Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 Chương 2: Điện từ học có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 18 trang gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm và 10 câu hỏi tự luận cực hay bám sát chương trình sgk Vật Lí 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Chương 2: Điện từ học có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Vật Lí 9 sắp tới.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 18 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 20 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Chương 2: Điện từ học có đáp án – Vật lí lớp 9:
Trắc nghiệm Vật lí 9
Chương 2: Điện từ học
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Một số kẹp giấy bằng sắt bị hút vào các cực của thanh nam châm như hình sau:
Các kẹp sắt này có trở thành nam châm không?
A. Không, các kẹp sắt chỉ là các kẹp sắt không trở thành nam châm được.
B. Không xác định được các kẹp sắt có trở thành nam châm không.
C. Có, vì các kẹp sắt gắn vào nam châm lại có thể hút được các kẹp sắt khác thành một chuỗi các kẹp.
D. Thiếu giữ kiện để có thể kết luận kẹp sắt có thể trở thành nam châm hay không.
Các kẹp sắt này có trở thành nam châm vì các kẹp sắt gắn vào nam châm lại có thể hút được các kẹp sắt khác thành một chuỗi các kẹp
→ Đáp án C
Câu 2: Người ta truyền tải một công suất điện 1000 kW bằng một đường dây có điện trở 10 . Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 110 kV. Công suất hao phí trên đường dây là:
A. 9,1W
B. 1100 W
C. 82,64 W
D. 826,4 W
Công suất hao phí:
→ Đáp án D
Câu 3: Không thể sử dụng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế vì khi sử dụng dòng điện không đổi thì từ trường trong lõi sắt từ của máy biến thế:
A. Chỉ có thể tăng
B. Chỉ có thể giảm
C. Không thể biến thiên
D. Không được tạo ra
Không thể sử dụng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế vì khi sử dụng dòng điện không đổi thì từ trường trong lõi sắt từ của máy biến thế không thể biến thiên
→ Đáp án C
Câu 4: Hình vẽ dưới đây biểu diễn các đường sức từ của hai thanh nam châm đặt gần nhau. Hãy chỉ ra tên hai cực của hai thanh nam châm này.
A. Cả hai cực đều là cực Bắc
B. Cực 1 là cực Bắc, cực 2 là cực Nam
C. Cực 1 là cực Nam, cực 2 là cực Bắc
D. Cả hai cực đều là cực Nam
Từ phổ có hướng đi ra từ hai cực 1 và 2 ⇒ Cả 2 cực đều là cực Bắc
→ Đáp án A
Câu 5: Cho sơ đồ mạch điện dùng rơle điện từ như hình vẽ để điều khiển sự đóng mở của một đèn điện. Khóa điện để đóng, mở mạch nam châm được mắc vào vị trí nào?
A. (2).
B. (1)
C. (3)
D. (2) hoặc (3)
Khóa điện được đóng vào vị trí (2) hoặc (3)
→ Đáp án D
Câu 6: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc – Nam. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất.
B. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái Đất.
C. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường.
D. Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại từ trường hay không.
Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất.
→ Đáp án A
Câu 7: Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn thứ cấp thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ:
A. Giảm 3 lần
B. Tăng 3 lần
C. Giảm 6 lần
D. Tăng 6 lần
Ta có: n1 = 3n2
Mà
→ Đáp án A
Câu 8: Hãy chỉ ra kết luận không chính xác.
Dòng điện xoay chiều có tác dụng gì?
A. Tác dụng nhiệt
B. Tác dụng quang
C. Tác dụng từ
D. Tác dụng sinh lí
Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, quang và từ
→ Đáp án D
Câu 9: Quan sát hình vẽ sau. Khi cho cực N của thanh nam châm B tiếp xúc với cực S của thanh nam châm A thì đinh sắt sẽ như thế nào?
A. Bị hút mạnh gấp đôi
B. Bị hút như cũ
C. Bị rơi ra
D. Bị hút giảm đi một nửa
Đinh sắt bị rơi ra
→ Đáp án C
Câu 10: Một kim bằng kim loại có thể quay quanh một trục thẳng đứng. Khi đưa một đầu của thanh nam châm lại gần kim, kim bị hút. Đổi cực của thanh nam châm và đưa lại gần kim, kim cũng bị hút. Hãy cho biết kim trên trục quay là gì ?
A. Kim bằng đồng
B. Kim nam châm
C. Kim bằng sắt
D. Kim bằng nhôm
Kim trên trục quay là kim bằng sắt
→ Đáp án C
Câu 11: Trong các loại động cơ điện sau, động cơ nào thuộc loại động cơ điện một chiều ?
A. Động cơ điện trong các đồ chơi trẻ em.
B. Máy bơm nước.
C. Quạt điện.
D. Động cơ trong máy giặt.
Động cơ điện một chiều là động cơ điện trong các đồ chơi trẻ em
→ Đáp án A
Câu 12: Chọn phát biểu sai
A. Bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận quay gọi là roto.
B. Khi roto của máy phát điện xoay chiều quay được một vòng thì dòng điện do máy sinh ra đổi chiều một lần.
C. Dòng điện không thay đổi khi đổi chiều quay của roto.
D. Tần số quay của máy phát điện ở nước ta hiện nay là 50 Hz.
→ Đáp án B
Câu 13: Một ống dây dẫn được mắc với điện kế G để nhận biết dòng điện và một thanh nam châm. Trong những trường hợp nào sau đây, kim điện kế G bị lệch?
A. Để yên thanh nam châm ở sát đầu trên ống dây.
B. Đưa thanh nam châm vào trong lòng ống dây.
C. Đưa thanh nam châm trong lòng ống dây ra.
D. Đáp án B và C đúng.
Kim điện kế G bị lệch khi trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng tức là có từ trường biến thiên ⇔ Ta kéo thanh nam châm ra xa hay lại gần ống dây
→ Đáp án D
Câu 14: Hình vẽ biểu diễn nam châm luôn bị hút bởi ống dây CD. Thông tin nào sau đây là đúng?
A. Trong ống dây không có dòng điện chạy qua.
B. Dòng điện trong ống dây có chiều thay đổi liên tục.
C. Trong ống dây, dòng điện chạy theo chiều từ D đến C.
D. Trong ống dây, dòng điện chạy theo chiều từ C đến D.
→ Đáp án C
Câu 15: Ba vòng dây dẫn V giống nhau, đặt trước 3 nam châm giống hệt nhau. Trong những trường hợp nào đường sức từ của nam châm xuyên qua vòng dây dẫn nhiều nhất?
A. Trường hợp c.
B. Trường hợp a.
C. Cả a, b, c đều như nhau.
D. Trường hợp b
→ Đáp án B
Câu 16: Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều?
A. Không còn tác dụng từ.
B. Lực từ đổi chiều.
C. Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi.
D. Tác dụng từ giảm đi.
Lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều
→ Đáp án B
Câu 17: Khi dòng điện chạy qua khung dây dẫn ABCD nằm ngang, song song với đường sức từ của nam châm. Hãy cho biết lực điện từ F tác dụng lên AB theo chiều nào?
A. Phương nằm ngang, chiều sang trái.
B. Phương nằm ngang, chiều sang phải.
C. Phương thẳng đứng, chiều đi lên.
D. Phương thẳng đứng, chiều đi xuống.
Chiều dòng điện có chiều từ A đến B, Chiều đường sức từ từ trái sang phải ⇒ Áp dụng quy tắc bàn tay trái ta xác định được chiều lực từ có phương thẳng đứng, chiều đi xuống
→ Đáp án D
Câu 18: Đồ thị biểu diễn cường độ dòng điện xoay chiều theo thời gian t có dạng như hình vẽ. Trong các thời điểm biểu diễn trên đồ thị, số đường sức từ xuyên qua cuộn dây dẫn chuyển từ tăng sang giảm hay ngược lại ở (các) thời điểm nào?
A. t1 ; t3
B. t2 ; t4
C. t2
D. t = 0; t2 ; t4
Dòng điện chuyển từ tăng sang giảm tại thời điểm : t = t2.
Và ngược lại dòng điện chuyển từ giảm sang tăng tại thời điểm : t = 0 và t = t4.
→ Đáp án D
Câu 19: Trên cùng một đường dây tải đi cùng một công suất điện , khi dùng hiệu điện thế 500kV thì công suất hao phí là ; khi dùng hiệu điện thế 1000V thì công suất hao phí là . Tỉ số có thể nhận kết quả nào trong các kết quả sau:
A. 25000
B. 2500
C. 250
D. 250000
Ta có:
→ Đáp án D
Câu 20: Với công suất hao phí trên đường dây tải điện Bắc -Nam là 6,8.1010 W có thể dùng để thắp sáng bao nhiêu bóng đèn 100W?
A. 68.1012 bóng
B. 7.1010 bóng
C. 68.107 bóng
D. 7.1012 bóng
Số bóng đèn cần thắp sáng với công suất hao phí như trên là:
→ Đáp án C
Câu 1: Một nhà máy điện sinh ra một công suất 100000 kW và cần truyền tải tới nơi tiêu thụ. Biết hiệu suất truyền tải là 90%. Công suất hao phí trên đường truyền là bao nhiêu?
Công suất hao phí trên đường truyền là:
Câu 2: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 500 vòng dây, muốn tăng hiệu điện thế lên bốn lần thì cuộn thứ cấp phải quấn thêm bao nhiêu vòng?
Ta có:
Cuộn thứ cấp phải quấn thêm: n2 – n1 = 2000 – 500 = 1500 vòng
Câu 3: Một khung dây dẫn kín đặt trong một từ trường như hình vẽ:
Hãy cho biết trong trường hợp nào sau đây trong khung dây xuất hiện dòng điện xoay chiều? Giải thích.
a) Khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang.
b) Khung dây quay quanh trục AB thẳng đứng.
b) Khung dây quay quanh trục AB thẳng đứng xuất hiện dòng điện xoay chiều vì khi khung quay theo trục AB các đường sức từ qua khung luôn thay đổi => có dòng điện xoay chiều.
Câu 4: Trong hình vẽ khung dây được đặt song song với mặt phẳng của nam châm. Xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên đoạn dây AB, BC, CD và AD.
- Hai thanh BC và AD có dòng điện chạy qua nhưng song song với đường sức từ nên không có lực điện từ tác dụng.
- Áp dụng quy tắc bàn tay trái, xác định lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn AB và CD có dòng điện I chạy qua. Ta có lực điện từ tác dụng lên đoạn dây AB vuông góc với AB hướng xuống. Lực điện từ tác dụng lên đoạn dây CD vuông góc với CD hướng lên (hình vẽ).
Câu 5: Đưa một cực của nam châm lại gần một cuộn dây dẫn kín. Hãy cho biết trong những trường hợp sau, trường hợp nào có thể tạo ra được dòng điện cảm ứng.
a) Cho nam châm chuyển động tịnh tiến trong mặt phẳng tiết diện của cuộn dây.
b) Cho nam châm chuyển động đi xuống chui qua mặt phẳng tiết diện của cuộn dây.
a) Khi cho nam châm chuyển động tịnh tiến trong mặt phẳng tiết diện của cuộn dây thì các đường sức từ gửi qua cuộn dây không thay đổi ⇒ không có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây.
b) Khi cho nam châm chuyển động đi xuống chui qua mặt phẳng tiết diện của cuộn dây như hình vẽ thì các đường sức từ gửi qua cuộn dây thay đổi ⇒ có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây.
Câu 6: Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp có 1000 vòng, cuộn thứ cấp có 10000 vòng đặt ở đầu một đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 11000 kW. Biết hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp là 110 kV.
a) Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp.
b) Cho điện trở của toàn bộ đường dây là 50. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây.
b) Cường độ dòng điện qua dây:
Công suất hao phí:
Câu 7: Hình vẽ sau đây vẽ một số kẹp giấy bằng sắt bị hút dính vào các cực của thanh nam châm.
a) Có thể khẳng định các kẹp sắt này trở thành nam châm được không? Vì sao?
b) Nếu khẳng định các kẹp sắt đã trở thành nam châm thì hãy xác định tên từ cực của một trong số các nam châm này.
c) Từ kết quả trên hãy giải thích vì sao nam châm lại hút được các vật bằng sắt, thép khi đặt gần nó.
a) Có thể khẳng định các kẹp sắt này đã trở thành nam châm được vì các kẹp sắt gắn vào nam châm lại có thể hút được các kẹp khác thành một chuỗi các kẹp.
b) Đầu kẹp nào gắn vào cực Bắc của nam châm thì đầu đó là cực Nam, còn đầu kẹp nào gắn vào cực Nam của nam châm thì đầu đó là cực Bắc.
c) Từ kết quả trên ta thấy khi nam châm đặt gần sắt, thép sẽ làm sắt, thép bị nhiễm từ và biến thành nam châm. Cực nào của nam châm gần sắt, thép hơn thì biến đầu sắt, thép gần nam châm thành cực từ trái dấu với nó. Do đó nam châm và sắt thép hút được lẫn nhau.
Câu 8: Treo một thanh nam châm ở đầu một sợi dây và cho dao động quanh vị trí cân bằng O phía trên của một cuộn dây dẫn kín C như hình vẽ. Hỏi trong cuộn dây C có dòng điện cảm ứng hay không? Nếu có thì đó là dòng điện xoay chiều hay không đổi?
Trong cuộn dây C có dòng điện cảm ứng, đó là dòng điện xoay chiều vì nam châm thực hiện chuyển động lặp đi lặp lại giống nhau quanh vị trí cân bằng. Như vậy sự biến thiên của số các đường sức từ qua cuộn dây tăng, giảm lặp đi lặp lại đều đặn. Khi đường sức từ tăng, dòng điện cảm ứng xuất hiện theo một chiều nào đó thì khi giảm, dòng điện cảm ứng có chiều ngược lại ⇒ dòng điện xoay chiều.
Câu 9: Đường dây 500 kV dùng để truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến thành phố. Biết điện năng tới thành phố có công suất 270.106 W công suất hao phí trên đường dây là 30.106 W. Hỏi điện trở của hệ thống dây tải điện là bao nhiêu?
Công suất của dòng điện (Công suất tại đầu dây phía gần nhà máy điện) là:
Cường độ dòng điện:
Điện trở của hệ thống dây tải điện là:
Câu 10: Cho hệ thống gồm nam châm thẳng và khung dây như hình vẽ:
Thanh nam châm và khung dây có thể quay quanh trục của nó. Hiện tượng cảm ứng điện từ có xảy ra không trong các trường hợp sau:
a) Cố định khung dây, quay nam châm quanh trục OO’.
b) Cố định nam châm, quay khung dây quanh trục xx’.
c) Quay khung dây quanh tâm C trong mặt phẳng cố định của khung dây và giữ cố định nam châm
Hãy giải thích từng trường hợp.
Hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra với trường hợp a và b. Không xảy ra với trường hợp c.
Trong trường hợp a và b, khi cố định khung dây, quay nam châm quanh trục OO’ hoặc cố định nam châm, quay khung dây quanh trục xx’ thì từ trường xuyên qua khung dây đều biến thiên do đó có xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung.
Trong trường hợp c, vì khung dây chỉ quay quanh tâm O nên từ trường xuyên qua khung dây không biến thiên, do đó không xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung.