Lịch Sử 10 Bài 29 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh

Tải xuống 12 4.2 K 24

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh thủy đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 12 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh và 11 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh môn Lịch sử lớp 10 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung  Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh Lịch sử lớp 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh:

LỊCH SỬ 10 BÀI 29: CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH

Phần 1: Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Hà Lan 1609

Hà Lan:

Gồm lãnh thổ các nước Hà Lan, Bỉ, Luyxămbua và một số vùng đất này có tên gọi "Nêđéclan" (vùng đất thấp).

1. Cách mạng Hà Lan

- Từ đầu thế kỷ XVI Nêđéclan là một trong những vùng kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất châu Âu.

- Giai cấp tư sản Nêđéclan ra đời, thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh.

- Tháng 8 - 1566 nhân dân miền Bắc Nêđéclan khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh, làm chủ nhiều nơi.

- Tháng 8-1567, vương triều Tây Ban Nha đem quân sang Ne dec lan, và đán áp dã man.

- Tháng 4-1572 quân khởi nghĩa làm chủ các tỉnh phía Bắc.

- Tháng 1-1579 hội nghị U-trech tuyên bố thống nhất tiền tệ, đo lường và tổ chức quân sự, chính sách đối ngoại.

- Năm 1581 các tỉnh miền bắc thống nhất thành Các tỉnh liên Hiệp hay Hà Lan

- Năm 1609 Hiệp định đình chiến được ký kết, nhưng đến năm 1649 mới được công nhận độc lập.

Ý nghĩa:

+ Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc

+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Hà Lan phát triển.

+ Mở ra thời đại mới - bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.

Hạn chế: quan hệ sản xuất phong kiến còn tồn tại ở một số nơi, nhân dân không được hưởng quyền lợi về kinh tế, chính trị.

2. Cách mạnh tư sản Anh

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Lược đồ kinh tế Anh trước cách mạng

a. Tình hình nước Anh trước cách mạng

Nguyên nhân gián tiếp:

- Kinh tế: Đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.

- Xã hội: Tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng

- Chính trị: Chế độ phong kiến kìm hãm sự lực lượng sản xuất TBCN

-> Cách mạng bùng nổ

Nguyên nhân trực tiếp:

- Tháng 4-1640 Vua Sac lơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt- len.

- Quốc hội không phê duyệt, và công kích chính sách bạo ngược của nhà vua, đòi kiểm soát quân đội, tài chính và giáo hội.

- Sac lơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, bị thất bại phải chạy lên phía Bắc Luân Đôn chuẩn bị lực lượng phản công.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Lược đồ cuộc nội chiến ở Anh

b. Diễn biến của cách mạng

+ Năm 1642 - 1648: nội chiến ác liệt (Vua - Quốc hội)

+ Năm 1649: xử tử vua, nước cộng hòa ra đời, cách mạng đạt đến đỉnh cao.

+ 1653-1658: Crôm -oen lập nền độc tài (một bước tụt lùi)

+ Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Lược đồ diễn biến cách mạng tư sản Anh

c. Ý nghĩa

- Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển.

- Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Sac lơ I

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Oliver Cromwell (1599-1658)

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

William of Orange

Quân chủ lập hiến: vua "trị vì" mà không "cai trị" do không có thực quyền. Quyền lực chính trị tập trung trong tay quốc hội lập hiến của giai cấp tư sản. Dù còn có những hạn chế nhất định song cách mạng tư sản Anh vẫn có ý nghĩa trọng đại đối với lịch sử thế giới.

Phần 2: 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh

Câu 1: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới bùng nổ cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVII?

A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với phương thức sản xuất phong kiến

B. Chính sách tăng thuế của vua Sác-lơ I

C. Mâu thuẫn giữa tư sản với chế độ quân chủ chuyên chế

D. Mâu thuẫn giữa những người theo Anh giáo và Thanh giáo

Đáp án : Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với phương thức sản xuất phong kiến. Lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhưng lại bị chế độ phong kiến kìm hãm (chế độ thuế khóa, độc quyền thương mại của nhà nước) nên cần phải xóa bỏ chế độ phong kiến để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Đâu không phải lý do để khẳng định cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A. Không xóa bỏ triệt để chế độ phong kiến

B. Không giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ

C. Chưa bảo vệ những quyền lợi cơ bản của quần chúng nhân dân.

D. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

Đáp án : Cách mạng tư sản Anh là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì nó không xóa bỏ triệt để chế độ phong kiến mà chỉ cải biến nó cho phù hợp (quân chủ lập hiến). Vấn đề ruộng đất không được giải quyết theo hướng dân chủ. Chưa bảo vệ được những quyền lợi cơ bản của quần chúng nhân dân.

Với chế độ quân chủ lập hiến: vua Anh vẫn là người đứng đầu đất nước nhưng quyền hành pháp và lập pháp nằm trong tay chính phủ và quốc hội.

=> Đáp án D: Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập không phải là lí do để khẳng định cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng tư sản Anh là gì?  

A. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

B. Tiền đề để nước Anh tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp

C. Khai sinh ra chế độ dân chủ đại nghị tư sản.

D. Cổ vũ giai cấp tư sản các nước ở châu Âu đấu tranh chống phong kiến

Đáp án : Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Anh

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức gì?  

A. Chiến tranh giải phóng dân tộc

B. Nội chiến

C. Cải cách xã hội

D. Đấu tranh thống nhất đất nước

Đáp án : Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến giữa quý tộc mới, tư sản với vua Sac-lơ I và các lực lượng ủng hộ nhà vua

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Nguyên nhân sâu xa quy định tính chất không triệt để của cách mạng tư sản Anh là?

A. Hạn chế trong thái độ chính trị của giai cấp lãnh đạo

B. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thâm nhập, phát triển mạnh trong nông nghiệp

C. Trình độ giác ngộ của quần chúng nhân dân hạn chế

D. Sự chống đối của các thế lực phong kiến

Đáp án : Sự thâm nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào trong nông nghiệp là nguyên nhân sâu xa quy định tính chất của cách mạng tư sản Anh là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Vì khi quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào nông thôn Anh đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế và phương thức kinh doanh. Một số lãnh chúa tiến hành rào đất cướp ruộng để trồng cỏ nuôi cừu, lấy lông để bán. Họ dần trở thành bộ phận quá tộc mới. Bộ phận này được hưởng lợi từ cả chế độ phong kiến và nền sản xuất tư bản chủ nghĩa nên họ không muốn xóa bỏ chế độ phong kiến mà chỉ muốn cải biến chế độ phong kiến cho phù hợp hơn mà thôi.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII đã để lại di sản gì cho nhân loại?  

A. Chế độ đại nghị

B. Chế độ tổng thống

C. Chế độ bán tổng thống

D. Chế độ thống chế

Đáp án : Cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII đã để lại di sản chính trị cho nhân loại là chế độ đại nghị (đại diện nghị viện). Chế độ đại nghị là hệ thống chính trị trong đó chính phủ điều hành thông qua quốc hội.  Vì thế, nhánh hành pháp và lập pháp gần như trộn lẫn (dù về mặt hình thức thì vẫn là hai nhánh tách biệt). Đặc điểm của chế độ đại nghị:

- Chính phủ do quốc hội chỉ định chứ không phải do dân bầu bằng phổ thông đầu phiếu

- Thành viên của chính phủ được lấy từ quốc hội, thường họ chính là lãnh đạo của đảng hoặc các đảng chiếm đa số trong quốc hội;

- Người đứng đầu chính phủ (tức thủ tướng) cũng là thành viên quốc hội. Có một nguyên thủ quốc gia riêng biệt, không thuộc hành pháp cũng không thuộc lập pháp. Đó là vua/ nữ hoàng, hoặc tổng thống;

- Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước quốc hội. Chính phủ chỉ có thể vận hành nếu có được sự tín nhiệm của quốc hội; thành viên chính phủ có thể bị quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm và bị bãi miễn

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Tình hình kinh tế Anh trong thế kỉ XVII có điểm gì nổi bật?  

A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu

B. Công nghiệp tương đối phát triển, nông nghiệp lạc hậu

C. Phương thức sản xuất tư bản chưa thâm nhập vào nông nghiệp.

D. Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp

Đáp án : Từ đầu thế kỉ XVII, Anh là nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. Biểu hiện là:

+ Nông nghiệp: phương thức sản xuất tư bản thâm nhập vào nông nghiệp.

+ Thủ công nghiệp: Sản xuất công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng như: luyện kim, làm sứ, len dạ.

+ Ngoại thương phát triển mạnh mẽ, chủ yếu là bán len dạ và nuôi nô lệ da đen.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Tầng lớp quý tộc mới ở Anh là  

A. Tầng lớp có nguồn gốc quý tộc phong kiến, cấu kết với tăng lữ bóc lột nhân dân

B. Tầng lớp có quyền lợi chính trị gắn với quý tộc phong kiến, nhưng lại có quyền lợi kinh tế gắn liền với giai cấp tư sản

C. Tầng lớp có quan hệ gần gũi với các công nhân và nông dân Anh.

D. Tầng lớp tiến bộ, thực hiện nhiều chính sách nâng cao đời sống nhân dân

Đáp án : Quý tộc mới ở Anh bao gồm một số quý tộc cũ, vẫn duy trì những đặc quyền phong kiến nhưng đã chuyển hướng trong canh tác như trồng cỏ nuôi cừu để bán lông cho các công trường thủ công. Trong số quý tộc mới này còn có thương nhân, người cho vay lãi, họ đã sở hữu ruộng đất và có tước vị quý tộc do nhà vua ban cho.

=> Quý tộc mới là tầng lớp có quyền lợi chính trị gắn với quý tộc phong kiến, nhưng lại có quyền lợi kinh tế gắn liền với giai cấp tư sản

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Sự kiện nào đã châm ngòi cho sự bùng nổ của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?  

A. Vua Anh triệu tập Quốc hội để tăng thuế

B. Vua Anh yêu cầu giải tán Quốc hội

C. Vua Anh chuẩn bị lực lượng để chống lại Quốc hội

D. Nhà vua tuyên chiến với Quốc hội

Đáp án : Tháng 4- 1640 do cần tiền để đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Xcốt-len, vua Sác-lơ I đã triệu tập quốc hội để bàn về vấn đề tăng thuế. Trước sự phản đối quyết liệt của Quốc hội, nhà vua đã phải chấp nhận nhượng bộ một số yêu sách nhưng vẫn ngầm chuẩn bị lực lượng để chống lại. Sự kiện này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Lực lượng lãnh đạo cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVII là  

A. Giai cấp tư sản

B. Quý tộc mới

C. Liên minh giữa quý tộc mới và tư sản

D. Vua Sác-lơ I

Đáp án : Lực lượng lãnh đạo cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là liên minh giữa quý tộc mới và tư sản

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Trong những năm 1649- 1653, nước Anh theo thể chế chính trị gì?  

A. Quân chủ chuyên chế

B. Cộng hòa

C. Bảo hộ công

D. Quân chủ lập hiến

Đáp án : Dưới áp lực của quần chúng, đầu năm 1649, Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước Cộng hòa do Ô-li-vơ Crôm-oen đứng đầu.

Đáp án cần chọn là: B

Xem thêm
Lịch Sử 10 Bài 29 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh (trang 1)
Trang 1
Lịch Sử 10 Bài 29 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh (trang 2)
Trang 2
Lịch Sử 10 Bài 29 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh (trang 3)
Trang 3
Lịch Sử 10 Bài 29 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh (trang 4)
Trang 4
Lịch Sử 10 Bài 29 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh (trang 5)
Trang 5
Lịch Sử 10 Bài 29 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh (trang 6)
Trang 6
Lịch Sử 10 Bài 29 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh (trang 7)
Trang 7
Lịch Sử 10 Bài 29 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh (trang 8)
Trang 8
Lịch Sử 10 Bài 29 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh (trang 9)
Trang 9
Lịch Sử 10 Bài 29 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống