Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7: Liệt kê có đáp án chi tiết, chọn lọc.Tài liệu có 4 trang gồm 9 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 7. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Liệt kê có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 7 sắp tới.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 4 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 9 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Liệt kê có đáp án – Ngữ văn lớp 7:
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7
Câu 1: Đoạn văn sau sử dụng phép tu từ gì ?
… Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, vỉ thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt
(Phạm Duy Tốn)
A. Nhân hoá B. So sánh
C. Liệt kê D. Tương phản
Đáp án: C
Câu 2: Câu văn sau sử dụng phép liệt kê gì ?
Chao ôi ! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ.
(Nam Cao)
A. Theo từng cặp B. Không theo từng cặp
C. Tăng tiến D. Không tăng tiến
Đáp án: C
Câu 3: Đoạn văn sau đây dùng phép liệt kê nhằm mục đích gì ?
Dưới vườn, con chích bông kêu chiếp chiếp chuyển từ luống rau diếp sang bụi hành hoa. Đàn vành khuyên hót ríu ran lướt qua ngạc cây xoan xuống khóm chuối ngự. Con vành khuyên, con bạc má đã ngửi thấy mùi chuối thơm. Buồng chuối ngự vàng hây, con chào mào, con vàng anh đã khoét vỏ từ lúc nào, ăn chưa hết, bỏ lại.
(Tô Hoài)
A. Miêu tả sự phong phú về màu lông các loài chim
B. Miêu tả sự đa dạng về tiếng hót của các loài chim
C. Miêu tả sự đa dạng trong cách kiếm ăn của các loài chim
D. Diễn tả vẻ linh hoạt, đáng yêu của nhưng chú chim trong khu vườn nhỏ, thể hiện một cách nhìn quan sát hết sức tinh tế của tác giả.
Đáp án: D
Câu 4: Phép liệt kê trong câu sau có tác dụng gì ?
Sách của Lan để ở khắp mọi nơi trong nhà : trên giường, trên bàn học, trên giá sách, trên bàn ăn cơm, trên ghế dựa …
A. Nói lên tính chất khẩn trương của hành động
B. Nói lên tính chất bề bộn của sự vật, hiện tượng
C. Nói lên tính chất quyết liệt của hành động
D. Nói lên sự phong phú của sự vật, hiện tượng
Đáp án: B
Câu 5: Liệt kê là gì?
A. Là việc kể ra hàng loạt những sự vật, sự việc quan sát được trong thực tế.
B. Là việc sắp xếp các từ, cụm từ không theo một trình tự nào nhằm diển tả sự phong phú của đời sống tư tưởng, tình cảm
C. Là sự sắp xếp nối tiếp các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm
D. Là sự xen kẽ các từ hay cụm từ nhằm thể hiện ý đồ của người viết hoặc nhgười nói.
Đáp án: C
Câu 6: Phép liệt kê có tác dụng gì?
A. Diễn tả sự phức tạp, rắc rối của các sự vật, hiện tượng
B. Diễn tả sự giống nhau của các sự vật, hiện tượng
C. Diễn tả sự tương phản của các sự vật, hiện tượng
D. diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng.
Đáp án: D
Câu 7: Việc liệt kê các làn điệu dân ca, các dụng cụ âm nhạc và các ngón đàn của tác giả trong bài Ca Huế trên sông Hương nhằm mục đích gì ?
A. Nói lên sự đa dạng và phong phú của ca Huế
B. Nói lên sự phức tạp của ca Huế
C. Nói lên sự hiểu biết phong phú của tác giả về ca Huế
D. Cả A, B và C đều sai
Đáp án: A
Câu 8: Câu văn “Nhạc công dùmg các ngón đàn trau truốt như ngón nhấn mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng,ngón phi, ngón rãi’’dùng phép liệt kê nhằm miêu tả điều gì ?
A. Miêu tả tiếng đàn
B. Miêu tả tài nghệ chơi đàn của nhạc công với những ngón đàn hết sức phong phú
C. Miêu tả hình dáng bên ngoài của người chơi đàn
D. Miêu tả sự thán phục của người nghe đàn.
Đáp án: B
Câu 9: Câu văn sau đây dùng phép liệt kê gì ?
Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán …
A. Liệt kê không tăng tiến B. Liệt kê không theo từng cặp
C. Liệt kê tăng tiến D. Liệt kê theo từng cặp
Đáp án: B