và mặt nước. Khoảng cách từ ảnh của mắt tới mặt nước là

A. 30cm

B. 45cm

C. 60cm

D. 70cm

Đáp án: C

Sơ đồ tạo ảnh:

Từ hình vẽ ta có:

* Đối với cặp lưỡng chất không khí - chất lỏng n: 

Xét 2 tam giác vuông MII1 và M’II1 ta có:

II1 = MI.tani1 = M’I.tanr1 (do góc IM’I1 = r1)

Vì ta đang xét góc tới i1 rất nhỏ nên r1 cũng rất nhỏ → tani1 ≈ sini1 và tanr1 ≈ sinr1

Đặt MI = d

(theo định luật khúc xạ tại I1: sini1 = n.sinr1)

* Đối với gương phẳng: 

M’J = JM'2 = M’I + IJ = 40 + e = 40 + 20 = 60cm → M'2I = 60 + 20 = 80cm

* Đối với cặp lưỡng chất lỏng n – không khí: 

Tương tự ta tìm được II2 = M'2I.tani3 = M'3I.tanr3 

(theo định luật khúc xạ tại I2: n.sini3 = sinr3)

Vậy ảnh cuối cùng cách mặt nước 60 cm.

Bài 11. Một miếng gỗ hình tròn, bán kính 4cm. Ở tâm O, cắm một chiếc đinh OA dài 6cm, vuông góc với miếng gỗ, thả miếng gỗ nổi trong một chậu nước có chiết suất 1,33 (đỉnh OA ở trong nước). Mắt đặt trong không khí sẽ thấy đầu A cách mặt nước một khoảng lớn nhất là

A. 3,64cm

B. 4,39cm

C. 6cm

D. 8,74cm

Đáp án: A

 

Mắt nhìn thấy A một khoảng xa mặt nước nhất có nghĩa là tia sáng ló ra ngoài phải có góc khúc xạ nhỏ nhất ⇒ Tia tới ngay vị trí rìa của tấm gỗ (hình vẽ)

Ta có:

Góc khúc xạ: sinr = n.sini ⇒ r = 47,8o

Suy ra: OA’ = R.tan(90 - r) = 3,64cm

Bài 12. Một miếng gỗ hình tròn, bán kính 4cm. Ở tâm O, cắm một chiếc chiếc đinh OA dài h cm, vuông góc với miếng gỗ, thả miếng gỗ nổi trong một chậu nước có chiết suất 1,33 (đỉnh OA ở trong nước). Mắt đặt trong không khí sẽ không thấy đầu A của đinh. Giá trị lớn nhất của h là

A. 3,25cm

B. 3,51cm

C. 4,54cm

D. 5,37cm

Đáp án: B

Điều kiện để mắt ở đâu cũng không thấy đầu A của đinh là: Tia sáng từ A phát ra truyền tới mặt nước thì không cho tia khúc xạ ra ngoài không khí.

Ta thấy góc tới i của tia sáng phát ra từ A đến mặt nước tăng dần khi vị trí tới di chuyển từ điểm I của mép miếng gỗ ra xa tâm O. Để không có bất kỳ tia khúc xạ nào lọt ra ngoài không khí thì tia tới AI phải có góc tới thỏa mãn điều kiện:

i ≥ igh ↔ sini ≥ sinigh = 1/n

Ta có:

Bài 13: Một cái cọc cắm thẳng đứng trên sông, nửa bên trong nửa bên ngoài nước. Một cái cọc khác cùng chiều dài được cắm thẳng đứng trên bờ. Bóng của cọc cắm thẳng đứng dưới sông sẽ

A. dài hơn bóng của cọc cắm trên bờ.

B. bằng với bóng của cọc cắm trên bờ.

C. ngắn hơn bóng của cọc cắm trên bờ.

D. ngắn hơn bóng của cọc cắm trên bờ nếu Mặt Trời lên cao và dài hơn bóng của cọc cắm trên bờ nếu Mặt Trời xuống thấp.

Bài 14: Hoàn thành câu phát biểu sau: “ Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị …… tại mặt phân cách giữa hai môi trường”

A. gãy khúc.

B. uốn cong.

C. dừng lại.

D. quay trở lại.

Bài 15: Một đèn sáng nhỏ S nằm dưới đáy của một bể nước sâu 20 cm. Thả nổi trên mặt nước một tấm gỗ mỏng tròn tâm O bán kính R ở trên mặt chất lỏng mà tâm O ở trên đường thẳng qua S. Thấy rằng không có tia sáng nào của ngọn đèn ra ngoài không khí. Chiết suất của nước là 4/3. Giá trị nhỏ nhất của R là

A. 19,32 cm.

B. 25,34 cm.

C. 17,21 cm.

D. 22,68 cm.

Bài 16: Khi nói về hiện tượng phản xạ toàn phần. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Khi có phản xạ toàn phần thì hầu như toàn bộ ánh sáng phản xạ trở lại môi trường chứa chùm ánh sáng tới.

B. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém chiết quang hơn.

C. Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần

D. Góc giới hạn của phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số chiết suất giữa môi trường chiết quang kém với môi trường chiết quang hơn.

Bài 17: Một người nhìn một hòn sỏi nhỏ O nằm cách đáy một bể nước sau theo phương gần vuông góc với mặt nước. Người này thấy ảnh O’ của O nằm cách mặt nước một khoảng bằng 1,2m. Biết chiết suất của nước là 4/3. Độ sâu của nước trong bể là

A. 90cm

B. 10dm

C. 16dm

D. 1,8m

Bài 18: Một bể chứa có thành cao 80cm và đáy phẳng dài 120cm. Biết độ cao mực nước trong bể là 60cm, chiết suất của nước là 4/3. Ánh nắng chiếu theo phương nghiêng góc 30o so với phương ngang thì độ dài bóng của thành bể tạo được ở đáy bể là

A. 85,9cm

B. 34,6cm

C. 63,7cm

D. 44,4cm

Bài 19: Một cái cột cắm thẳng đứng chạm đáy một bể rộng đựng nước. Phần cột nhô lên mặt nước là 0,6 m, bóng phần cột nhô lên này hiện lên trên mặt nước là 0,8 m. Bóng của cột hiên ở lên đáy bể là 1,7 m. Chiết suất của nước là 4/3. Chiều sâu của bể nước là

A. 1,2 m.

B. 1,5 m.

C. 2,5 m.

D. 1,4 m.

Bài 20: Đặt một thước dài 70 cm theo phương thẳng đứng vuông góc với đáy bể nước nằm ngang rộng (một đầu của thước chạm đáy bể). Chiều cao của nước trong bể là 40cm và chiết suất là 4/3. Nếu các tia sáng mặt trời tới nước dưới góc tới i (sini = 0,8) thì bóng của thước dưới đáy bể là

A. 50 cm.

B. 60 cm.

C. 70 cm.

D. 80 cm.

Bài 21: Tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Kim cương có chiết suất 2,42. Tốc độ truyền ánh sáng trong kim cương là

A. 242000 km/s.

B. 124000 km/s.

C. 72600 km/s.

D. 62700 km/s.

Bài 22: Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì

A. không thể có hiện tượng phản xạ toàn phần.

B. có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

C. hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn nhất.

D. luôn luôn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

Bài 23: Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra với hai điều kiện là:

A. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.

B. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.

C. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới nhỏ hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.

D. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới nhỏ hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần.

Bài 24: Điều kiện cần để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần nào sau đây là đúng?

A. Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.

B. Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất lớn hơn đến mặt phân cách với môi trường có chiết suất nhỏ hơn.

C. Tia sáng tới phải đi vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

D. Tia sáng tới phải đi song song với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

Bài 25: Một tia sáng chiếu xiên góc từ một môi trường sang môi trường chiết quang kém hơn với góc tới i thì tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc khúc xạ r. Khi tăng góc tới i (với sini < n2/n1) thì góc khúc xạ r

A. tăng lên và r > i.

B. tăng lên và r < i.

C. giảm xuống và r > i.

D. giảm xuống và r < i.

Bài 26: Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó góc tới i được tính theo công thức

A. sini = n.

B. sini = 1/n.

C. tani = n.

D. tani = 1/n.

Bài 27: Chọn câu không đúng. Khi hiện tượng khúc xạ ánh sáng từ không khí vào nước thì.

A. góc tới i lớn hơn góc khúc xạ r.

B. góc tới i bé hơn góc khúc xạ r.

C. góc tới i đồng biến góc khúc xạ r.

D. tỉ số sini với sinr là không đổi. 

Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống