Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 18 (mới 2023 + 15 câu trắc nghiệm): Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Tải xuống 12 3.5 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 11 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và 15 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời môn Lịch sử lớp 9 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung  Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Lịch sử lớp 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời:

LỊCH SỬ 9 BÀI 18: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI

Phần 1: Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

1.1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930)

* Hoàn cảnh:

   - Các phong trào đấu tranh trong nước như: phong trào công nhân, phong trào nông dân, phong trào bãi khó của học sinh, sinh viên diễn ra rầm rộ, tạo một làn sóng đấu tranh cách mạng khắp nơi.

   - Ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau.

→ yêu cầu bức thiết là có 1 ĐCS thống nhất trong cả nước để lãnh đạo cách mạng VN.

   -Dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Đảng đã diễn ra tại Hương Cảng (Trung Quốc) (Từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930)

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (hay, chi tiết)

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)

* Nội dung hội nghị:

   - Hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng duy nhất lấy tên Đảng cộng sản VN.

   - Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt , Điều lệ tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo → Đây là những Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

* Ý nghĩa.

   - Hội nghị có ý nghĩa như 1 đại hội thành lập Đảng.

1.2 Luận cương chính trị (10/1930)

   - Tháng 10/1930 Ban Chấp hành Trung ương lâm thời họp hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (T.Quốc)

   - Nội dung hội nghị:

      + Đổi tên Đảng CSVN thành Đảng cộng sản Đông Dương.

      + Cử Trần Phú làm Tổng bí thư.

      + Thông qua Luận cương chính trị của ĐCS Đông Dương do Trần Phú soạn thảo.

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (hay, chi tiết)

Trần Phú (1930)

* Nội dung của luận cương chính trị.

   -Tính chất: Cách mạng VN trải qua 2 giai đoạn: CM tư sản dân quyền và cách mạng XHCN.

   - Đảng phải coi trọng việc vận động đa số quần chúng... phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa nhất là vô sản Pháp.

1.3. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.

   - Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN

   - Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng VN, khẳng định giai cấp CN đủ sức lãnh đạo cách mạng VN, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng.

   - Cách mạng VN trở thành 1 bộ phận của cách mạng thế giới.

   -Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính chất tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam và dân tộc.

Phần 2: 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Câu 1 Luận cương chính trị (10 - 1930) xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là  

A. Lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp

B. Lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc

C. Đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai

D. Đánh đổ phong kiến và đế quốc

Lời giải

Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc, hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2 Đường lối chiến lược của cách mạng Đông Dương được xác định như thế nào trong Luận Cương chính trị (10-1930)?  

A. Tiến hành cuộc tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản

B. Lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa

C. Tiến hành cách mạng ruộng đất để tiến tới xã hội cộng sản

D. Tiến hành giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất

Lời giải

Luận cương khẳng định tính chất của cuộc cách mạng Đông Dương (Đường lối chiến lược) lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3 Các tổ chức cộng sản xuất hiện năm 1929 mang điểm hạn chế gì lớn nhất?  

A. Sự đối lập về ý thức hệ

B. Hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau

C. Còn thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn 

D. Thiếu một bộ chỉ huy thống nhất

Lời giải

Sau khi ra đời, các tổ chức cộng sản đã nhanh chóng phát triển cơ sở trong nhiều địa phương và trực tiếp lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Tuy nhiên, các tổ chức đó đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, thậm chí công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng trong cả nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn. Đây là hạn chế lớn nhất trong hoạt động của các tổ chức cộng sản năm 1929.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4 Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 có tác động như thế nào đến việc giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng ở Việt Nam?  

A. Mở đường cho việc giải quyết khủng hoảng đường lối ở Việt Nam.

B. Xác định một con đường cứu nước mới cho dân tộc

C. Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam.

D. Là bước chuẩn bị đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Lời giải

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5 Sự kiện nào đánh dấu công nhân Việt Nam chuyển hoàn toàn từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?

A. Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son.

B. Sự thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

C. Sự ra đời các tổ chức cộng sản cuối năm 1929.

D. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930).

Lời giải

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930) đánh dấu công nhân Việt Nam chuyển hoàn toàn từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì từ đây giai cấp công nhân đã có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn. Công nhân Việt Nam đã giác ngộ được sứ mệnh lịch sử của mình.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6 Nội dung nào sau đây không phải hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930)?

A. Không thấy được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương thuộc địa

B. Không đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu 

C. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc

D. Không xây dựng được mối quan hệ quốc tế với phong trào cách mạng thế giới

Lời giải

Những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) bao gồm:

- Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương thuộc địa.

- Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.

- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quôc và phong kiến.

=> Đáp án D: không phải hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7 Lịch sử Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng từ ngày 6-1 đến 8-2 -1930?

A. Khởi nghĩa Yên Bái

B. Đại hội lần thứ nhất hội Việt Nam cách mạng thanh niên

C. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản

D. Hội nghị trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam

Lời giải

Từ ngày 6 - 1 đến ngày 8 - 2 - 1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đã họp ở Cửu Long – Hương Cảng (Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?  

A. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng.

B. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đàng. Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

C. Đông Dương cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

  D. An Nam cộng sản Đảng Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

Lời giải

Tại Hội nghị hợp nhất Đảng năm 1930 có sự tham gia của hội viên tổ chức Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9 Nội dung cơ bản của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là gì?

A. Thông qua Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam

B. Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng

C. Thống nhất các tổ chức cộng sản và kiện toàn tổ chức Đảng

 D. Tìm cách thống nhất các tổ chức cộng sản còn lại ở trong nước

Lời giải

Nội dung cơ bản của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là:

- Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam

- Thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và trình bày

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10 Hội nghị nào đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương?  

A. Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 -1930)

B. Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (11 - 1930)

C. Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930)

D. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3 - 1935)

Lời giải

Tại hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930) đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11 Ai là tác giả của Luận cương chính trị (10-1930)?  

A. Nguyễn Ái Quốc.

B. Nguyễn Văn Cừ.

C. Trần Phú.

D. Lê Hồng Phong.

Lời giải

Tại hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12 Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930  

A. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất

B. Soạn thảo chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt để Hội nghị thông qua

C. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam

D. Triệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản

Lời giải

Trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3 - 2 - 1930) Nguyễn Ái Quốc đã có công lao to lớn trong việc:

- Triệu tập, chủ trì và thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Soạn thảo chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, được hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

=> Đáp án C: truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam là công lao của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 – 1930, là chuẩn bị quan trọng về tư tưởng chính trị cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13 Nguyên nhân cơ bản nào quyết định thành công của Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đầu năm 1930? 

A. Giữa các đại biểu các tổ chức cộng sản có mâu thuẫn về hệ tư tưởng.

B. Giữa các đại biểu các tổ chức cộng sản đều tuân theo điều lệ quốc tế vô sản.

C. Đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam và sự chủ động của Nguyễn Ái Quốc.

D. Do được sự quan tâm của quốc tế cộng sản và uy tín cao của Nguyễn Ái Quốc.

Lời giải

Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thành công của Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam là do đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam và sự chủ động của Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc đã có công lao to lớn triệu tập hội nghị hợp nhất và chủ trì các nội dung quan trọng của Hội nghị.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14 Vì sao có thể khẳng định Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là một bản cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo?  

A. Phù hợp với thực tế lịch sử Việt Nam

B. Phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và thực tế Việt Nam

C. Vân dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam

D. Giải quyết đúng yêu cầu lịch sử và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin

Lời giải

- Tính đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 thể hiện ở sự phù hợp với thực tế, phản ánh đúng yêu cầu khách quan của lịch sử khi hoạch định cho Việt Nam con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong khi các con đường cứu nước khác đã thất bại và đề ra những biện pháp thích hợp để đi tới con đường đó.

- Tính sáng tạo trong Cương lĩnh thể hiện ở chỗ không giáo điều, dập khuôn máy móc lý luận đấu tranh giai cấp như ở các nước phương Tây, mà có sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.

=> Có thể khẳng định Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là một bản cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo vì: giải quyết đúng yêu cầu lịch sử và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15 Điểm khác nhau cơ bản giữa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản khác trên thế giới là gì?

A. Có sự kết hợp với phong trào yêu nước

B. Chủ nghĩa Mác- Lênin được biến đổi sang tư tưởng Hồ Chí Minh

C. Phong trào công nhân giữ vai trò quyết định

D. Chủ nghĩa Mác- Lênin giữ vai trò quyết định

Lời giải

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin + phong trào công nhân + phong trào yêu nước. Sự tham gia của phong trào yêu nước trong quá trình thành lập Đảng là sự khác biệt cơ bản trong sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam so với các đảng cộng sản khác trên thế giới. Các Đảng Cộng sản khác trên thế giới ra đời chỉ dựa trên sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lê-nin + phong trào công nhân.

Đáp án cần chọn là: A

Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống