Lý thuyết GDCD 8 Bài 19 (mới 2023 + 10 câu trắc nghiệm): Quyền tự do ngôn luận

Tải xuống 6 2.1 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 8 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 8 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 6 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 19: Quyền tự do ngôn luận và 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 19: Quyền tự do ngôn luận môn GDCD lớp 8 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 19: Quyền tự do ngôn luận GDCD lớp 8.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 8 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận:

GDCD 8 BÀI 19: QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN

Phần 1: Lí thuyết GDCD 8 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận

I. Khái quát nội dung câu chuyện

   - Quyền tự do ngôn luận:

      + Học sinh thảo luận bàn biện pháp giữ gìn vệ sinh trường, lớp.

      + Tổ dân phố họp bàn về công tác trật tự an ninh ở địa phương.

      + Góp ý kiến vào dự thảo luật, dự thảo Hiến pháp.

Ý nghĩa: Tự do ngôn luận là quyền trình bày ý kiến một cách mạch lạc, rõ ràng của một người nào đó mà không sợ sự trả thù hoặc kiểm duyệt của chính quyền, hay chịu sự trừng phạt của xã hội. Quyền tự do ngôn luận được thừa nhận như là một quyền con người trong Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và được thừa nhận trong luật nhân quyền quốc tế tại Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị

II. Nội dung bài học

2.1. Khái niệm.

   - Là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội.

   - Ví dụ: Phát biểu ý kiến trong buổi họp lớp; đóng góp ý kiến trong buổi họp tổ dân phố…

Lý thuyết GDCD 8 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận hay, chi tiết

Công dân có quyền phát biểu ý kiến tại các cuộc họp.

2.2. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

   - Quyền tự do báo chí.

   - Quyền được thông tin theo quy định của pháp luật.

   - Có quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở.

   - Kiến nghị với đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân...

   - Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của nhân dân.

2.3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi.

để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm GDCD 8 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận

Câu 1: Việc ông A sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tung tin đồn nhảm không đúng sự thật sẽ bị phạt như thế nào?

A. Cảnh cáo.

B. Nhắc nhở.

C. Phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

D. Cắt chức.

Đáp án: C

Câu 2: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân bị phạt tù bao lâu ? tù từ 03 tháng đến 02 năm.?

A. Từ 2 tháng đến 1 năm.

B. Từ 3 tháng đến 2 năm.

C. Từ 4 tháng đến 3 năm.

D. Từ 5 tháng đến 5 năm.

Đáp án: B

Câu 3: Học sinh phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp là thể hiện quyền nào?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Đáp án: A

Câu 4: Quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa là?

A. Phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân.

B. Góp phần xây dựng nhà nước.

C. Góp phần quản lí nhà nước.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 5: Quyền tự do ngôn luận được quy định tại cơ quan nào cao nhất?

A. Hiến pháp.

B. Quốc hội.

C. Luật.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 6: Hiện nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước thường lợi dụng quyền con người (QCN), đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, báo chí và tự do Internet để vu cáo Việt Nam là “chế độ độc tài toàn trị”; “Việt Nam vi phạm các công ước quốc tế về quyền con người mà họ đã ký kết”, “Việt Nam kiểm soát và kiểm duyệt gắt gao báo chí, tự do Internet”; Việt Nam “bắt bớ nhiều blogger”; “bịt miệng những người… yêu nước”. Những thông tin trên nói về vi phạm đến quyền nào?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Đáp án: A

Câu 7: Quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội được gọi là ?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Đáp án: A

Câu 8: Biểu hiện việc thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là?

A. Phát biểu ý kiến về việc đóng quỹ của thôn.

B. Phát biểu ý kiến trong họp tiếp xúc cử tri về vấn đề ô nhiễm môi trường.

C. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thanh niên.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 9: Biểu hiện việc thực hiện sai quyền tự do ngôn luận là?

A. Tung tin đồn nhảm về dịch lợn tại địa phương.

B. Nói xấu Đảng, Nhà nước trên facebook.

C. Viết bài tuyên truyền Đạo Thánh Đức chúa trời trên faecbook.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 10: Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Từ đủ 13 tuổi.

B. Từ đủ 14 tuổi.

C. Từ đủ 15 tuổi.

D. Từ đủ 16 tuổi.

Đáp án: D

 

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống