Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 8 trang gồm 14 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Vật lý 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Vật lý 9.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 8 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 14 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì có đáp án - Vật lí lớp 9:
Trắc nghiệm Vật lí 9
Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
Bài 1: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ
A. càng lớn và càng gần thấu kính.
B. càng nhỏ và càng gần thấu kính.
C. càng lớn và càng xa thấu kính.
D. càng nhỏ và càng xa thấu kính.
Lời giải
Sử dụng đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ càng lớn và càng gần thấu kính.
Đáp án: A
Bài 2: Vật đặt ở vị trí nào trước thấu kính phân kì cho ảnh trùng vị trí tiêu điểm:
A. Đặt trong khoảng tiêu cự.
B. Đặt ngoài khoảng tiêu cự.
C. Đặt tại tiêu điểm.
D. Đặt rất xa.
Lời giải
Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
Đáp án: D
Bài 3: Chọn phương án đúng về cách vẽ ảnh (A'B' ) của vật sáng (AB ) trong các trường hợp sau:
A.
B.
C.
D.
Lời giải
A - sai vì: ảnh A′B′ là ảnh ảo
B - sai vì: tia đi qua quang tâm thì truyền thẳng
D - sai vì: ảnh A′B′ là ảnh ảo
Đáp án: C
Bài 4: Vật AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Điểm A nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm F. Ảnh A'B' có độ cao là h' thì:
A. h = h′
B. h = 2h′
C. h′ = 2h
D. h < h′
Lời giải
+ Ta có:
+ Ta suy ra:
Đáp án: B
Bài 5: Lần lượt đặt vật AB trước thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ. Thấu kính phân kì cho ảnh ảo A1B1, thấu kính hội tụ cho ảnh ảo A2B2 thì:
A. A1B1 < A2B2
B. A1B1 = A2B2
C. A1B1 > A2B2
D. A1B1 ≥ A2B2
Lời giải
Ta có:
+ Vật qua thấu kính hội tụ cho ảnh ảo thì ảnh ảo luôn lớn hơn vật
+ Vật qua thấu kính phân kì luông cho ảnh ảo nhỏ hơn vật
→ → A1B1 < A2B2
Đáp án: A
Bài 6: Đặt ngón tay trước một thấu kính, rồi đặt mắt sau thấu kính ta thấy một ảnh lớn hơn chính ngón tay đó cùng chiều với ngón tay đó. Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo? Thấu kính là hội tụ hay phân kì?
A. Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
B. Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
C. Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính phân kì.
D. Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính phân kì.
Lời giải
- Ta thấy thấu kính hội tụ cho:
+ ảnh ảo lớn hơn vật cùng chiều với vật
+ ảnh thật lớn hơn vật ngược chiều với vật
- Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật
Theo dữ kiện bài toán thì ảnh lớn hơn vật và cùng chiều với vật nên thấu kính đó là thấu kính hội tụ và ảnh đó là ảnh ảo
Đáp án: B
Bài 7: Đặt vật AB trước một thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12cm. Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 8cm, A nằm trên trục chính. Biết vật AB = 6mm
A. 4,8cm
B. 4cm
C. 24cm
D. cm
Lời giải
- Cách 1:
+ Ta có, ảnh của vật qua thấu kính phân kì
+ Từ hình, ta có:
ΔFB′O đồng dạng với ΔIB′B
Ta suy ra:
ΔOAB đồng dạng với ΔOA′B′
Ta suy ra:
- Cách 2: Sử dụng công thức thấu kính phân kì:
Ta có:
Đáp án: A
Bài 8: Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì:
A. Có thể là ảnh thật, có thể là ảnh ảo
B. Chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến
C. Chỉ có thể là ảnh ảo, lớn hơn ngọn nến
D. Chỉ có thể là ảnh ảo, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ngọn nến
Lời giải
Ta có ảnh của một vật qua thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
Đáp án: B
Bài 9: Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là:
A. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
B. ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
C. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.
D. ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.
Lời giải
Ta có ảnh của một vật qua thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
Đáp án: B
Bài 10: Đối với thấu kính phân kỳ, khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh ảo của vật tạo bởi thấu kính:
A. ở tại quang tâm.
B. ở cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
C. ở khác phía so với vật.
D. ở rất xa so với tiêu điểm.
Lời giải
Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
Đáp án: B
Bài 11: Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ và thấu kính hội tụ giống nhau ở chỗ
A. đều cùng chiều với vật.
B. đều ngược chiều với vật.
C. đều lớn hơn vật.
D. đều nhỏ hơn vật.
Lời giải
A - đúng
B - sai vì ảnh ảo của vật qua thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì đều cùng chiều với vật
C - sai vì ảnh ảo của vật qua thấu kính hội tụ lớn hơn vật còn ảnh ảo của vật qua thấu kính phân kì luôn nhỏ hơn vật.
D - sai vì ảnh ảo của vật qua thấu kính hội tụ lớn hơn vật còn ảnh ảo của vật qua thấu kính phân kì luôn nhỏ hơn vật.
Đáp án: A
Bài 12: Vật AB đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f , có A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A'B' cao bằng nửa vật AB khi:
A. OA<f
B. OA=f
C. OA>f
D. OA=2f
Lời giải
Vật AB đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f, có A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A′B′ cao bằng nửa vật AB khi OA=OF′=f
Đáp án: B
Bài 13: Một vật sáng được đặt tại tiêu điểm của thấu kính phân kỳ. Khoảng cách giữa ảnh và thấu kính là:
Lời giải
Ta có:
Đáp án: A
Bài 14: Một người quan sát vật AB qua một thấu kính phân kì, đặt cách mắt 8cm thì thấy ảnh của mọi vật ở xa, gần đều hiện lên cách mắt trong khoảng 64cm trở lại. Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì:
A. 40cm
B. 64cm
C. 56cm
D. 72cm
Lời giải
Vì ảnh của tất cả các vật nằm trước thấu kính phân kì đều là ảnh ảo nằm trong khoảng từ tiêu điểm đến quang tâm của thấu kính, nên tiêu cự của thấu kính phân kì này là: 64cm−8cm=56cm
Đáp án: C
Bài giảng Vật lí 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì