28 câu Trắc nghiệm Tóm tắt văn bản tự sự có đáp án 2023 - Ngữ văn 8

Tải xuống 7 2.4 K 4

 Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8: Tóm tắt văn bản tự sự có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 7 trang gồm 28 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 8. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Tóm tắt văn bản tự sự có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 8 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 7 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 28 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Tóm tắt văn bản tự sự có đáp án - Ngữ văn 8:

Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án: Tóm tắt văn bản tự sự (ảnh 1)

 

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN LỚP 8

Tóm tắt văn bản tự sự

Câu 1: Đọc kĩ văn bản tóm tắt sau và cho biết văn bản đó có thể giúp người đọc nắm được toàn bộ nội dung câu chuyện không?

Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vường và một con chó Vàng. Con trai lão quẫn chí vì không đủ tiền cưới vợ, phải bỏ đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con trai, lão phải bán con chó mà lão rất mực yêu thương, mặc dù trong lòng vô cùng buồn bã và đau xót. Lão Hạc mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp mình. Ông giáo rất buồn khi nghe được chuyện lão Hạc xin của Binh Tư một ít bả chó, nói là đánh bả con chó nhà nào đó đi qua vườn nhà lão để giết thịt. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.

A. Có

B. Không

Chọn đáp án: A

Câu 2: Trong các văn bản đã học sau đây, văn bản nào không thể tóm tắt theo cách tóm tắt một văn bản tự sự?

A. Thánh Gióng

B. Lão Hạc

C. Ý nghĩa văn chương

D. Thạch Sanh

Chọn đáp án: C

Câu 3: Cho các nội dung sau dùng để tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc:

• Lão Hạc kể với ông giáo về dự định bán chó và chuyện thằng con trai

• Lão rất yêu thương con chó nhưng phải bán nó

• Hôm sau lão báo cho ông Giáo việc bán chó với tâm trạng đau khổ

• Lão gửi ông Giáo mảnh vườn và 30 đồng bạc để làm ma

• Ông Giáo kể chuyện đó với Binh Tư và được biết lão Hạc xin bả chó nên ông Giáo đã hiểu nhầm.

• Rồi lão Hạc chết đau đớn vật vả. Không ai hiể vì sao chỉ có ông Giáo và Binh Tư hiểu

Các nội dung trên đã đầy đủ hay chưa?

A. Đã đầy đủ

B. Chưa đầy đủ

Chọn đáp án: A

Câu 4: Sắp xếp các bước tóm tắt văn bản sau đây theo một trình tự hợp lí.

(1) Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn các sự kiện tiêu biểu và nhân vật quan trọng

(2) Sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lí

(3) Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc được nội dung của nó

(4) Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình

A. (1), (2), (3), (4)

B. (3), (1), (2), (4)

C. (1), (2), (4), (3)

D. (3), (2), (1), (4)

Chọn đáp án: B

Để tóm tắt truyện Lão Hạc của Nam Cao, một bạn nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng sau đây. Hãy theo dõi để trả lời các câu hỏi từ 10 – 13:

a. Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”.

b. Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.

c. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.

d. Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.

e. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó.

g. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp.

h. Lão bỗng nhiên chết cái chết thật dữ dội.

i. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.

k. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và Ông giáo.

Câu 5: Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc chưa?

A. Đã đầy đủ

B. Chưa đầy đủ

Chọn đáp án: A

Câu 6: Tóm tắt văn bản tự sự là gì?

A. Là dùng lời văn của mình kể lại các chi tiết của văn bản một cách ngắn gọn

B. Là dùng lời văn của mình kể về nhân vật chính trong văn bản một cách ngắn gọn

C. Là dùng lời văn của mình nói về các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của văn bản một cách ngắn gọn

D. Là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản

Chọn đáp án: D

Câu 7: Khi tóm tắt văn bản tự sự, cần chú ý điều gì?

A. Phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt

B. Phải đan xen được cảm xúc cá nhân

C. Không được phép trích dẫn lại lời văn của tác giả hay câu nói trực tiếp của nhân vật trong văn bản

D. Cả A, B, C đều đúng

Chọn đáp án: A

Câu 8: Khi tóm tắt văn bản tự sự, cần đảm bảo các yếu tố nào?

A. Nhân vật quan trọng

B. Sự việc tiêu biểu

C. Yếu tố thời gian, địa điểm diễn ra sự việc

D. Câu A, B đúng

Chọn đáp án: D

Câu 9: Điền vào chỗ trống hợp lí: Ghi lại...

A. Một cách tương đối đầy đủ các chi tiết tiêu biểu của văn bản để người chưa đọc biết được các chi tiết của văn bản đó.

B. Một cách cẩn thận các sự kiện của văn bản để làm dẫn chứng trong bài nghị luận văn học.

C. Một cách trung thành, chính xác nội dung chính của một văn bản nào đó để người đọc nắm được văn bản ấy.

D. Một cách đầy đủ diễn biến của câu chuyện để người chưa đọc hiểu được toàn bộ câu chuyện.

Chọn đáp án: C

Câu 10: Chọn một sự kiện phù hợp điền vào chỗ trống (dấu ba chấm) trong đoạn văn sau để được một văn bản tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?

Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bọn chúng không những không nghe mà còn bịch vào ngực chị mấy bịch ...

A. Chị đã kiên quyết cự tuyệt, giằng nắm bạc ném vào mặt hắn và du hắn ngã kềnh, chạy thoát về nhà

B. Chị Dậu gạt mạnh bàn tay bẩn thỉu của lão, vùng chạy ra ngoài sân, giữa lúc trời tối đen như mực

C. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết

D. Chị Dậu tức quá liền liều mạng chống cự lại quyết liệt, đánh ngã cả cai lệ và người nhà lí trưởng

Chọn đáp án: D

Câu 11: Trật tự sắp xếp nào sau đây là hợp lí?

A. b, a, d, c, g, e, i, h, k

B. d, c, g, e, i, h, k, a, b

C. a, b, d, c, g, e, i, h, k

D. a, b, c, g, e, i, h, k, d

Chọn đáp án: A

Câu 12: Câu i. không phải là sự việc thực sự tiêu biểu và quan trọng, có thể bỏ đi trong danh sác liệt kê các sự việc

A. Đồng ý

B. Không đồng ý

Chọn đáp án:

Câu 13: Các nhân vật quan trọng cần được đảm bảo trong văn bản trên là?

A. Lão Hạc, ông giáo, Binh Tư, cậu Vàng, con trai lão Hạc

B. Lão Hạc, ông giáo, Binh Tư

C. Lão Hạc, ông giáo, Binh Tư, cậu Vàng

D. Lão Hạc, ông giáo, Binh Tư, con trai lão Hạc

Chọn đáp án: A

Câu 14: Có ý kiến cho rằng các văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Hãy giải thích lí do?

A. Vì đây là những tác phẩm thiên về miêu tả diễn biến tâm trạng

B. Hai văn bản này không xây dựng cốt truyện và các sự kiện

C. Hai văn bản trên tập trung diễn tả những suy nghĩ, cảm xúc, nội tâm của nhân vật, hơn nữa, trình tự sự việc lại không diễn tả theo trình tự khách quan mà theo mạch hồi ức hay tâm trạng của nhân vật

D. Cả A, B, C đều đúng

Chọn đáp án: D

Câu 15: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

A. Ghi lại một cách ngắn gọn các sự kiện chính của câu chuyện

B. Ghi lại đầy đủ, chi tiết nội dung câu chuyện.

C. Ghi lại đầy đủ câu chuyện của nhân vật chính.

D. Ghi lại chuyện của nhân vật chính theo cảm nhận của bản thân.

Chọn đáp án: A

Câu 16: Nhân vật trong tác phẩm văn học là gì?

A. Là hình tượng con người được miêu tả trong tác phẩm.

B. Là con người hoặc sự vật, hiện tượng được miêu tả trong tác phẩm.

C. Là nhân vật chính và nhân vật chính diện trong tác phẩm.

D. Là tất cả các đối tượng được miêu tả trong tác phẩm.

Chọn đáp án: D

Câu 17: Nhân vật chính trong tác phẩm văn học là:

A. Nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm.

B. Nhân vật mà nhà văn yêu mến.

C. Nhân vật giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.

D. Nhân vật có uy tín, vị trí và ảnh hưởng đến tất cả các nhân vật khác trong câu chuyện

Chọn đáp án: C

Câu 18: Loại nhân vật nào không thể là nhân vật chính trong tác phẩm văn học?

A. Nhân vật chính diện

B. Nhân vật phản diện

C. Nhân vật điển hình

D. Nhân vật phụ

Chọn đáp án: D

Câu 19: Tóm tắt văn bản không nhằm mục đích gì?

A. Để nắm được những nét cơ bản về nội dung của văn bản.

B. Để rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.

C. Để sử dụng làm dẫn chứng trong những tình huống hợp lí.

D. Để làm phong phú thêm nội dung và nghệ thuật của văn bản

Chọn đáp án: D

Câu 20: Yêu cầu nào là yêu cầu cần thiết nhất khi tóm tắt văn bản?

A. Chi tiết

B. Trung thành

C. Đầy đủ

D. Rõ ràng

Chọn đáp án: B

Câu 21: hân vật chính trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là ai?

A. Mị Châu, Trọng Thủy, An Dương Vương

B. Rùa thần và chiếc nỏ thần

C. Triệu Đà, An Dương Vương

D. Triệu Đà, Mị Châu, Trọng Thủy

Chọn đáp án: A

Câu 22:  Dựa theo hành động của An Dương Vương, sắp xếp nào sau đây đúng với diễn biến câu chuyện?

1. Xây thành, chế nỏ để giữ nước.
2. Chủ quan để mất thành, mất nước
3. Chạy về phương Nam, sau khi nghe rùa Vàng nói rút kiếm chém con gái.
4. Đồng ý gả con gái cho Trọng Thủy, con trai kẻ thù
5. Theo Rùa Vàng rẽ nước đi xuống biển.

A. 1-4-2-3-5

B. 1-5-4-2-3

C. 1-4-5-2-3

D. 1-2-3-4-5

Chọn đáp án: A

Câu 23: Đoạn trích sau có được coi là tóm tắt của truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy hay không?

"Sau lần mang quân xâm lược Âu Lạc thất bại, Triệu Đà lập mưu sang hỏi cưới Mị Châu. An Dương Vương đồng ý gả Mị Châu, Trọng Thủy xin ở rể và dụ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần. Trọng Thủy đánh cắp nỏ thần trở về nước và hứa hẹn theo lông ngỗng của Mị Châu để tìm nàng. Triệu Đà kéo quân sang xâm lược Âu Lạc, An Dương Vương chủ quan nên mất thành. Trọng Thủy đi tìm Mị Châu theo dấu lông ngỗng tới bờ biển thì thấy xác của Mị Châu, bèn mang xác về Loa Thành an táng. Vì quá thương nhớ Mị Châu, Trọng Thủy lao đầu xuống giếng chết. Người đời sau lấy ngọc trai ở biển Đông đem rửa bằng nước giếng thì thấy ngọc sáng hơn."

A. Có

B. Không

Chọn đáp án: A

Câu 24: Dòng nào nêu đúng và đủ các nhân vật có thể dựa vào đó để tóm tắt truyện Tấm Cám ?

A. Tấm và Cám

B. Tấm, Cám và dì ghẻ

C. Tấm, Cám và vua

D. Tấm, Cám và bà lão hàng nước

Chọn đáp án: B

Câu 25: Nhân vật chính trong đoạn trích Ra-ma buộc tội là ai?

A. Ra-ma

B. Xi-ta

C. Ra-ma và Xi-ta

D. Ra-ma, Xi-ta và Lắc-ma-na

Chọn đáp án: C

Câu 26: Hãy sắp xếp các sự kiện sau trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về theo một thứ tự phù hợp:

1 – Pê-nê-lốp bảo nhũ mẫu Ơ-ri-clê khiêng chiếc giường ra khỏi phòng.

2 – Pê-nê-lốp nói với Tê-lê-mác nhưng nhằm thông báo cho Uy-lít-xơ về sự thử thách đối với chàng.

3 – Khi nghe Uy-lít-xơ nói về bí mật của chiếc giường, Pê-nê-lốp vô cùng sung sướng và hạnh phúc nhận ra người chồng yêu quý của mình.

4 – Khi nghe nhũ mẫu báo tin Uy-lít-xơ đã trở về, Pê-nê-lốp không tin.

A. 4 – 2 – 3 – 1

B. 4 – 3 – 2 – 1

C. 4 – 1 – 3 – 2

D. 4 – 2 – 1 – 3

Chọn đáp án: D

Câu 27: Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính như thế nào?

A. Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính

B. Chọn được các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó

C. Tóm tắt rõ các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của cốt truyện (một vài chỗ có thể kết hợp dẫn nguyên văn từ ngữ, câu văn trong văn bản gốc).

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: D

Câu 28: Có ý kiến cho rằng: có thể tóm tắt văn bản tự sự bằng cách chỉ lựa chọn một số sự việc, chi tiết tiêu biểu phục vụ cho việc làm sáng tỏ ý kiến trong bài nghị luận của mình. Cách tóm tắt rất cô đúc, gọn, rõ và nổi bật được nội dung chính, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai 

Chọn đáp án: A

 

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống