Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8: Hội thoại (tiếp theo) có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 4 trang gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 8. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Hội thoại (tiếp theo) có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 8 sắp tới.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 4 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 25 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Hội thoại (tiếp theo) có đáp án - Ngữ văn 8:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN LỚP 8
Bài giảng: Hộ thoại
Thầy nó bảo:
- (1) Hôm nay mày phải xuống chợ một tí đi , con ạ.
- (2) Mua bán gì mà đi chợ?
- (3) Mua mấy xu chè tươi, với mấy quả cau. Người ta đến cũng phải có bát nước, miếng trầu tươm tất chứ.
- (4) Chào ! ... Vẽ chuyện !
- (5) Sao lại vẽ chuyện ? Không có, không coi được.
Dần cười tủm tỉm. Thằng em lớn, tì một tay lên đùi cha, múa may tay kia và nhún nhảy người, giễu chị:
- (6) Lêu lêu ! Lêu lêu! Có người sắp được đi lấy chồng ... lêu lêu!...
Dần khoặm mặt, lườm em. Người cha sợ con gái xấu hổ, củng vào đầu con trai một cái và mắng nó:
- (7) im thằng này! ... Để cho người ta dặn nó. Mua độ hai xu chè...
-(8) Rầy hai xu, hàng chè không bán thì sao...
Dần kêu lên thế và cố cười to để cho khỏi thẹn.
(Nam Cao, Một đám cưới)
Câu 1: Có mấy nhân vật tham gia trong cuộc hội thoại trên?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Chọn đáp án: B
Câu 2: Quan hệ của những người tham gia cuộc hội thoại trên là quan hệ gì?
A. Quan hệ hàng xóm, láng giềng. C. Quan hệ gia đình.
B. Quan hệ bạn bè. D. Quan hệ chức vụ xã hội.
Chọn đáp án: C
Câu 3: Trong cuộc hội thoại trên, có lần nào Dần "im lặng" khi đến lượt lời của mình hay không?
A. Có. B. không.
Chọn đáp án: A
Câu 4: Trong cuộc hội thoại trên, Dần đã cướp lời của cha khi nào?
A. Khi dần cười tủm tỉm không đáp.
B. Khi Dần thực hiện lượt lời số (2).
C. Khi Dần thực hiện lượt lời số(4).
D. Khi Dần thực hiện lượt lời số (8).
Chọn đáp án: D
Câu 5: Để giữ lịch sự trong hội thoại, chúng ta cần làm gì?
A. Cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh, cắt lời hoặc chêm vào lời của người khác.
B. Nhất thiết phải đáp lại tất cả những câu người khác hỏi khi giao tiếp.
C. Chỉ cần im lặng.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Chọn đáp án: A
Câu 6: Lượt lời trong hội thoại là gì?
A. Số người nói chuyện
B. Số từ ngữ mỗi người nói
C. Số lần mỗi người nói
D. Số câu mỗi người nói
Chọn đáp án: C
Câu 7: Thế nào là hành vi cướp lời (xét theo cách hiểu về lượt lời) ?
A. Nói tranh lượt lời của người khác.
B. Nói khi người khác đã kết thúc lời của người đó.
C. Nói khi người khác chưa kết thúc lời của người đó.
D. Nói xen vào khi người khác không yêu cầu.
Chọn đáp án: A
Câu 8: Trong hội thoại, khi nào người nói "im lặng" mặc dù đến lượt mình?
A. Khi muốn biểu thị một thái độ nhất định.
B. Khi không biết nói điều gì.
C. Khi người nói đang ở trong tình trạng phân vân, lưỡng lự.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Chọn đáp án: D
Câu 9: Cha mẹ đang bàn bạc với nhau về vấn đề kinh tế trong gia đình. Người con ngồi gần đó nói xen vào câu chuyện kiến cha mẹ rất bực mình. Trong lĩnh vực hội thoại, hiện tượng người con nói xen vào câu chuyện như trên được gọi là hiện tượng gì?
A. Nói leo. C. Nói tranh.
B. Cướp lời. D. Nói hỗn.
Chọn đáp án: A
Câu 10: Trong một buổi thảo luận ở lớp học, cô giáo yêu cầu học sinh A phát biểu ý kiến về một vấn đề. Học sinh A chưa kịp trình bày ý kiến của mình thì học sinh B đã vội vàng đưa ra những suy nghĩ về vấn đề đó. Trong lĩnh vực hội thoại, hành vi đó của B được gọi là hành vi gì?
A. Nói leo. C. Nói tranh.
B. im lặng. D. Nói hỗn
Chọn đáp án: C
Câu 11: Trong giao tiếp, lời nói thiếu tế nhị và không tôn trọng người khác là vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm quan hệ.
B. Phương châm về chất.
C. Phương châm về lượng.
D. Phương châm lịch sự
Chọn đáp án: D
Câu 12: Phương châm quan hệ nào được thể hiện trong đoạn trích sau:
- Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:
- Mất mấy con bò?
A Phủ trả lời tự nhiên:
- Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm.
A. Phương châm quan hệ
B. Phương châm cách thức
C. Phương châm về chất
D. Phương châm về lượng
Chọn đáp án: A
Câu 13: Hai câu tục ngữ, ca dao sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
.1. Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi
Người khôn ai nơ nặng lời làm chi
2. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
A. Phương châm quan hệ
B. Phương châm cách thức
C. Phương châm lịch sự
D. Phương châm về chất
Chọn đáp án: C
Câu 14: Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần làm gì?
A. Nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp
B. Hiểu được nội dung mình định nói gì
C. Biết im lặng khi cần thiết
D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau
Cho đoạn văn sau
"Thấy lão nằn nì, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:
- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
Lão cười nhạt bảo:
- Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong."
(Lão Hạc, Nam Cao)
Chọn đáp án: A
Câu 15: Câu in đậm trong đoạn trích trên đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm quan hệ.
B. Phương châm về chất.
C. Phương châm về lượng.
D. Phương châm cách thức.
Chọn đáp án: D
Câu 16: Câu thành ngữ nào dưới đây chỉ về cách nói của lão Hạc trong câu "Thế nào rồi cũng xong."
A. Điều nặng tiếng nhẹ
B. Nói úp úp mở mở
C. Đánh trống lảng
D. Nói hươu nói vượn
Chọn đáp án: C
Câu 17: Câu "Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề" là định nghĩa cho phương châm hội thoại nào dưới đây?
A. Phương châm về lượng.
B. Phương châm về chất.
C. Phương châm quan hệ.
D. Phương châm lịch sự.
Chọn đáp án: C
Câu 18: Cách nói nào sau đây đảm bảo phương châm lịch sự trong hội thoại?
A. Nói tế nhị, tôn trọng người đối thoại.
B. Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh mơ hồ.
C. Nói đúng chủ đề, không nói lạc đề.
D. Nói những điều mình tin là đúng và có chứng cứ xác thực.
Chọn đáp án: A
Câu 19: Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng
B. Phương châm quan hệ
C. Phương châm cách thức
D. Phương châm về chất
Chọn đáp án: B
Câu 20: Nói lan man, dây cà ra dây muống là vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về chất
B. Phương châm về lượng
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm cách thức
Chọn đáp án: D
Câu 21: Câu 11: “Nói giảm nói tránh” là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về chất
B. Phương châm về lượng
C. Phương châm lịch sự
D. Phương châm quan hệ
Chọn đáp án: C
Câu 22: Câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
Biết thì thưa thớt/ Không biết thì dựa cột mà nghe.
A. Phương châm quan hệ
B. Phương châm về chất
C. Phương châm cách thức
D. Phương châm về lượng
Chọn đáp án: B
Câu 23: Nhận định nào không phải nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại?
A. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp
B. Người nói phải ưu tiên một phương châm hội thoại, hoặc một yêu cầu khác cao hơn
C. Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói đó theo một hàm ý nào đó
D. Người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp
Chọn đáp án: C
Câu 24: Câu tục ngữ trên phù hợp với phương châm hội thoại nào?
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
A. Phương châm cách thức.
B. Phương châm lịch sự.
C. Phương châm quan hệ.
D. Phương châm về lượng.
Chọn đáp án: B
Câu 25: Các nhân vật trong truyện cười sau đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
MẮT TINH, TAI TINH
Có hai anh bạn gặp nhau, một anh nói:
- Mắt tớ không ai bằng! Kìa! Một con kiến đang bò ở cành cây trên đỉnh núi phía trước mặt, tớ trông rõ mồn một đến cả từ sợi râu cho đến bước chân của nó.
Anh kia nói:
- Thế cũng chưa tinh bằng tớ, tớ còn nghe thấy sợi râu nó ngoáy trong không khí kêu vù vù và chân nó bước kêu sột soạt.
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
A. Phương châm cách thức
B. Phương châm về lượng
C. Phương châm về chất
D. Phương châm quan hệ
Chọn đáp án: C