Trắc nghiệm Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động có đáp án – Ngữ văn lớp 7

Tải xuống 4 2.1 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 4 trang gồm 9 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 7. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 7 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 4 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 9 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động có đáp án – Ngữ văn lớp 7:

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7

 Bài giảng: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Câu 1: Trong đoạn văn sau, câu nào là câu bị động ?

Từ thuở nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ. Bà mẹ Tố Hữu là con một nhà nho, thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất giàu tình thương con. Tố Hữu mô côi mẹ từ năm 12 tuổi và một năm sau lại xa gia đình vào học trường Quốc học Huế. ( Nguyễn Văn Long)

A. Bà mẹ Tố Hữu là con một nhà nho, thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất giàu tình thương con.

B. Từ thuở nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ.

C. Tố Hữu mô côi mẹ từ năm 12 tuổi và một năm sau lại xa gia đình vào học trường Quốc học Huế.

D. Cả A, B, C đều là câu chủ động.

Đáp án: B

Câu 2: Trong các câu có từ được sau đây, câu nào là câu bị động ?

A. Cha tôi xinh được hai người con.

B. Gia đình tôi chuyển về Hà Nội được mười năm rồi.

C. Bạn ấy được điểm mười.

D. Mỗi lần được điểm cao, tôi lại được ba mẹ mua tặng một thứ đồ dùng học tập mới.

Đáp án: D

Câu 3: Trong các câu co từ bị sau, câu nào không là câu bị động ?

A. Ông tôi bị đau chân.

B. Tên cướp đã bị cảnh sát bắt giam và đang chờ ngày xét xử.

C. Khu vườn bị cơn bão làm cho tan hoang.

D. Môi trường đang ngày càng bị con người làm cho ô nhiễm hơn.

Đáp án: A

Câu 4: Tìm một từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau :

Đất đai của Tổ quốc ta rộng bao la […] Nhưng em có một … (1) nơi em đã sinh ra và hít thở không khí của Tổ quốc mình, mở mắt nhìn thế giới, cất …(2) đầu tiên, bước những bước đầu tiên, chạm chân với đất, thể nghiệm niềm vui và nỗi buồn đầu tiên. Đối với mỗi người chúng ta, … (3) bắt đầu từ một cái nhỏ bé dường như không lộng lẫy già lắm và không có gì nổi bật; cuộc sống của mỗi chúng ta, vĩnh viễn đến hơi thở cuối cùng, chứa đựng một cái gì đó là … (4) và không gì thay thế được, như bầu sữa mẹ, như sự âu yếm của mẹ, như lới nói thân yêu. Đó là miền quê thân yêu của ta, nơi thể hiện hình ảnh sinh động hình ảnh của Tổ quốc ta. ý nghĩa của sự hình thành… (5) của chúng ta là ở chỗ miền đất đó suốt cả đời đi vào … (6) ta, làm ta xao xuyến, giống như nguồn sống đầu tiên từ đó mỗi chúng ta … (7). Đừng bào giờ quên … (8) ấm áp và thân thiết mà từ đấy em bay lên như con chim non rời khỏi tổ; hãy nhớ rằng: nếu như không có cái nôi đó thì em chả là cái gì cả, thì …(9) đi vào thế giới rộng lớn của Tổ quốc sẽ chẳng mở ra cho em.

   ( V.A Xu-khôm-lin-xki,Giáo dục con người chân chính như thế nào)

1. A. lãnh thổ

B. miền quê

C. vùng miền

D. địa chỉ

2. A. tiếng nói

B. bài hát

C. lời ca

D. giọng thơ

3. A. nhà nước

B. quốc gia

C. Tổ quốc

D. mái nhà

4. A. đông đảo

B. duy nhất

C. thứ hai

D. cuối cùng

5. A. nghề nghiệp

B. công việc

C. lòng yêu nước

D. tâm tư

6. A. tâm hồn

B. đôi mắt

C. bộ não

D. thân thể

7. A. kết thúc

B. bắt đầu

C. nhận ra

D. nhớ lại

8. A. khu vực

B. địa chỉ

C. cái nôi

D. cái giường

9. A. cánh cửa

B. căn phòng

C. đường đi

D.ngôi nhà

Đáp án: 1-B, 2-A, 3-D, 4-A, 5-C, 6-A, 7-B, 8-C, 9-A

Câu 5: Thế nào là câu chủ động ?

A. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác.

B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào.

C. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ

D. Là câu có thể rút gọn thành phần vị ngữ.

Đáp án: A

Câu 6: Thế nào là câu bị động ?

A. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác

B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào

C. Là câu có thể rút gọn thành phần chủ ngữ

D. Là câu có thể rút gọn các thành phần phụ

Đáp án: B

Câu 7: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại trong mỗi đoạn văn nhằm mục đích gì ?

A. Để câu văn đó nổi bật hơn

B. Để liên kết đoạn văn trước đó với đoạn văn đang triển khai

C. Để tránh lặp lại kiểu câu và liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

D. Để câu văn đó đa nghĩa hơn.

Đáp án: C

Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động ?

A. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.

B. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới nhân ngày khai trường.

C. Thuyền bị gió làm lật.

D. Ngôi nhà đã bị ai đó phá.

Đáp án: A

Câu 9: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động ?

A. Mẹ đang nấu cơm.

B. lan được thầy giáo khen.

C. Trời mưa to.

D. Trăng tròn.

Đáp án: B

 

Xem thêm
Trắc nghiệm Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động có đáp án – Ngữ văn lớp 7 (trang 1)
Trang 1
Trắc nghiệm Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động có đáp án – Ngữ văn lớp 7 (trang 2)
Trang 2
Trắc nghiệm Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động có đáp án – Ngữ văn lớp 7 (trang 3)
Trang 3
Trắc nghiệm Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động có đáp án – Ngữ văn lớp 7 (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống