Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 5 trang gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Công nghệ 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 35 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 10 sắp tới.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 35 có đáp án: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi:
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ 10
Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
Câu 1:Bệnh do virut gây ra là?
A. Tụ huyết cầu
B. Lở mồm long móng
C. Ghẻ
D. Mạt
Đáp án: B. Lở mồm long móng
Giải thích:Bệnh do virut gây ra là lở mồm long móng – SGK trang 102
Câu 2: Bệnh của vật nuôi phát sinh và phát triển không do các yếu tố nào?
A. Các loại mầm bệnh
B. Yếu tố môi trường và điều kiện sống
C. Bản thân con vật
D. Stress
Đáp án: D. Stress
Giải thích: Bệnh của vật nuôi phát sinh và phát triển do các yếu tố:
+ Các loại mầm bệnh
+ Yếu tố môi trường và điều kiện sống
+ Bản thân con vật – SGK trang 103
Câu 3:Có mấy loại mầm bệnh
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: C. 4
Giải thích: Có 4 loại mầm bệnh: vi khuẩn, vi rút, nấm, kí sinh trùng – SGK trang 102
Câu 4:Bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguy hiểm do virut cúm typ A gây ra là bệnh nào?
A. Bệnh cúm gia cầm
B. Bệnh lở mồm long móng
C. Bệnh tả
D. Bệnh nấm
Đáp án: A. Bệnh cúm gia cầm
Giải thích: Bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguy hiểm do virut cúm typ A gây ra là bệnh cúm gia cầm – Thông tin bổ sung – SGK trang 104
Câu 5: Đâu không phải là biện pháp chống dịch bệnh?
A. Vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại
B. Báo cáo kịp thời với cán bộ thú y và chính quyền
C. Mang gia cầm có dịch bệnh tới nơi thôn, ấp
D. Tiêm phòng quanh vùng có ổ dịch trong phạm vi 5km
Đáp án: C. Mang gia cầm có dịch bệnh tới nơi thôn, ấp
Giải thích: Các biện pháp chống dịch bệnh là:
+ Vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại
+ Báo cáo kịp thời với cán bộ thú y và chính quyền
+ Tiêm phòng quanh vùng có ổ dịch trong phạm vi 5km – Thông tin bổ sung – SGK trang 105
Câu 6:Mầm bệnh dễ dàng phát triển khi chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo về :
A. Nguồn thức ăn đã bị hỏng
B. Thành phần dinh dưỡng không đầy đủ
C. Nguồn thức ăn có chứa chất độc
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D. Cả 3 đáp án trên
Giải thích:Mầm bệnh dễ dàng phát triển khi chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo về:
+ Nguồn thức ăn đã bị hỏng
+ Thành phần dinh dưỡng không đầy đủ
+ Nguồn thức ăn có chứa chất độc – SGK trang 103
Câu 7:Những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát sinh, phát triển bệnh?
A. Yếu tố tự nhiên
B. Chế độ dinh dưỡng
C. Quản lý, chăm sóc
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D. Cả 3 đáp án trên
Giải thích: Những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát sinh, phát triển bệnh:
+ Yếu tố tự nhiên
+ Chế độ dinh dưỡng
+ Quản lý, chăm sóc – SGK trang 103
Câu 8: Loại kí sinh nào dưới đây được xếp vào nhóm nội kí sinh trùng ?
A. Sán
B. Ve
C. Ghẻ
D. Chấy
Đáp án: A. Sán
Giải thích:Loại kí sinh được xếp vào nhóm nội kí sinh trùng là sán, các loại giun… - SGK trang 102
Câu 9:Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển bệnh?
A. Ảnh hưởng đến sức khoẻ của vật nuôi.
B. Ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại mầm bệnh.
C. Đáp án A và B
D. Đáp án A hoặc B
Đáp án: C. Đáp án A và B
Giải thích: Môi trường có ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển bệnh là:
+ Ảnh hưởng đến sức khoẻ của vật nuôi.
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại mầm bệnh – SGK trang 103
Câu 10:Các biện pháp nào giúp nâng cao khả năng kháng bệnh cho vật nuôi?
A. Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt vật nuôi khoẻ mạnh
B. Tiêm vắc xin
C. Không đưa gia cầm vào vùng có dịch.
D. Tất cả đều đúng
Đáp án: D. Tất cả đều đúng
Giải thích:Các biện pháp giúp nâng cao khả năng kháng bệnh cho vật nuôi:
+ Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt vật nuôi khoẻ mạnh
+ Tiêm vắc xin
+ Không đưa gia cầm vào vùng có dịch – Thông tin bổ sung – SGK 105