30 câu Trắc nghiệm Vật Lí 11 Chương 5: Cảm ứng điện từ có đáp án 2023

Tải xuống 10 4.7 K 56

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 11: Ôn tập chương 5 có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Vật lí 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập chương 5 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Lí 11 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 30 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Ôn tập chương 5 có đáp án – Vật Lí lớp 11:

Trắc nghiệm Vật lí 11 có đáp án: Ôn tập chương 5 (ảnh 1)

Trắc nghiệm Vật lí 11

Ôn tập Chương 5

Câu 1. Một ống dây dài 40cm, gồm 800 vòng dây, điện tích tiết diện ngang của ống dây bằng 10cm2. Ống dây được nối với một nguồn điện có cường độ tăng từ 0 đến 4A. Nếu suất điện động tự cảm của ống dây là 1,2V, thì thời gian xảy ra biến thiên của dòng điện là

A. ∆t = 0,067s

B. ∆t = 0,0067s

C. ∆t = 6,7s

D. ∆t = 0,67s

Đáp án: B

Ta có

Suy ra:

 

Câu 2. Cho một khung dây tròn đường kính 20cm đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 0,01T. Lúc đầu mặt khung vuông góc với đường sức từ. Cho khung quay đến vị trí mặt phẳng khung song song với đường sức từ. Thời gian quay là 10-3s. Trong thời gian quay, độ lớn suất điện động cảm ứng trong khung là

A. 0,314V

B. 3,14V

C. 0,314mV

D. 3,14mV

Đáp án: A

Khi mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ: α1 = 0o

Khi mặt phẳng khung song song với đường sức từ: α2 = 90o;

Độ lớn suất điện động cảm ứng:

Câu 3. Kí hiệu nào dưới đây có thể coi là kí hiệu ứng với đơn vị từ thông?

A. Tm

B. H/A

C. A/H

D. A.H

Đáp án: D

Từ thông riêng qua mạch kiến: ɸ = L.i, trong đó L là hệ số tự cảm có đơn vị H, i là cường độ dòng điện có đơn vị A.

Do đó từ thông còn có đơn vị A.H

Câu 4. Từ thông qua diện tích S đặt trong từ trường đều là dương khi góc hợp bởi đường sức từ và pháp tuyến đối với S

A. là góc tù

B. là góc nhọn

C. bằng π

D.bằng π/2

Đáp án: B

Từ thông qua diện tích S đặt trong từ trường đều là: Φ = B.S.cosα.

Do đó: Φ > 0 ↔ cosα > 0 ↔ α là góc nhọn.x

Câu 5. Một khung dây dẫn được quấn thành vòng tròn bán kính 20cm, đặt trong một từ trường đều mà các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Trong thời gian t, cảm ứng từ tăng đều từ 0,1T đến 1,1T, trong khung dây xuất hiện một suất điện động không đổi với độ lớn là 0,2V. Thời gian t là

A. 0,2s

B. 0,628s

C. 4s

D. Chưa đủ dữ kiện để xác định

Đáp án: B

 

Suy ra:

Câu 6. Trong các hình vẽ a, b, c, d mũi tên chỉ chiều chuyển động của nam châm hoặc vòng dây kín. Khi xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong các vòng dây thì kết luận nào sau đây là đúng?

A. Dòng điện cảm ứng trong vòng dây dẫn kín có chiều cùng chiều kim đồng hồ ở hình a, b; ngược chiều kim đồng hồ ở hình c, d

B. Dòng điện cảm ứng trong vòng dây dẫn kín có chiều cùng chiều kim đồng hồ ở hình a, b, d; ngược chiều kim đồng hồ ở hình c

C. Dòng điện cảm ứng trong vòng dây dẫn kín có chiều cùng chiều kim đồng hồ ở hình b, d; ngược chiều kim đồng hồ ở hình a, c

D. Dòng điện cảm ứng trong vòng dây dẫn kín có chiều cùng chiều kim đồng hồ ở hình b, c; ngược chiều kim đồng hồ ở hình a, d.

Đáp án: D

Áp dụng định định luật Len – xơ dùng để xác định chiều của dòng điện cảm ứng:

Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho nó có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.

Sau đó sử dụng quay tắc nắm bàn tay phải ta xác định được chiều của dòng điện cảm ứng.

Câu 7. Trong các hình vẽ a, b, c, d, mũi tên chỉ chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trên vòng dây dẫn kín. Biết nam châm cố định còn vòng dây dẫn kín đang chuyển động đến gần hoặc ra xa nam châm. Khi xác định chiều chuyển động của vòng dây dẫn kín thì kết luận nào sau đây là đúng?

A. Vòng dây dẫn kín đang chuyển động ra xa nam châm ở hình a, c; đến gần nam châm ở hình b, d

B. Vòng dây dẫn kín đang chuyển động ra xa nam châm ở hình a, b; đến gần nam châm ở hình c, d

C. Vòng dây dẫn kín đang chuyển động ra xa nam châm ở hình b, c, d; đến gần nam châm ở hình a.

D. Vòng dây dẫn kín đang chuyển động ra xa nam châm ở hình a, b, c; đến gần nam châm ở hình d.

Đáp án: C

Từ chiều dòng điện cảm ứng, ta sử dụng quay tắc nắm bàn tay phải ta xác định được chiều cảm ứng từ B→ do vòng dây gây ra.

Dựa vào chiều B→ do nam châm gây ra và sử dụng định luật Len – xơ dùng ta xác định được chiều chuyển động của vòng dây.

Câu 8. Khung dây dẫn ABCD rơi thẳng đứng (theo chiều mũi tên ở hình vẽ) qua vùng không gian có từ trường đều MNPQ. Đặt tên các vùng không gian như sau: vùng 1 trước MN, vùng 2 trong MNPQ, vùng 3 sau PQ. Trường hợp nào sau đây trong khung dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng? dòng điện cảm ứng khi đó có chiều như thế nào?

A. Khung dây dẫn đang chuyển động trong vùng 1. Chiều dòng điện cảm ứng ADCBA

B. Khung dây dẫn đang chuyển động trong vùng 2. Chiều dòng điện cảm ứng ABCDA

C. Khung dây dẫn đang chuyển động trong vùng 3. Chiều dòng điện cảm ứng ABCDA

D. Khung dây dẫn đang chuyển động giữa vùng 1 và vùng 2, chiều dòng điện cảm ứng ADCBA. Hoặc khung dây dẫn đang chuyển động giữa vùng 2 và vùng 3, chiều dòng điện cảm ứng ABCDA

Đáp án:

Khi khung dây dẫn đang chuyển động giữa vùng 1 và vùng 2, từ thông qua mặt phẳng khung dây tăng, lúc này dòng điện cảm ứng trong khung có chiều ADCBA

Khi khung dây dẫn đang chuyển động giữa vùng 2 và vùng 3, từ thông qua mặt phẳng khung dây giảm, lúc này dòng điện cảm ứng trong khung dây có chiều ABCDA

Câu 9. Đặt khung dây ABCD, cạnh a = 4ccm trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,05T.

-Trường hợp 1: vuông góc với mặt phẳng khung dây

-Trường hợp 2: song song với mặt phẳng khung dây

-Trường hợp 3: hợp với mặt phẳng khung dây góc α = 30o

Từ thông qua khung dây trong các trường hợp trên lần lượt là:

A. Φ1 = 0, Φ2 = 8.10-5Wb, Φ3 = 6,92.10-5Wb.

B. Φ1 = 8.10-5Wb, Φ2 = 0, Φ3 = 6,92.10-5Wb

C. Φ1 = 8.10-5Wb, Φ2 = 0, Φ3 = 4.10-5Wb

D. Φ1 = 0, Φ2 = 8.10-3Wb, Φ3 = 6,92.10-5Wb

Đáp án: C

Trường hợp 1: α1 = 0o; Φ1 = BScosα1 = 0,05.0,042.cos0o = 8.10-5 Wb

Trường hợp 2: α2 = 90o; Φ2 = BScosα2 = 0

Trường hợp 3: α3 = 90o – 30o = 60o; Φ3 = BScosα3 = 0,05.0,042.cos60o = 4.10-5 Wb

 

Câu 10. Vòng dây tròn có diện tích 50cm2, điện trở bằng 0,2Ω đặt nghiêng góc 30o với như hình vẽ. Trong thời gian 0,01s, từ trường tăng đều từ 0 lên 0,02T. Suất điện động cảm ứng và độ lớn dòng điện cảm ứng trong vòng dây lần lượt là

A. ec = 5.10-3V; ic = 2,5.10-2A

B. ec = 8,65.10-3V; ic = 4,3.10-2A

C. ec = 5.10-4V; ic = 2,5.10-3A

D. ec = 8,65.10-4V; ic = 4,3.10-3A

Đáp án: A

Ta có: α = 90o – 30o = 60o. Độ lớn suất điện động cảm ứng:

Độ lớn dòng điện cảm ứng trong vòng dây:

Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Độ lớn suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín được xác định nhờ định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ.

B. Kết hợp giữa định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ và định luật Len-xơ giúp ta xác định đuuợc độ lớn của suất điện động cảm ứng và chiều dòng điện cảm ứng.

C. Chiều của dòng điện cảm ứng trong mạch điện kín được xác định nhờ định luật Len-xơ.

D. Chiều của dòng điện cảm ứng trong mạch điện kín được xác định nhờ định luật Jun—Len-xơ.

Đáp án: D

Định luật Len – xơ dùng để xác định chiều của dòng điện cảm ứng, được phát biểu như sau: Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho nó có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hiện tượng sinh ra dòng điện Fu-cô có thể coi là hiện tượng tự cảm

B. Hiện tượng sinh ra dòng điện Fu-cô không thể coi là hiện tượng cảm ứng điện từ

C. Hiện tượng sinh ra dòng điện Fu-cô có thể coi là hiện tượng cảm ứng điện từ

D. Không thể áp dụng định luật Len-xơ để xác định chiều của dòng điện Fu-cô.

Đáp án:

Dòng điện cảm ứng sinh ra trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường. hay dòng điện cảm ứng sinh ra trong khối vật dẫn được đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian là dòng điện Fu – cô.

Các đường dòng của dòng điện Fu – cô trong khối vật dẫn là những đường cong khép kín, nên dòng điện Fu – cô có tính xoáy.

Do vậy hiện tượng sinh ra dòng điện Fu-cô có thể coi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

Câu 13: Khi đóng khóa K trong mạch điện bên thì

                            

A. đèn (1) sáng ngay lập tức, đèn (2) sáng từ từ.

B. đèn (1) và đèn (2) đều sáng lên ngay.

C. đèn (1) và đèn (2) đều sáng từ từ.

D. đèn (2) sáng ngay lập tức, đèn (1) sáng từ từ.

Câu 14: Dòng điện Pu-cô là

A. dòng điện chạy trong khối vật dẫn đặt đứng yên trong từ trường đều.

B. dòng điện cảm ứng sinh ra trong mạch kín khi từ thông qua mạch biến thiên.

C. dòng điện cảm ứng sinh ra trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường.

D. dòng điện xuất hiện trong tấm kim loại khi nối tấm kim loại với hai cực của nguồn điện.

Câu 1:5 Một khung dây tròn, đặt trong một từ trường đều có mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường cảm ứng từ. Trong các trường hợp sau

I. Khung dây chuyển động tịnh tiến trong từ trường theo một phương bất kỳ

II. Bóp méo khung dây

III. Khung dây quay quanh một đường kín của nó

Ở trường hợp nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung dây?

A. I và II.

B. II và III.

C. III và I.

D. I, II và III.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm.

B. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm.

C. Hiện tượng tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ.

D. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm.

Câu 17: Chọn đáp án đúng. Một khung dây hình vuông mỗi cạnh 5 cm được đặt vuông góc với từ trường có cảm ứng từ 0,08 T. Nếu từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian 0,2 s, thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong thời gian trên bằng

A. 1 mV.       

B. 8 V.       

C. 0,5 mV.       

D. 0,04 V.

Câu 18: Một vòng dây dẫn được đặt trong một từ trường đều, sao cho mặt phẳng của vòng dây vuông góc với đường cảm ứng. Hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra khi

A. nó bị làm cho biến dạng.

B. nó được quay xung quanh pháp tuyến của nó.

C. nó được dịch chuyển tịnh tiến.

D. nó được quay xung quanh một trục trùng với đường cảm ứng từ.

Câu 19: Một khung dây kín đang ở trong một từ trường đều. Khi đưa nó ra ngoài phạm vi của vùng có từ trường thì

A. xuất hiện lực lạ có xu hướng kéo khung dây lại.

B. không có từ thông qua khung dây nên không có dòng điện cảm ứng.

C. xuất hiện dòng điện cảm ứng sao cho từ trường tổng cộng tại vị trí khung dây có xu hướng giảm đi.

D. xuất hiện dòng điện cảm ứng sao cho từ trường qua khung dây giảm đi

Câu 20: Định luật Len - xơ về chiều của dòng điện cảm ứng là hệ quả của định luật bảo toàn nào ?

A. Năng lượng.       

B. Điện tích.       

C. Động lượng.       

D. Khối lượng.

Câu 21: Một cuộn dây phẳng, có 100 vòng, bán kính 0,1m. Cuộn dây đặt trong từ trường đều và vuông góc với các đường cảm ứng từ. Nếu cho cảm ứng từ tăng đều đặn từ 0,2 T lên gấp đôi trong thời gian 0,1s. Suất điện động cảm ứng trong cuộn dây sẽ có độ lớn ?

A. 0,628 V.       

B. 6,29 V.       

C. 1,256 V.       

D. Một giá trị khác

Câu 22: Từ thông phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây ?

A. Điện trở suất dây dẫn làm khung.

B. Đường kính dây dẫn làm khung.

C. Hình dạng và kích thước của khung dây dẫn.

D. Điện trở của dây dẫn.

Câu 23: Giá trị tuyệt đối của từ thông qua diện tích S đặt vuông góc với cảm ứng từ B

A. tỉ lệ nghịch với số đường sức qua một đơn vị diện tích S.

B. tỉ lệ với độ lớn chu vi của diện tích S.

C. là giá trị của cảm ứng từ B tại nơi đặt điện tích S.

D. tỉ lệ với số đường sức qua diện tích S.

Câu 24: Đơn vị của từ thông có thể là

A. tesla trên mét (T/m)

B. tesla nhân với mét (T.m)

C. tesla trên mét bình phương (T/m^22)

D. tesla nhân mét bình phương (T.m^22)

Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng với định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng ?

A. Nếu từ thông ban đầu qua mạch kín tăng thì từ trường cảm ứng ngược chiều từ trường ban đầu. Từ trường cảm ứng sẽ cùng chiều từ trường ban đầu nếu từ thông qua mạch kín giảm.

B. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.

C. Khi từ thông qua mạch kín biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên.

D. Từ trường của dòng điện cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài sinh ra dòng điện cảm ứng.

Câu 26: Một khung dây có diện tích S được đặt song song với đường sức của từ trường đều có cảm ứng từ B. Qua khung dây một góc 90o thì từ thông qua khung sẽ

A. tăng thêm một lượng B.S

B. giảm đi một lượng B.S

C. tăng thêm một lượng 2B.S

D. giảm đi một lượng 2B.S

Câu 27: Một nam châm thẳng có từ trường hướng vào lòng ống dây. Trong trường hợp nào dưới đây suất điện động trong ống dây lớn nhất?

A. Nam châm tiến lại gần ống dây với tốc độ v

B. Ống dây tiến lại gần nam châm với tốc đọ v

C. Nam châm và ống dây tiến ra xa với tốc độ v

D. Nam châm và ống dây tiến lại gần nhau với tốc độ v

Câu 28: Một thanh đồng dài 20 cm, quay với tốc độ 50 vòng/s trong một từ trường đều có cảm ứng từ 25 mT quanh một trục song song với từ trường và đi qua một đầu và vuông góc với thanh đồng. Suất điện động cảm ứng suất hiện trong thanh đồng này là

A. 0,6V

B. 0,157V

C. 2,5V

D. 36V

Câu 29: Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Hiện tượng tự cảm không phải là hiện tượng cảm ứng điện từ.

B. Hiện tượng tự cảm không xảy ra ở các mạch điện xoay chiều.

C. Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.

D. Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của từ trường bên ngoài mạch điện.

Câu 30: Một ống dây hình trụ có độ tự cảm L. Nếu cắt nang ống dây thành hai phần giống hệt nhau thì độ tự cảm của mỗi phần là

A. L’ = 2L

B. L’ = L/2

C. L’ = L

C. L’ = L

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống