GDCD 7 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Tôn sư trọng đạo

Tải xuống 9 3.9 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 9 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết BBài 6: Tôn sư trọng đạo và 20 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 6: Tôn sư trọng đạo môn GDCD lớp 7 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 6: Tôn sư trọng đạo GDCD lớp 7.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo:

GDCD 7 BÀI 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO

Phần 1: Lý thuyết GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo

I.Khái quát nội dung câu chuyện

- Thời gian: Cách 40 năm sau ngày ra trường.

- Học trò vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết, tặng thầy những bó hoa tươi thắm, không khí cảm động, thầy trò tay bắt mặt, mừng, kể kỉ niệm, bồi hồi, lưu luyến.

- Nói lên lòng biết ơn thầy giáo cũ của mình.

=> Ý nghĩa: Thầy cô giáo là người đã truyền đạt cho mình những tri thức và giáo dục đạo đức cho mình nên người vì vậy chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn thầy cô.

II. Nội dung bài học

2.1 Khái niệm:

- Tôn sư: Tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với những người làm thầy cô giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình), ở mọi nơi, mọi lúc; coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình.

- Trọng đạo: Coi trọng những lời thầy dạy trọng đạo lí làm người.

- Ví dụ: Thăm hỏi thầy cô giáo khi ốm đau; gọi điện hỏi thăm sức khỏe thầy cô; đến chúc Tết nhà thầy cô…

Bài 6: Tôn sư trọng đạo

Tặng hoa cô giáo nhân ngày 20/11 thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô.

2.2 Biểu hiện:

- Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô giáo.

- Hành động đền ơn đáp nghĩa.

- Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo.

2.3 Ý nghĩa:

- Là truyền thống quý báu của dân tộc

- Thể hiện lòng biết ơn của thầy cô giáo cũ.

- Là nét đẹp trong tâm hồn con người, làm cho mối quan hệ người-người gắn bó, thân thiết.

=> Chúng ta khôn lớn như ngày nay, phần lớn là nhờ sự dạy dỗ của thầy, cô giáo. Các thầy cô giáo không những giúp ta mỡ mang trí tuệ mà giúp chúng ta biết phải sống sao cho đúng với đạo làm con, đạo làm trò, làm người. Vì vậy chúng ta phải có bổn phận là chăm học, chăm làm; vâng lời thầy cô giáo, lễ độ với mọi người.

Phần 2: 20 câu hỏi trắc nghiệm GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo

Câu 1: Câu tục ngữ : Ăn cháo đá bát nói đến điều gì ?

A. Sự vô ơn, phản bội.

B. Tiết kiệm.

C. Sự trung thành.

D. Khiêm tốn.

Đáp án : A

Câu 2: Khi đi chợ cùng mẹ, em nhận ra cô giáo X đã về hưu và cô đang mua rau. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Đi nhẹ nhàng qua chỗ cô để cô không nhìn thấy.

B. Đi sang lối đi khác để không gặp mặt cô.

C. Lờ đi coi như không biết.

D. Đến chào và hỏi thăm sức khỏe cô.

Đáp án : D

Câu 3: Tục ngữ có câu: Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy. Mùng 3 tết thầy có nghĩa là gì?

A. Mùng 3 Tết thầy giáo hay mời đến chơi .

B. Mùng 3 Tết là ngày đẹp nên cần đi chơi.

C. Mùng 3 Tết cần đến chúc tết thầy vì thầy là người dạy dỗ thứ 2 sau cha mẹ.

D. Tết nhà Thầy được tổ chức vào mùng 3.

Đáp án : C

Câu 4: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo được gọi là gì ?

A. Nhân văn.

B. Chí công vô tư.

C. Tôn sư trọng đạo.

D. Nhân đạo.

Đáp án :C

Câu 5: Đối với những hành vi vô lễ với các thầy, cô giáo chúng ta cần phải làm gì?

A. Nêu gương.

B. Phê bình, lên án.

C. Khen ngợi.

D. Học làm theo.

Đáp án :B

Câu 6: Hành vi nào thể hiện sự tôn sư trọng đạo

A. Ra đường và gặp thầy cô giáo cũ Hạnh đứng nghiêm chào cô

B. Khi phát bài kiểm tra bị điểm thấp nên An đã xé ngay và bỏ vào sọt rác

C. Khi gặp cô giáo cũ Hoa đã làm lơ và đi luôn

D. An có thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy giáo

Đáp án : A

Câu 7: Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo là gì?

A. Là truyền thống quý báu của dân tộc

B. Thể hiện lòng biết ơn của thầy cô giáo cũ.

C. Là nét đẹp trong tâm hồn con người

D. A, B, C đúng

Đáp án : D

Câu 8: Trong những câu dưới đây, theo em, câu nào thể hiện rõ nhất về tôn trọng đạo?

A. Ân trả, nghĩa đền.

B. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

C. Ăn cháo đá bát

D. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư).

Đáp án : D

Câu 9: Câu ca dao, tục ngữ nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.

A. Không thầy đố mày làm nên

B. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

C. Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

D. A, B, C đều đúng

Đáp án : D

Câu 10: Các ngày lễ tri ân thầy cô tại Việt Nam

A. 22/12

B. 20/11

C. Mùng 3 tết Âm lịch

D. B,C đúng

Đáp án : D

Câu 11: Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì ?

A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.

B. Lòng trung thành đối với thầy cô.

C. Căm ghét thầy cô.

D. Giúp đỡ thầy cô.

Đáp án :A

Câu 12: Bạn D ra đường gặp thầy giáo dạy môn Công nghệ không chào vì bạn cho rằng môn công nghệ là môn phụ nên không chào, chỉ chào các thầy cô dạy môn chính. D là người như thế nào ?

A. D là người vô trách nhiệm.

B. D là người vô tâm.

C. D là người vô ơn.

D. D là người vô ý thức.

Đáp án : C

Câu 13 : Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là?

A. Chào hỏi thầy cô bất cứ đâu.

B. Đến thăm thầy cô nhân ngày 20/11.

C. Thăm hỏi thầy cô khi thầy cô ốm đau.

D. Cả A,B,C.

Đáp án :D

Câu 14 : Đối lập với tôn sư trọng đạo là ?

A. Trách nhiệm.

B. Vô ơn.

C. Trung thành.

D. Ý thức.

Đáp án :B

Câu 15: Hằng năm sắp đến ngày 20/11 nhà trường đều tổ chức đợt thi đua chào mừng 20/11 như: Học tốt, viết báo tường, thi văn nghệ. Các việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Tri ân các thầy cô giáo.

B. Giúp đỡ các thầy cô giáo.

C. Tri ân học sinh.

D. Giúp đỡ học sinh.

Đáp án : A

Câu 16: Người thầy đầu tiên của Bác Hồ là

A. Cụ Lê Văn Miến

B. Cha của Bác Hồ: Nguyễn Sinh Sắc

C. Hoàng Phạm Quỳnh

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án : B

Câu 17: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tất cả bao nhiêu bức thư gửi cho ngành giáo dục trước khi mất

A.23

B. 22

C. 21

D. 20

Đáp án : A

Câu 18: Lần cuối cùng chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho ngành giáo dục vào thời gian nào

A. Khai giảng năm 1967-1968

B. Ngày 15/10/1968

C. Ngày 5/9/1968

D. Ngày 5/9/1967

Đáp án : B

Câu 19: Năm nay kỉ niệm 20 năm thành lập trường THPT Lê Quý Đôn, các cựu học sinh nô nức trở về trường dự lễ kỉ niệm, chụp lại những bức ảnh kỉ niệm với những người thầy, người cô đã từ dạy mình nhiều năm về trước. Tại buổi lễ, có rất nhiều cựu học sinh ủng hộ đóng góp cho cơ sở vật chất của trường. Những hành động đó thể hiện điều gì?

A. Thể hiện truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây

B. Thể hiện những cựu học sinh rất giàu có

C. Thể hiện lòng yêu trường của các cựu học sinh

D. Thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo

Đáp án : D

Câu 20 : Câu ca dao tục ngữ không nói về tôn sự trọng đạo

A. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong

B. Dốt kia thì phải cậy thầy

Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên

C. Nhất quý nhì sư

D. Không đáp án nào

Đáp án : D

 

Xem thêm
GDCD 7 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Tôn sư trọng đạo (trang 1)
Trang 1
GDCD 7 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Tôn sư trọng đạo (trang 2)
Trang 2
GDCD 7 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Tôn sư trọng đạo (trang 3)
Trang 3
GDCD 7 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Tôn sư trọng đạo (trang 4)
Trang 4
GDCD 7 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Tôn sư trọng đạo (trang 5)
Trang 5
GDCD 7 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Tôn sư trọng đạo (trang 6)
Trang 6
GDCD 7 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Tôn sư trọng đạo (trang 7)
Trang 7
GDCD 7 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Tôn sư trọng đạo (trang 8)
Trang 8
GDCD 7 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Tôn sư trọng đạo (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống