Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 23 (mới 2023 + 12 câu trắc nghiệm): Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Tải xuống 9 1.1 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 8 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 9 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) và 12 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) môn Lịch sử lớp 8 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) Lịch sử lớp 8.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945):

LỊCH SỬ 8 BÀI 23: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (PHẦN TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945)

Phần 1: Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Lập bảng thống kê về những sự kiện chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945)

Niên đại Những sự kiện chính Kết quả
Tháng 2-1917 Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi .

- Lật đổ chế độ Nga Hòang.

- Hai chính quyền song song tồn tại.

7-11-1917 Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga thắng lợi.

- Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản.

- Thành lập nước Cộng hòa Xô viết và chính phủ Xô Viết , xóa bỏ chế độ người bóc lột người , xây dựng chế độ mới.

1918-1921 Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyến xô Viết. Xây dựng hệ thống chính trị – nhà nước mới, thực hiện các cải cách xã hội chủ nghĩa , đánh thắng thù trong giặc ngoài.
1921-1941 Liên Xô xây dựng CNXH.

- Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa , tập thể hóa nông nghiệp.

- Liên Xô từ nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp XHCN.

1918-1923 Cao trào cách mạng ở Châu Âu, châu Á.

- Các Đảng Cộng sản thành lập.

Quốc tế cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào.

1924-1929 Thời kỳ ổn định và phát triển của CNTB. Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh, chính trị ổn định.
1929-1933 Khủng hỏang kinh tế ở Mỹ và lan rộng ra tòan thế giới tư bản. Kinh tế giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp, bất ổn về chính trị.
1933-1939 Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hỏang kinh tế.

- Đức- Ý- Nhật phát xít hóa chế độ chính trị , chuẩn bị chiến tranh bành trướng xâm lược.

- Anh- Pháp- Mỹ thực hiện cải cách kinh tế, chính trị , duy trì chế độ dân chủ tư sản.

1939-1945 Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Thế giới trong tình trạng chiến tranh.

- CNPX Đức – ý -Nhật thất bại hòan tòan

- Thắng lợi về Liên Xô, các nước đồng minh và nhân loại tiến bộ trên tòan thế giới.

Phần 2: 12 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Câu 1: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tác động như thế nào đến con đường đấu tranh của các dân tộc thuộc địa trên thế giới?

A. Khẳng định độc lập dân tộc chỉ có thể gắn với chủ nghĩa xã hội  

B. Mở ra cho các dân tộc thuộc địa con đường đấu tranh mới  

C. Giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối đấu tranh ở các nước thuộc địa  

D. Đưa giai cấp vô sản bước lên vũ đài chính trị, nắm quyền lãnh đạo cách mạng ở thuộc địa

Lời giải

Cách mạng tháng Mười Nga 1917 không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra cho các dân tộc thuộc địa con đường mới đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc- con đường cách mạng vô sản

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Tại sao có thể khẳng định Cách mạng tháng Mười Nga 1917 còn mang tính chất của cách mạng giải phóng dân tộc?

A. Cách mạng đã giải quyết vấn đề thị trường dân tộc  

B. Cách mạng đã đánh đuổi giặc ngoại xâm  

C. Cách mạng đã giải phóng cho các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị  

D. Cách mạng đã giải phóng cho giai cấp nông dân

Lời giải

Trước khi cách mạng tháng Mười nổ ra, nước Nga là nhà tù của các dân tộc. Hơn 50% dân tộc không phải Nga phải sống dưới ách thống trị của Nga hoàng. Tuy nhiên cách mạng tháng Mười Nga 1917 thành công đã giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, mang lại cho họ quyền tự quyết có thể liên hiệp hoặc phân lập với nước Nga Xô viết

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga năm 1917.  

B. Sự chỉ đạo của quốc tế cộng sản  

C. Có sự liên minh giữa giai cấp vô sản và giai cấp nông dân.  

D. Chính sách tăng cường khai thác và bóc lột thuộc địa của chủ nghĩa thực dân

Lời giải

Để bù đắp thiệt hại của chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thực dân đã tăng cường tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa. Điều này đã khiến cho mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân phát triển gay gắt. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự bùng nổ của phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Ý nào sau đây không chứng minh cho nhận định: Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại?

A. Lôi kéo hầu hết các châu lục, các quốc gia trên thế giới vào vòng khói lửa  

  B. Sử dụng các loại vũ khí hủy diệt, giết người hàng loạt khiến khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương  

C. Thiệt hại về vật chất bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại  

D. Dẫn tới sự ra đời của một trật tự thế giới mới- trật tự hai cực Ianta

Lời giải

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại do:

- Nó lôi kéo hầu hết các châu lục, các quốc gia trên thế giới vào vòng khói lửa

- Các nước tham chiến đã sử dụng những vũ khí hiện đại có tính hủy diệt khiến cho khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương

- Thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Đối với nước Nga, cách mạng tháng Mười Nga 1917 là một cuộc cách mạng

A. Dân chủ tư sản kiểu cũ  

B. Dân chủ tư sản kiểu mới  

C. Vô sản  

D. Giải phóng dân tộc

Lời giải

Đối với nước Nga, cách mạng tháng Mười Nga 1917 là một cuộc cách mạng vô sản vì nó đã lật đổ nền thống trị của phong kiến, tư sản, đưa nhân dân lên nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Phong trào Ngữ Tứ đã khắc phục được hạn chế nào của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911?

A. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia

B. Đặt cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc

C. Tính chất chống đế quốc rất cao và triệt để

D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

Lời giải

Phong trào Ngữ Tứ đã khắc phục được hạn chế cơ bản của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là giương cao ngọn cờ chống đế quốc, bảo vệ quyền lợi cho Trung Quốc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Thắng lợi nào đã đưa chủ nghĩa xã hội từ lý thuyết trở thành hiện thực?

A. Công xã Pari  

B. Cách mạng Nga 1905-1907  

C. Cách mạng tháng Hai 1917  

D. Cách mạng tháng Mười Nga 1917

Lời giải

Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã lật đổ được nền thống trị của tư sản, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, làm chủ vận mệnh của mình, đánh dấu chủ nghĩa xã hội từ lý thuyết trở thành hiện thực

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Tổ chức quốc tế đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới trong những năm 20-30 của thế kỉ XX là

A. Đảng Cộng sản  

B. Quốc tế cộng sản  

C. Mặt trận nhân dân chống phát xít  

D. Quốc tế thứ hai

Lời giải

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước dâng cao, nhiều đảng cộng sản ra đời, trên cơ sở đó Quốc tế cộng sản được thành lập có sứ mệnh lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới đi theo con đường cách mạng tháng Mười- con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa trong những năm 20-30 của thế kỉ XX

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã để lại hậu quả gì đối với nền hòa bình thế giới?

A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản  

B. Phong trào đấu tranh của quần chúng dâng cao  

C. Đào sâu khoảng cách giữa các nước tư bản  

D. Chủ nghĩa phát xít ra đời, nguy cơ chiến tranh thế giới đến gần

Lời giải

Trong những năm 1929-1933, các nước tư bản lâm vào một cuộc khủng hoảng nặng nề. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng là dẫn tới sự ra đời và lên nắm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Italia, Nhật Bản với mưu đồ gây chiến tranh chia lại thị trường thế giới

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp vô sản ở các nước châu Á có đặc điểm gì?

A. Dần trưởng thành, tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng  

  B. Giành quyền lãnh đạo tuyệt đối phong trào cách mạng  

C. Lãnh đạo cách mạng giành được thắng lợi ở nhiều nước  

D. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới

Lời giải

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất là cùng với sự phát triển của phong trào dân chủ tư sản, giai cấp vô sản ở nhiều nước dần trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh ý nghĩa của những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những năm 20-30 của thế kỉ XX?

A. Đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp trở thành một cường quốc công nghiệp XHCN  

  B. Tạo tiềm lực để Liên Xô bước vào cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít  

C. Tạo ra sự đối lập giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa với hệ thống xã hội chủ nghĩa  

D. Làm thất bại âm mưu bao vây, cô lập Liên Xô của các nước đế quốc

Lời giải

Những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những năm 20-30 của thế kỉ XX đã:

- Đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp trở thành một cường quốc công nghiệp Xã hội chủ nghĩa.

- Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân Xô Viết. 

- Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội

- Tạo ra tiềm lực vững chắc để Liên Xô có thể đứng vững trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít

- Làm thất bại âm mưu bao vây, cô lập Liên Xô của các nước đế quốc

  => Đáp án C: đến trước chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất tồn tại giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Chủ nghĩa phát xít là kẻ đã gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng Anh, Pháp, Mĩ liệu có phải chịu trách nhiệm khi để cho cuộc chiến tranh bùng nổ hay không? Vì sao?

A. Không, Anh, Pháp, Mĩ là lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít  

B. Không, Anh, Pháp, Mĩ đều đã rất nỗ lực để bảo vệ hòa bình thế giới  

C. Có, chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít tự do hành động   

D. Không, Anh, Pháp, Mĩ đã cố đàm phán với Liên Xô nhưng không được chấp nhận

Lời giải

Chủ nghĩa phát xít là kẻ đã gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng Anh, Pháp, Mĩ liệu cũng phải chịu trách nhiệm khi để cho cuộc chiến tranh bùng nổ vì: trước nguy cơ Chủ nghĩa phát xít, Anh, Pháp, Mĩ đã không có một chính sách thống nhất với Liên Xô mà còn dung dưỡng thỏa hiệp (Mĩ thi hành chính sách biệt lập, không tham gia vào các công việc bên ngoài châu Mĩ; Anh, Pháp liên tục có hành động nhượng bộ CNPX đỉnh cao tại hội nghị Muy-ních năm 1938 khi tự ý trao vùng Xuy đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy sự cam kết không xâm lược của Hít le) => tạo điều kiện cho các lực lượng phát xít tự do hành động

Đáp án cần chọn là: C

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống