Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 32 (mới 2023 + 10 câu trắc nghiệm): Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 - 1985)

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 - 1985) đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 10 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 - 1985) và 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 - 1985) môn Lịch sử lớp 9 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 - 1985) Lịch sử lớp 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 - 1985):

LỊCH SỬ 9 BÀI 32: XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC, ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976 - 1985)

Phần 1: Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 - 1985)

I. Việt Nam trong 10 năm đi lên chủ nghĩa xã hội (1976 - 1985)

1 Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980)

   - Tháng 1 – 1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng họp tại Hà Nội đã:

      + Đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.

      + Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980).

   - Nhiệm vụ: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, vừa xây dựng đất nước vừa cải tạo quan hệ sản xuất.

   - Mục tiêu: Xây dựng một nước cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động.

   - Thành tựu:

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 - 1985) (hay, chi tiết)

Một số chỉ số kinh tế Việt Nam 1976 - 1980

      + Các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp. giao thông vận tải được khôi phục và bước đầu phát triển.

      + Cải tạo xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh trong các vùng mới giải phóng ở miền Nam.

      + Xóa bỏ những biểu hiện của văn hóa phản động, xây dựng nền văn hóa mới cách mạng, giáo dục phát triển.

- Hạn chế: Nền kinh tế mất cân đối, sản xuất phát triển chậm, thu nhập quốc dân và năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.

2. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 – 1985)

   - Đại hội V của Đảng (3 – 1982) khẳng định tiếp tục đường lối xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước, nhưng có sự điều chỉnh, bổ sung và cụ thể hóa để phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.

   - Xác định thời kì quá độ đi lên CNXH ở nước ta trải qua nhiều chặng, quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 – 1985).

   - Phương hướng: Sắp xếp lại cơ cấu và đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân.

   - Mục tiêu: ổn định tình hình kinh tế - xã hội, đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của đời sống nhân dân, giảm nhẹ sự mất cân đối của nền kinh tế.

   - Thành tựu:

      + Sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,9%, sẩn xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 9,5%..

      + Thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm 6,4%.

      + Hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ, bắt đầu khai thác dầu mỏ, nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.

      + Hoạt động khoa học – kĩ thuật được triển khai, thúc đẩy sản xuất phát triển.

   - Hạn chế: Những khó khăn, yếu kém của 5 năm trước chưa được khắc phục, thậm chí trầm trọng hơn, chưa ổn định được tình hình kinh tế, xã hội.

II. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1975 – 1979)

1. Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam

   - Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, tập đoàn Pôn Pốt ở Cam-pu-chia mở những cuộc hành quân khiêu khích dọc biên giới, lấn chiếm lãnh thổ nước ta.

   - Ngày 22 – 12 – 1978, tập đoàn Pôn-pốt tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây Nam nước ta.

   - Quân ta tổ chức các cuộc phản công đánh đuổi quân Pôn Pốt, toàn bộ quân Pôn Pốt bị quét sạch khỏi nước ta, chiến tranh kết thúc, hòa bình được lập lại.

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 - 1985) (hay, chi tiết)

Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào Phnôm Pênh

2. Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc

   - Từ năm 1978, Trung Quốc cho quân khiêu khích quân sự dọc biên giới, cắt viện trợ, rút chuyên gia làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ Việt – Trung.

   - Ngày 17 – 2 – 1979, Trung Quốc mở quốc tấn công dọc biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

   - Quân dân ta đã đứng lên chiến đấu ngoan cường buộc Trung Quốc phải rút quân khỏi nước ta.

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 - 1985) (hay, chi tiết)

Quân dân địa phương phối hợp chiến đấu bảo vệ biên giới năm 1979

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 - 1985)

Câu 1. Đại hội lần thứ mấy của Đảng đề ra phương hướng , nhiệm vụ mục tiêu của Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 – 1985)?

A. Đại hội IV

B. Đại hội V

C. Đại hội VI

D. Đại hội VII

Đáp án: B

Giải thích:

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng họp tháng 3 - 1982 đề ra phương hướng , nhiệm vụ mục tiêu của Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 – 1985).

Câu 2. Tình hình nông nghiệp và công nghiệp nước ta trong Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 – 1985) như thế nào?

A. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp giảm sút so với 5 năm trước (1976 – 1980).

B. Chặn được đà giảm sút của 5 năm trước (1976 – 1980), có bước phát triển.

C. Giữ nguyên mức sản xuất như 5 năm trước (1976 – 1980).

D. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Đáp án: B

Giải thích:

trong Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 – 1985) nông nghiệp và công nghiệp nước ta đã chặn được đà giảm sút của 5 năm trước (1976 – 1980), có bước phát triển. Sản xuất nông nghiệp tang bình quân 4,9 %, sản xuất công nghiệp tang bình quân 9,5%.

Câu 3. Trong giai đoạn 1981 – 1985, sản xuất công nghiệp tang bình quân hàng năm là bao nhiêu?

A. 1,9%

B. 4,9%

C. 9,5 %

D. 6,4%

Đáp án: C

Giải thích:

(SGK – trang 172)

Câu 4. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nhân dân ta phải đấu đầu trực tiếp với những lực lượng nào để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc?

A. Quân xâm lược Mĩ và Ngụy quyền Sài Gòn

B. Ngụy quyền Sài Gòn và cuộc tiến công biên giới phía Bắc của Trung Quốc.

C. Tập đoàn Pôn Pốt (Cam-pu-chia) và cuộc tiến công biên giới phía Bắc của Trung Quốc.

D. Ngụy quyền Sài Gòn và tập đoàn Pôn Pốt (Cam-pu-chia).

Đáp án: C

Giải thích:

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nhân dân ta phải đấu đầu trực tiếp với tập đoàn Pôn Pốt (Cam-pu-chia) và cuộc tiến công biên giới phía Bắc của Trung Quốc.

- Ngày 22 – 12 – 1978, tập đoàn Pôn-pốt tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây Nam nước ta. Quân ta tổ chức phản công đánh đuổi quân Pôn Pốt, toàn bộ quân Pôn Pốt bị quét sạch khỏi nước ta, chiến tranh kết thúc, hòa bình được lập lại.

- Ngày 17 – 2 – 1979, Trung Quốc mở cuộc tấn công dọc biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu). Quân dân ta đã đứng lên chiến đấu ngoan cường buộc Trung Quốc phải rút quân khỏi nước ta.

Câu 5. Năm 1975, Trung Quốc đã có những hành động gì làm tổn hại đến tình cảm giữa nhân dân hai nước?

A. Cho quân kiêu khích quân sự dọc biên giới.

B. Cắt viện trợ cho Việt Nam.

C. Rút chuyên gia về nước.

D. Cả 3 ý trên

Đáp án: D

Giải thích:

(SGK – trang 173)

Câu 6. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới, đó là:

A. Đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

B. Miền Bắc tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

C. Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam khắc phục hậu quả chiến tranh.

D. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Đáp án: C

(SGK – trang 70)

Câu 7. Đại hội Đảng toàn quốc lần tứ IV (12/1976) đã đề ra đường lối gì?

A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

B. Xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước.

C. Cải tạo quan hệ sản xuất.

D. Xây dựng bước đầu cơ sở vật chất của CNXH.

Đáp án: B

Giải thích:

Đại hội Đảng toàn quốc lần tứ IV (12/1976) đã đề ra đường lối xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước, quyết định phương hướng , nhiệm vụ, mục tiêu của Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980).

Câu 8. Ý nào dưới đây không phải quyết định của Đại hội Đảng toàn quốc lần tứ IV (12/1976) ?

A. Đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Đề ra đường lối xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước.

C. Quyết định phương hướng , nhiệm vụ mục tiêu của Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980).

D. Thực hiện đường lối đổi mới đất nước.

Đáp án: D

Giải thích:

Đường lối đổi mới của Đảng đề ra đầu tiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) và được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991), lần thứ VIII (6/1996), lần thứ IX (4/2001).

Câu 9. Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm (1976 – 1980) là gì?

A. Khôi phục và phát triển kinh tế.

B. Cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

C. Vừa xây dựng đất nước vừa cải tạo quan hệ sản xuất.

D. Xây dựng nền văn hóa mới.

Đáp án: C

Giải thích:

(SGK – trang 170)

Câu 10. Mục tiêu cơ bản của Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980) là gì?

A. Xây dựng một bước cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động.

B. Ổn định tình hình kinh tế - xã hội, đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của đời sống nhân dân, giảm nhẹ sự mất cân đối của nền kinh tế.

C. Xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa.

D. Đẩy lùi và kiểm soát lạm phát, ổn định phát triển và nâng cao hiệu quả nền sản xuất xã hội, bước đầu ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980) ta tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, vừa xây dựng đất nước vừa cải tạo quan hệ sản xuất nhằm hai mục tiêu cơ bản: xây dựng một nước cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động.

 

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống