Địa Lí 10 Bài 17 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

Tải xuống 11 1.6 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm  Địa Lí 10 Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 11 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết  Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng và 15 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng môn Địa lí lớp 10 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng Địa lí lớp 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Địa Lí 10 Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng:

ĐỊA LÍ 10 BÀI 17: THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG

Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

I. Thổ nhưỡng

Một số khái niệm cơ bản liên quan đến thổ nhưỡng:

- Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

- Độ phì của đất là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

- Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng - Lý thuyết Địa Lí 10 đầy đủ nhất

Hình 17 - Vị trí lớp phủ thổ nhưỡng ở lục địa

II. Các nhân tố hình thành đất

1. Đá mẹ

- Khái niệm: Là các sản phẩm được phá hủy từ đá gốc (nham thạch).

- Vai trò: Cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.

2. Khí hậu

- Ảnh hưởng trực tiếp:

   + Ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm.

   + Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.

- Ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu → sinh vật → đất.

3. Sinh vật

- Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.

- Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.

- Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).

4. Địa hình

- Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.

- Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.

- Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu vành đai đất khác nhau theo độ cao.

5. Thời gian

- Khái niệm: Tuổi đất chính là thời gian hình thành đất.

- Vai trò: Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.

- Các vùng tuổi đất:

   + Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.

   + Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.

6. Con người

- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.

  • Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.

Phần 2: 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

Câu 1: Quá trình nào sau đây tạo nên đặc điểm đất ở miền đồng bằng?

A. Thối mòn.

B. Vận chuyển.

C. Bồi tụ.

D. Bóc mòn.

Lời giải:

Đồng bằng là nơi chủ yếu diễn ra các quá trình bồi tụ vật liệu phù sa (được dòng chảy sông ngòi vận chuyển từ miền núi xuống) → hình thành nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Quá trình nào sau đây tạo nên đặc điểm đất ở miền đồi núi?

A. Thối mòn.

B. Vận chuyển.

C. Bồi tụ.

D. Xói mòn.

Lời giải:

Ở miền núi, địa hình dốc nên mưa lớn sẽ làm quá trình xói mòn đất diễn ra mạnh mẽ.

⇒ Quá trình xói mòn tạo nên đặc điểm đất ở miền đồi núi

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Công đoạn sản xuất nông nghiệp nào dưới đây làm thay đổi tính chất đất nhiều nhất ?

A. Cày bừa

B. Làm cỏ

C. Bón phân

D. Gieo hạt

Lời giải:

Công đoạn sản xuất làm thay đổi tính chất đất nhiều nhất là bón phân. Bón phân hữu cơ và vô cơ (đạm, nitơ, phốt pho và kali) với liều lượng thích hợp sẽ làm tăng thành phần vô cơ và hữu cơ cho đất trồng → cải tạo độ phì, chất dinh dưỡng cho đất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Đâu không phải là hoạt động tích cực ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất?

A. Cày nông bừa sục.

B. Thau chua rửa mặn.

C. Trồng cây phủ xanh đất trồng đồi núi trọc.

D. Đốt rừng làm nương rẫy.

Lời giải:

Xác định từ khóa “không phải là hoạt động tích cực” → là hoạt động tiêu cực

Đốt rừng làm rẫy làm suy giảm diện tích rừng ở vùng đồi núi → gia tăng quá trình rửa trôi xói mòn vùng đất đồi núi, làm cho đất đai bị thoái hóa nghiêm trọng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Đâu là biểu hiện của khí hậu ảnh hưởng đến sự hình thành đất?

A. Thực vật cung cấp chất hữu cơ cho đất.

B. Feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng khí hậu nhiệt đới.

C.Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.

D. Ở vùng núi, đất đai dễ bị xói mòn, rửa trôi.

Lời giải:

Khí hậu ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua yếu tố nhiệt và ẩm.

⇒ Vùng có điều kiện nhiệt ẩm dồi dào → quá trình phá hủy đá diễn ra mạnh mẽ, tạo ra nhiểu sản phẩm phong hóa; mặt khác mưa lớn nên quá trình xói mòn mạnh mẽ, độ ẩm cao thúc đẩy quá trình phân hủy xác vi sinh diễn ra nhanh.

     Vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt ẩm dồi dào → feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của vùng tạo nên đất feralit đỏ vàng, giàu chất dinh dưỡng.

⇒ B đúng.

- Đáp án A, C là nhân tố sinh vật → loại; đáp án D là nhân tố địa hình → loại

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Thổ nhưỡng là

A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, được hình thành từ quá trinh phong hóa đá.

B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa , được đặc trưng bởi độ phì.

C. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.

D. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp.

Lời giải:

Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Độ phì của đất là

A. Khả năng cung cấp nước , nhiệt , khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật.

B. Độ tơi xốp của đất , trên đó thực vật có thể sinh trưởng và phát triển.

C. Lượng chất hữu cơ trong đất để cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật.

D. Lượng chất vi sinh trong đất.

Lời giải:

Độ phì của đất là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Đá mẹ là nguồn cung cấp chất vô cơ trong đất, có vai trò quyết định tới

A. Độ tơi xốp của đất.

B. Lượng chất dinh dưỡng trong đất.

C. Thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.

D. Khả năng thẩm thấu nước và không khí của đất.

Lời giải:

Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá hủy của đá gốc. Đá mẹ cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Tác động trước tiên của nhiệt và ẩm tới quá trình hình thành của đất là

A. Làm cho đá gốc bị phá hủy thành các sản phẩm phong hóa.

B. Giúp hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.

C. Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trong đất.

D. Giúp cho đất chở nên tơi xốp hơn.

Lời giải:

Khí hậu hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm

     - Nhiệt, ẩm làm đá gốc bị phá hủy thành sản phẩm phong hóa; sau đó tiếp tục bị phong hóa thành đất

     -  Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất, tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Trong quá trình hình thành đất, thực vật có vai trò

A. Cung cấp vật chất hữu cơ cho đất, rễ cây phá hủy đá.

B. Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.

C. Góp phần làm biến đổi tính chất của đất.

D. Cung cấp vật chất vô cơ cho đất.

Lời giải:

Thực vật có vai trò cung cấp vật chất hữu cơ cho đất (lá cây rụng xuống phân hủy), rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá hủy đá.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: So với miền núi thì miền đồng bằng thường có

A. Tầng đất mỏng hơn và cũng ít chất dinh dưỡng hơn.

B. Tầng đất mỏng hơn nhưng giàu chất dinh dưỡng hơn.

C. Tầng đất dày hơn nhưng nghèo chất dinh dưỡng hơn.

D. Tầng đất dày hơn và cũng nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Lời giải:

- Miền núi có địa hình dốc nên đất dễ bị xói mòn,rửa trôi khiến tầng phong hóa mỏng, chất dinh dưỡng bị rửa trôi.

- Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, quá trình bồi tụ vật liệu phù sa là chủ yếu, tầng phong hóa dày, đất phù sa màu mỡ.

⇒ So với miền núi thì miền đồng bằng thường có tầng đất dày hơn và cũng nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Các quyển đóng vai trò trực tiếp và chủ yếu trong quá trình hình thành đất là

A. Khí quyển, thạch quyển, sinh quyển, thủy quyển.

B. Khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.

C. Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển.

D. Thạch quyển, sinh quyển, thủy quyển.

Lời giải:

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành đất là khí hậu, đá mẹ, sinh vật

- Khí hậu (thuộc khí quyển) ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm.

- Đá mẹ (thuộc thạch quyển): cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.

- Sinh vật (sinh quyển): Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất: thực vât cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá; vi sinh vật phân giải xác súc vật tạo mùn, động vật sống trong đất làm biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Khu vực nào sau đây trên thế giới có quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ nhất?

A. Đông Nam Á.

B. Trung Á.

C. Tây Á.

D. Bắc Phi.

Lời giải:

- Nhiệt độ và độ ẩm có tác động trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua sự phá hủy đá gốc (vê mặt lí học và hóa học) tạo nên sản phẩm phong hóa.

- Khu vực Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (nền nhiệt cao, độ ẩm lớn >80%, lượng mưa lớn)

⇒ + Quá trình phá hủy, làm biến đổi đá gốc diễn ra mạnh mẽ .

      + Mặt khác mưa lớn còn có tác dụng hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất trong các tầng đất, tạo môi trường ẩm để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.

⇒ Quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á, đặc trưng nhất là quá trình hình thành đất feralit.

- Những khu vực còn lại: Bắc Phi, Trung Á, Tây Á có khí hậu khô hạn, lượng mưa ít, độ ẩm không lớn → quá trình phong hóa, hình thành đất diễn ra chậm, chủ yếu là đất cát khô cằn nghèo dinh dưỡng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Hoạt động nào của đồng bào dân tộc thiểu số nước ta làm gia tăng tình trạng thoái hóa đất ở vùng đồi núi?

A. Định canh, định cư

B. Du canh, du cư.

C. Làm ruộng bậc thang.

D. Mô hình nông – lâm kết hợp.

Lời giải:

Đồng bào dân tộc thiểu số nước ta có tập quán du canh du cư phổ biển (du canh du cư là hiện tượng người dân thường xuyên thay đổi nơi ở và nơi canh tác, cuộc sống nay đây mai đó).

⇒ Mỗi lần đến nơi ở mới, người dân lại tiến hành đốt rừng làm rẫy kết hợp phương thức sản xuất lạc hậu, không cày xới chăm bón đầy đủ khiến đất đai nhanh chóng bị thoái hóa, bạc màu. Hoạt động phá rừng làm nương và bỏ hoang diễn ra liên tục làm gia tăng diện tích đất trồng đồi núi trọc, đất bỏ hoang ở vùng đồi núi ⇒ khiến đất đai thoái hóa nghiêm trọng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Bên cạnh vai trò đắp đê ngăn lũ, hệ thống đê điều ở vùng đồng bằng sông Hồng có ảnh hưởng như thế nào đến đất sản xuất nông nghiệp của vùng?

A. Tăng lượng phù sa màu mỡ bồi đắp hằng năm cho vùng đất trong và ngoài đê.

B. Gia tăng quá trình trửa trôi đất ở vùng ngoài đê.

C. Hạn chế rửa trôi xói mòn đất ở vùng trong đê.

D. Đất trong đê bị bạc màu do không được bồi đắp phù sa hằng năm.

Lời giải:

Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê sông, đê biển dài hàng nghìn km. Hệ thống đê điều dày đặc khiến cho Đồng bằng Sông Hồng bị chặn đứng trong quá trình bồi đắp tự nhiên của nó, làm xuất hiện nhiều ô trũng khép kín, vào mùa mưa bị ngập úng. Hằng năm, những vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa kết hợp với hoạt động canh tác lâu đời → khiến vùng đất này trở nên bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng.

Đáp án cần chọn là: D

 

Xem thêm
Địa Lí 10 Bài 17 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng (trang 1)
Trang 1
Địa Lí 10 Bài 17 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng (trang 2)
Trang 2
Địa Lí 10 Bài 17 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng (trang 3)
Trang 3
Địa Lí 10 Bài 17 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng (trang 4)
Trang 4
Địa Lí 10 Bài 17 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng (trang 5)
Trang 5
Địa Lí 10 Bài 17 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng (trang 6)
Trang 6
Địa Lí 10 Bài 17 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng (trang 7)
Trang 7
Địa Lí 10 Bài 17 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng (trang 8)
Trang 8
Địa Lí 10 Bài 17 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng (trang 9)
Trang 9
Địa Lí 10 Bài 17 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống