Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 7 Bài 3: Tự trọng có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 7 trang gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk GDCD 7. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 7 Bài 3 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn GDCD 7 sắp tới.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 3 có đáp án: Tự trọng:
TRẮC NGHIỆM GDCD 7
Bài 3: Tự trọng
Câu 1: Không làm được bài nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn. Hành động đó thể hiện?
A. Thật thà.
B. Lòng tự trọng.
C. Chăm chỉ.
D. Khiêm tốn.
Đáp án : B
Câu 2: Trong giờ chào cờ, bạn Q liên tục ngồi nói chuyện, nói tục và chửi bậy các bạn trong lớp. Thầy giáo P đã phát hiện bạn Q nói chuyện trong giờ chào cờ nên đề nghị bạn Q lên đứng trước cờ. Tuy nhiên bạn Q đứng trước cờ nhưng vẫn cười đùa, trêu trọc các bạn ngồi dưới. Điều đó cho thấy Q là người như thế nào?
A. Q là người vô duyên.
B. Q là người vô cảm.
C. Q là người không trung thực.
D. Q là người không có lòng tự trọng.
Đáp án : D
Câu 3: Trong giờ sinh hoạt lớp, trong tuần 3 bạn K bị mắc 7 lỗi nói chuyện trong giờ học và 2 lỗi vi phạm quy chế thi. Đã nhiều lần cô giáo nhắc nhở nhưng bạn K vẫn vi phạm và bạn K cho rằng bạn K làm gì thì kệ bạn K không liên quan đến các bạn và cô giáo. Là bạn học cùng lớp em sẽ làm gì để giúp bạn K cải thiện tính đó?
A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
B. Nói với bố mẹ bạn K để bố mẹ bạn K dạy giỗ.
C. Không chơi cùng với bạn K vì bạn K là người vô ý thức.
D. Nhắc nhở, giúp đỡ bạn trong học tập và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.
Đáp án : D
Câu 4: Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
A. Vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
B. Nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân.
C. Nhận được sự quý trọng của mọi người.
D. Cả A,B,C.
Đáp án :D
Câu 5: Đã nhiều lần bạn V hứa trước lớp là sẽ không nói chuyện trong giờ. Nhiều lần nhắc nhỏ nhưng bạn V vẫn vi phạm lỗi. Điều đó cho thấy V là người như thế nào ?
A. V là người không có lòng tự trọng.
B. V là người lười biếng.
C. V là người dối trá.
D. V là người vô cảm.
Đáp án : A
Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống ..........biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, biểu hiện từ cách ăn mặc, cư xử với mọi người. Khi có .........con người sẽ sống tốt đẹp hơn, tránh được những việc làm xấu cho bản thân, gia đình và xã hội
A. Đức tính trung thực
B. Lòng tốt bụng
C. Lòng tự trọng
D. Tất cả đều đúng
Đáp án : D
Câu 7: Là một học sinh THCS, em cần làm gì để rèn luyện đức tính tự trọng
A. Chăm chỉ học tập, hoàn thành bài tập về nhà trước khi đến lớp, không chép bài bạn
B. Vi phạm nội quy nhà trường thì có trách nhiệm chịu phạt và có ý thức sửa sai
C. Tự làm bài kiểm tra, không trao đổi quay cop
D. Tất cả đáp án trên
Đáp án : D
Câu 8: Lòng tự trọng của mỗi người thể hiện ở
A. Trong suy nghĩ
B. Trong hành động
C. Trong cả suy nghĩ , hành động cử chỉ
D. Không có đáp án đúng
Đáp án : C
Câu 9: Điền vào chỗ trống .............là cho đi nhiều hơn những gì bạn có thể cho. ............là lấy ít hơn những gì bạn cần lấy
A. Tự trọng
B. Tự trọng, Hào phóng
C. Hào phóng, Tự trọng
D. Hào phóng
Đáp án : C
Câu 10 : “Ngôn tất tiên tín” Câu tục ngữ trên nói về đức tính nào?
A. Tự trọng
B. Tự tin
C. Kiên cường
D. Thật thà
Đáp án : A
Câu 11: Danh ngôn có câu: “ Chỉ có …và… mới có thể nâng chúng ta lên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận”. Trong dấu “…” đó là?
A. Tự lập và tự trọng.
B. Khiêm tốn và thật thà.
C. Cần cù và tiết kiệm.
D. Trung thực và thẳng thắn.
Đáp án :A
Câu 12: Tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến điều gì ?
A. Giản dị.
B. Tiết kiệm.
C. Lòng tự trọng.
D. Khiêm tốn.
Đáp án :C
Câu 13 : Biểu hiện của lòng tự trọng là?
A. Giữ đúng lời hứa.
B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.
C. Không nói dối.
D. Cả A,B,C.
Đáp án : D
Câu 14 : Biểu hiện của không có lòng tự trọng là?
A. Đọc sai điểm để được điểm cao.
B. Không giữ đúng lời hứa.
C. Bịa đặt, nói xấu người khác.
D. Cả A,B,C.
Đáp án :D
Câu 15: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn …, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội ? Trong dấu “…” đó là?
A. Danh dự.
B. Uy tín.
C. Phẩm cách.
D. Phẩm giá.
Đáp án :C
Câu 16: Tự trọng là:
A. Biết cư xử đúng mực
B. Lời nói văn hóa
C. Gọn gàng sạch sẽ
D. A, B, C đúng
Đáp án : D
Câu 17: Một học sinh thường vi phạm nhiều lần bị cô giáo nhắc nhở nhưng vẫn không sửa đổi, học sinh ấy không có:
A. Trung thực
B. Yêu thương con người
C. Tự trọng
D. Tự chủ
Đáp án :C
Câu 18: Câu tục ngữ nào không nói đến lòng tự trọng
A. Áo rách cốt cách người thương.
B. Quân tử nhất ngôn.
C. Vô công bất hưởng lợi.
D. Có công mài sắt có ngày nên kim
Đáp án : D
Câu 19: Điền vào chỗ trống: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn......, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
A. Nhân cách
B. Phẩm cách
C. Phẩm giá
D. Danh sự
Đáp án B
Câu 20: Người không có tự trọng
A. Luôn làm sai
B. Luôn trách mắng người khác mà không nhận lỗi ở mình
C. Luôn trốn tránh những công việc được giao
D. A, B, C
Đáp án : D