Lịch Sử 7 Bài 20 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Nước Đại Việt thời Lê Sơ

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 29 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ và 36 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ môn Lịch Sử lớp 7 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ Lịch Sử lớp 7.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ 

LỊCH SỬ 7 BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ 

Phần 1: Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ 

I – TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT

1.1. Tổ chức bộ máy chính quyền

- Lê Lợi lê ngôi hoàng đế, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới.

* Ở Trung ương:

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ hay, chi tiết

- Đứng đầu là vua, trực tiếp nắm mọi quyền hành.

- Bãi bỏ một số chức quan cao cấp: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển.

- Giúp việc cho vua có các quan đại thần, 6 bộ và các cơ quan chuyên môn: Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

* Ở địa phương:

- Thời Lê Thái Tổ: chia cả nước làm 5 đạo.

- Thời Lê Thánh Tông: 13 đạo thừa tuyên.

   + Dưới đạo là: Phủ, châu, huyện, xã.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ hay, chi tiết

- Địa phương

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ hay, chi tiết

1.2. Tổ chức quân đội

- Tổ chức theo chế độ “ Ngụ binh ư nông”.

- Quân đội gồm 2 bộ phận:

   + Quân triều đình

   + Quân địa phương

- Bao gồm: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

- Được trang bị vũ khí bao gồm: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa pháo.

- Quân lính thường xuyên tập luyện, bố trí quân đội phòng thủ biên giới.

1.3. Luật pháp:

- Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành luật Hồng Đức.

- Nội dung:

   + Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc

   + Bảo vệ quyền lợi của g/c thống trị.

   + Bảo vệ chủ quyền quốc gia.

   + Khuyến khích phát triển kinh tế.

   + Giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

   + Bảo vệ phụ nữ.

II - TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI

1.1. Kinh tế

a. Nông nghiệp:

- Vua Lê tiến hành nhiều biện pháp để khội phục và phát triển nông nghiệp.

   + Cho quân lính về quê sản xuất.

   + Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.

   + Đặt ra các chức quan lo sản xuất nông nghiệp : Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.

   + Thực hiện phép quân điền, bảo vệ sức kéo nông nghiệp.

   + Chú trọng công tác thủy lợi.

→ SX nông nghiệp được phục hồi và phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện.

b. Công thương nghiệp

- Phát triển nhiều ngành nghề thủ công truyền thống ở làng xã, kinh đô Thăng Long.

- Nhiều làng nghề thủ công chuyên nghiệp ra đời.

- Các xưởng thủ công nhà nước gọi là cục Bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền,..

- Nghề khai mỏ được đẩy mạnh.

→ TCN phát triển.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ hay, chi tiết

c. Thương nghiệp

   + Trong nước: khuyến khích lập chợ, họp chợ.

   + Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài được duy trì, tuy nhiên được kiểm soát chặt chẽ.

→ Kinh tế: ổn định, phát triển hưng thịnh.

1.2. Xã hội

- Giai cấp địa chủ: Nhiều ruộng đất, nắm chính quyền.

- Giai cấp nông dân: Ít ruộng đất, cày thuê cho địa chủ, nộp tô, phải đi phục dịch cho nhà nước.

- Các tầng lớp khác: phải nộp thuế cho nhà nước.

- Nô tì là tầng lớp thấp hèn nhất.

III – TÌNH HÌNH VĂN HÓA, GIÁO DỤC

1.1. Tình hình giáo dục và khoa cử

- Cho dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học.

- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho.

- Tổ chức thi cử chặt chẽ qua 3 kì thi : Hương, Hội, Đình.

- Thời Lê tổ chức thi được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

- Dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám để khắc tên Tiến sĩ.

→ Quy củ, chặt chẽ, đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ hay, chi tiết

1.2. Văn học, khoa học, nghệ thuật

a. Văn học

- Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển và chiếm ưu thế với nhiều tác phẩm nổi tiếng : Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,..

- Văn học chữ Nôm phát triển.

→ Nội dung : thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

b. Khoa học

- Sử học : Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, ..

- Địa lí : Hồng Đức bản đồ, Dư địa chi, An Nam hình thắng đồ,..

- Y học : Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học : Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

c. Nghệ thuật

- Nghệ thuật sân khấu : chèo, tuồng, ca hát được phục hồi và phát triển.

- Nghệ thuật điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện : Cung điện Lam Kinh, Bia Vĩnh Lăng,...

IV. MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC

1.1. Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

- Là nhà chính trị quân sự tài ba, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

- Có nhiều tác phẩm giá trị: Bình Ngô sách, Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập...

- Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại, cuộc đời ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ hay, chi tiết

1.2. Lê Thánh Tông (1442 - 1497)

- Là vị vua anh minh, tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực, kinh tế, chính trị, quân sự và thơ văn.

- Sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái.

- Ông có nhiều tác phẩm có giá trị: Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Hồng Đức quốc âm thi tập...

- Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc sâu sắc.

1.3. Ngô Sỹ Liên (Thế kỷ XV)

- Là nhà sử học nổi tiếng ở thế kỷ XV.

- Đỗ tiên sĩ năm 1442, đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng

- Tác giả cuốn “Đại Việt sử kí toàn thư”.

1.4. Lương Thế Vinh ( 1442 - ?)

- Đỗ tiến sĩ năm 1463, nổi tiếng học rộng, tài cao.

- Là nhà toán học nổi tiếng thời Lê sơ

- Có nhiều công trình có giá trị như: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa…

Phần 2: 36 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ 

Bài 20 phần 1: Nước Đại Việt thời Lê Sơ

Câu 1: Quân đội thời Lê sơ được phiên chế thành những bộ phận nào?

A. Cấm quân và bộ binh.                                      

B. Bộ binh và thủy binh.

C. Quân triều đình và quân địa phương

D. Cấm quân và quân ở các lộ

Lời giải:

Quân đội thời Lê sơ có hai bộ phận chính là quân ở triều đình và quân ở các địa phương

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông không mang ý nghĩa nào đối với tình hình Đại Việt?

A. Hoàn thiện bộ máy nhà nước

B. Đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển lên đỉnh cao

C. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.

D. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ.

Lời giải:

Những thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa:

- Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, quyền lực tập trung tối đa vào trong tay hoàng đế

- Tạo ra sự ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.

=> Đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển lên đỉnh cao

=> Đáp án D: Quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ được thúc đẩy thông qua những chính sách cụ thể của nhà nước, tuy nhiên dưới triều Lê công cuộc khai hoang và mở rộng lãnh thổ chưa được đẩy mạnh như thế kỉ XVII – XVIII (còn gọi là quá trình “Nam tiến”).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Chế độ ngụ binh ư nông không mang lại hiệu quả nào cho nhà Lê?

A. Đảm bảo được một lực lượng quân đội lớn sẵn sàng huy động khi cần

B. Đảm bảo lao động cho sản xuất nông nghiệp

C. Giảm được ngân khố quốc gia cho việc nuôi quân đội

D. Duy trì một lực lượng tại ngũ lớn phục vụ cho quá trình Nam tiến

Lời giải:

Ngụ binh ư nông là chế độ quân sự mà vào thời bình cho về thay phiên nhau về quê làm ruộng, khi có chiến tranh thì lại được huy đông chiến đấu. Chính sách này mang lại nhiều hiệu quả như:

- Đảm bảo một lực lượng quân đội lớn sẵn sàng huy động khi cần

- Cung cấp lao động cho hoạt động sản xuất nông nghiệp

- Giảm được ngân khố quốc gia cho việc nuôi quân đội khi một lực lượng lớn đã được cho về quê sản xuất

=> Đáp án D: với ngụ binh ư nông binh lính được cho về quê sản xuất chứ không còn tại ngũ (không phải là lực lượng thường trực chuyên chiến đấu)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ…Kẻ nào dám đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di” (Đại Việt sử kí toàn thư) Lời căn dặn trên của vua Lê Thái Tông phản ánh điều gì?

A. Ý thức về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc

B. Sách lược ngoại giao của nhà Lê đối với Trung Hoa

C. Chính sách đoàn kết để bảo vệ chủ quyền dân tộc

D. Chính sách Nam tiến của nhà Lê

Lời giải:

Lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông đã cho thấy ý thức của người đứng đầu về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. Nếu kẻ nào dám vi phạm thì sẽ bị nghiêm trị

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Ý nào sau đây không phải là nội dung cơ bản được đề cập trong bộ luật Hồng Đức?

A. Bảo vệ quyền lợi của nhà vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị

B. Khuyến khích sự phát triển của kinh tế nông nghiệp

C. Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ

D. Bảo vệ quyền lợi của nô tì

Lời giải:

- Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là luật Hồng Đức).

- Nội dung chính của bộ luật là:

+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc.

+ Bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.

+ Có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia.

+ Khuyến khích phát triển kinh tế.

+ Gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Bảo vệ một số quyền của phụ nữ.

=> Loại trừ đáp án: D

Câu 6: Điểm khác biệt cơ bản giữa tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ so với thời Lý- Trần là

A. Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh và tính tập quyền cao độ

B. Quyền lực của nhà vua bị hạn chế bởi tể tướng và đại hành khiển

C. Xuất hiện thêm 6 bộ tồn tại song song với tể tướng và đại hành khiển

D. Nhà nước được xây dựng trên cơ sở luật pháp

Lời giải:

- Thời Lê sơ tổ chức bộ máy nhà nước đã được hoàn chỉnh và mang tính tập quyền cao độ: Lê Thánh Tống đã bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua là 6 bộ đứng đầu là các thượng thư.

- Thời Lý Trần bộ máy nhà nước vẫn còn đơn giản, sơ khai, quyền lực của nhà vua bị hạn chế khi chức tể tướng, thái úy vẫn còn tồn tại

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Thời Lê Thái Tổ, nhà vua chia cả nước thành

A. 5 đạo

B. 13 đạo thừa tuyên

C. 10 lộ

D. 5 phủ

Lời giải:

Dưới thời vua Lê Thái Tổ cả nước được chia làm 5 đạo do An phủ sứ đứng đầu. Dưới đạo là phủ, huyện, xã. Đến thời vua Lê Thánh Tông 5 đạo được đổi thành 13 đạo thừa tuyên

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Chính quyền phong kiến ở Việt Nam được hoàn thiện nhất dưới thời vua nào?

A. Lê Thái Tổ

B. Lê Thánh Tông

C.  Lê Nhân Tông

D.  Lê Hiến Tông

Lời giải:

Chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông thì hoàn chỉnh nhất do:

- Quyền lực tập trong cao độ trong tay nhà vua.

- Chính quyền chặt chẽ, với tay đến tận địa phương.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?

A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý

B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên

C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình

D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình

Lời giải:

Để tập trung quyền lực vào trong tay hoàng đế, vua Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua là 6 bộ đứng đầu là các thượng thư.

Đáp án cần chọn là: A

Chú ý

Tuy nhiên, hạn chế của chính sách này là nhà vua phải làm việc nhiều hơn, tất cả công việc vua đều thông qua, kể cả chỉ huy quân đội.

Câu 10: Bộ luật được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông có tên gọi là gì?

A. Hình luật.

B.Hình thư.

C.  Lê triều hình luật

D.  Luật Hồng Đức

Lời giải:

Thời vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới gọi là Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

Đáp án cần chọn là: D

Chú ý

Đến thế kỉ XVII-XVIII, bộ Quốc triều hình luật được bổ sung, sửa đổi ít nhiều và được ban hành với tên gọi là Lê triều hình luật.

Câu 11: Anh (chị) có nhận xét gì về lãnh thổ Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông so với thời Trần?

A. Được mở rộng về phía Nam

B. Bị thu hẹp ở phía Bắc

C. Được mở rộng về phía Đông

D. Không có gì thay đổi

Lời giải:

Lãnh thổ Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông được mở rộng hơn về phía Nam so với thời Trần:

- Lãnh thổ Đại Việt sau sự kiện năm 1306 vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trần cho vua Chế Mân đổi lại sính lễ là hai châu Ô và Lý - tức vùng Thuận Hóa

- Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, vua Lê Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 - Đạo Thừa Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Điểm tiến bộ nhất của bộ luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là gì?

A. Thực hiện chế độ hạn nô

B. Chú ý vào vệ sức kéo trong nông nghiệp

C. Chiếu cố đến những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội

D. Chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc

Lời giải:

So về quy mô thì luật Hồng Đức không phải là bộ luật đồ sộ nhất nhưng nó lại là bộ luật nhân văn nhất trong lịch sử lập pháp Việt Nam thời phong kiến khi nó chiếu cố đến cả những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội như trẻ em, người tàn tật, phụ nữ, người già yếu…

Ví dụ:

- Trong trường hợp cưỡng ép phụ nữ kết hôn cũng bị tội, điều 320 quy định như sau: “Mãn tang chồng nhưng người vợ thủ tiết, nếu ngoài ông bà, cha mẹ, kẻ nào khác gả ép người phụ nữ đó thì bị biếm ba tư và buộc phải ly dị. Trả người đàn bà về chồng cũ…” hoặc “những nhà quyền thế mà ức hiếp để cưới con gái lương dân thì xử phạt, biếm hay đồ” (điều 338).

- Khi xảy ra tình trạng ly hôn, luật xác định tài sản của vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn: Tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng; tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân (tài sản chung). Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung; khi ly hôn, tài sản của ai, người đó được nhận riêng và chia đôi tài sản chung của hai người.

- Bộ luật Hồng Đức xử rất nặng đối với những trường hợp xâm phạm thân thể, tiết hạnh của người phụ nữ, kẻ nào “hiếp dâm thì xử lưu hay chết. Phải nộp tiền tạ tội hơn một bậc đối với tiền tạ tội gian dâm thường. Nếu gây thương tích cho người đàn bà thì xử nặng hơn một bậc đánh người bị thương”.

Đáp án cần chọn là: C


Bài 20 phần 2: Nước Đại Việt thời Lê Sơ

Câu 1: Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách

A. lộc điền

B. quân điền

C. điền trang, thái ấp

D. thực ấp, thực phong

Lời giải:

Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách quân điền. Người được nhận ruộng được phép canh tác, thu lợi trên phần ruộng đất được nhận nhưng không được bán, chuyển nhượng, thừa kế và phải nộp tô thuế cho nhà nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý có tên gọi là gì?

A. Cục bách tác

B. Quan xưởng

C. Công xưởng

D. Làng nghề

Lời giải:

Các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là Cục bách tác, sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng...

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Khu vực nào là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất?

A. Thăng Long

B. Phố Hiến

C. Vân Đồn

D. Hải Dương

Lời giải:

Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng xã phát triển như đan lát, làm nón, đúc đồng, rèn sắt, làm gốm. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Giai cấp nào chiếm tuyệt đại bộ phận dân cư trong xã hội nước ta thời Lê sơ?

A. Nông dân

B. Thợ thủ công

C. Thương nhân

D. Nô tì

Lời giải:

Trong xã hội nước ta thời Lê sơ, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại bộ phân dân cư, sống chủ yếu ở nông thôn.

Đáp án cần chọn là: A

 

Xem thêm
Lịch Sử 7 Bài 20 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Nước Đại Việt thời Lê Sơ (trang 1)
Trang 1
Lịch Sử 7 Bài 20 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Nước Đại Việt thời Lê Sơ (trang 2)
Trang 2
Lịch Sử 7 Bài 20 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Nước Đại Việt thời Lê Sơ (trang 3)
Trang 3
Lịch Sử 7 Bài 20 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Nước Đại Việt thời Lê Sơ (trang 4)
Trang 4
Lịch Sử 7 Bài 20 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Nước Đại Việt thời Lê Sơ (trang 5)
Trang 5
Lịch Sử 7 Bài 20 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Nước Đại Việt thời Lê Sơ (trang 6)
Trang 6
Lịch Sử 7 Bài 20 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Nước Đại Việt thời Lê Sơ (trang 7)
Trang 7
Lịch Sử 7 Bài 20 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Nước Đại Việt thời Lê Sơ (trang 8)
Trang 8
Lịch Sử 7 Bài 20 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Nước Đại Việt thời Lê Sơ (trang 9)
Trang 9
Lịch Sử 7 Bài 20 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Nước Đại Việt thời Lê Sơ (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 29 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống