Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7: Cách làm bài văn lập luận giải thích có đáp án chi tiết, chọn lọc.Tài liệu có 3 trang gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 7. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Cách làm bài văn lập luận giải thích có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 7 sắp tới.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 3 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 8 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Cách làm bài văn lập luận giải thích có đáp án – Ngữ văn lớp 7:
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7
Câu 1: Theo em, thông thường việc giải thích trong bài văn viết theo phép lập luận giải thích nên theo trình tự nào?
A. Đi từ ý ngiã của điều cần giait thích đến nội dung và cách vận dụng điều đó vào thực tế đời sống.
B. Đi từ nội dung của điều cần giải thích đến ý nghĩa và cách vận dụng điều đó vào thực tế đời sống.
Đáp án: B
Câu 2: Phần kết bài của bài văn lập luận giải thích chúng ta thường làm gì?
A. giới thiệu điều cần giải thích.
B. Kể kết cục câu chuyện.
C. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết về điều cần giải thích.
D. Nêu ý nghĩa của điều cần giải thích với mọi người
Đáp án: D
Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau đây:
Trong tuổi thanh niên, ai cũng có …(1). Tình bạn là sự kết thân hoàn toàn tự nguyện dựa trên sự …(2) về tình cảm, về sở thích của nhau trong quá trình công tác và học tập, nhưng …(3) của một tình bạn đúng đắn và trong sáng phải là sự nhất trí về nhân sinh quan cách mạng. Trong quan hệ bè bạn, phải lấy …(4) đoàn kết thực sự để đối xử với nhau. Phải thật thà, thẳng thắn, cởi mở, không mánh khoé, lừa dối, đố kị nhau. Phải có sự …(5) và thương mến lẵn nhau để không ngừng tiến bộ. Trong học hập, người khá cần bày vẽ cho người kém, không được làm cao, ích kỉ; người kém phải cố …(6), không được ỷ lại nhưng không nên giấu dốt. Trong lao động, phải trao đổi …(7) cho nhau, khuyến khích nhau thi đua, giúp đỡ nhau thi đua, giúp đỡ nhau trau dồi nghề nghiệp…
(Tập làm văn 8, NXB Giáo dục, 1998)
(1) A. cha mẹ B. bạn bè. C. anh em D. thầy cô
(2) A. hiểu biết B. tiếp xúc C. làm quen D. đoàn kết
(3) A. lí do B. nguyên nhân C. cơ sở D. quan hệ
(4) A. tình thương B. tình yêu C. tình thân ái D. lòng nhân đạo
(5) A. quan sát B. thông cảm C. giúp đỡ D. nhờ vả
(6) A. gia tăng B. phát triển C. vươn lên D. tăng trưởng
(7) A. kinh nghiệm B. ngôn ngữ C. sảm phẩm D. trình độ
Đáp án: 1-B, 2-A, 3-C, 4-C, 5-B, 6-C, 7-A
Câu 4: Để làm được bài văn nghị luận giải thích, cần nắm vững nhất điều gì?
A. Cách vận dụng các dẫn chứng.
B. Cách giải thích.
C. Điều cần giải thích.
D. Cách sắp xếp các luận điểm.
Đáp án: C
Câu 5: Với một đề bài văn giải thích, chỉ có một cách giải thích vấn đề. Điều đó đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Đáp án: B
Câu 6: Làm thế nào để sự giải thích của em có sức thuyết phục người đọc?
A. Cần xác định rõ điều cần giải thích.
B.định rõ lí lẽ đưa ra để giải thích.
C. Cần xác định rõ dẫn chứng giúp cho lí lẽ trở nên dễ hiểu.
D. Kết hợp cả 3 cách làm trên.
Đáp án: D
Câu 7: Trình tự nào đúng đối với các bước làm bài văn lập luận giải thích?
A. Tìm hiểu đề và tìm ý – lập dàn bài – viết bài – đọc lại và sửa chữa.
B. Tìm hiểu đề và tìm ý – viết bài – lập dàn bài – đọc lại và sửa chữa.
C. Đọc lại và sửa chữa – tìm hiểu đề và tìm ý – viết bài – lập dàn bài
D. Lập dàn bài – viết bài – tìm hiểu đề và tìm ý – đọc lại và sửa chữa
Đáp án: A
Câu 8: Phần mở bài của bài văn giải thích có nhiệm vụ gì?
A. Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
B. Sử dụng các cách lập luận khác nhau.
C. Nêu ý nghĩa của việc giải thích đối với mọi người.
D. Lần lượt trình bày các nội dung giải thích.
Đáp án: A