Lịch Sử 10 Bài 22 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII

Tải xuống 15 2.2 K 11

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 15 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII và 20 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII môn Lịch sử lớp 10 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung  Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII Lịch sử lớp 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII:

LỊCH SỬ 10 BÀI 22: TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII

Phần 1: Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII

1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI – XVIII

- Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII. Do Nhà nước không quan tâm đến sản xuất, nội chiến giữa các thế lực phong kiến  nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên.

- Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp 2 Đàng phát triển.

+ Ruộng đất ở cả 2 Đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.

+ Thủy lợi được củng cố.

+ Giống cây trồng ngày càng phong phú.

+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

- Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

2. Sự phát triển của thủ công nghiệp

- Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao: dệt, gốm,rèn sắt, đúc đồng, làm đồ trang sức..

- Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

- Khai mỏ - một ngành quan trọng rất phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều như làm giấy, gốm sứ, nhuộm vải …..

- Nét mới trong kinh doanh: ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội, vừa sản xuất vừa bán hàng.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Chân đèn - Gốm hoa lam - Thế kỷ XVI.

3. Sự phát triển của thương nghiệp

Nội thương: ở các thế kỷ XVI - XVIII buôn bán trong nước phát triển:

- Chợ làng, chợ huyện... xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán

- Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.

- Buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để bán ….

Ngoại thương phát triển mạnh.

- Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến VN buôn bán tấp nập:

+ Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng…..

+ Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.

- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

- Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Tranh vẽ thương cảng Hội An vào cuối thế kỷ XVIII

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Toàn cảnh Thương cảng Hội An

4. Sự hưng khởi của các đô thị

- Nhiều đô thị mới hình thành phát triển:

+ Đàng Ngoài: Thăng Long ( Kẻ chợ), Phố Hiến (Hưng Yên).

+ Đàng Trong: Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Phú Xuân - Huế)

- Đầu thế kỉ XIX đô thị suy tàn dần.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Kẻ chợ thế kỷ 17

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Quang cảnh Phố Hiến xưa

Phần 2: 20 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII

Câu 1: Biểu hiện nào chứng tỏ buôn bán nước nước ta phát triển mạnh ở miền xuôi từ các thế kỉ XVI – XVII?  

A. nhiều phường hội được thành lập.

B. chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.

C. thương nhân nước ngoài đến buôn bán lâu dài.

D. nhà nước đóng nhiều thuyển để thuận tiện buôn bán.

Đáp án : Từ các thế kỉ XVI – XVII, buôn bán phát triển mạnh ở miền xuôi. Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và thường xuyên họp theo phiên. Nhiều nơi trong nước đã xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Người Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan đến nước ta để mang hàng hóa của họ đổi lấy những gì?  

A. vũ khí, thuốc súng, len dạ.

B. tơ lụa, đường, nông sản quý.

C. bạc, đồng, đồ sứ.

D. vũ khí, len dạ, đồ sứ.

Đáp án : Bên cạnh các thương nhân Trung Hoa, Nhật Bản, Gia-va, Xiêm, …. xuất hiện những thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Họ đã chở đến nước ta những sản phẩm như vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng, đồ sứ, …. để đổi lấy tơ lụa, đường, đồ gốm, các loại nông sản, lâm sản quý.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Nhân tố nào tạo điều kiện cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?  

A. Chính sách cải cách của nhà nước.

B. Nhiều thương nhân đến Việt Nam buôn bán.

C. Những đô thị cũ trước đây được phục hồi.

D. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

Đáp án : Sự phát triển của kinh tế hàng hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Ý nào sau đây phản ánh không chính xác về đặc điểm của nông nghiệp nước ta cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI?  

A. Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại

B. Nhà nước không quan tâm nhiều đến sản xuất

C. Thiên tai, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra

D. Ở vùng đất mới Đàng Trong, nông nghiệp tương đối phát triển

Đáp án : Từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI là thời kì nông nghiệp nước ta kém phát triển:

- Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại

- Nhà nước không quan tâm nhiều đến sản xuất.

- Thiên tai, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra

Đến nửa sau thế kỉ XVII mới dần dần ổn định trở lại. Cả ở Đảng Trong và Đàng ngoài đều thực hiện chính sách khai hoang để mở rộng diện tích canh tác, nhân dân ra sức tăng gia sản xuất, bồi đắp đê đập, tìm ra nhiều giống lúa mới => Nông nghiệp ở vùng đất mới Đảng Trong và Đảng Ngoài đều tương đối phát triển.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Điểm mới nào sau đây thể hiện sự phát triển của thương nghiệp ở nước ta từ thế kỉ XVI – XVIII?

A. Xuất hiện các chợ họp theo phiên

B. Xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của các vùng

C. Thợ thủ công đem hàng đến các đô thị, cảng thị buôn bán

D. Có sự giao lưu buôn bán với một số nước trong khu vực.

Đáp án : Từ thế kỉ XVI đến XVIII, nhiều nơi trong nước đã xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng. Một số nhà buôn lớn đã mua hàng thủ công hay thóc lúa chở thuyền đến đây bán và mua một số sản phẩm địa phương. Đây là điểm mới thể hiện sự phát triển thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ XVI đến XVIII so với giai đoạn trước đó.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Câu ca sau chứng tỏ điều gì 

Đình Bảng bán ấm, bán khay 

Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông.  

A. Sự phát triển của thủ công nghiệp

B. Sự xuất hiện nhiều nghề thủ công mới

C. Sự phát triển của ngành nông nghiệp lúc bấy giờ

D. Người dân họp chợ buôn bán hàng hóa đông đảo.

Đáp án : Hai câu thơ trên thể hiện người dân họp chợ buôn bán hàng hóa ngày một đông đảo ở vùng Từ Sơn, Bắc Ninh. Đây là biểu hiện cho sự phát triển của thương nghiệp ở miền xuôi trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Từ nửa sau thế kỉ XVII, tình hình nông nghiệp nước ta có điểm gì nổi bật?  

A. khủng hoảng trầm trọng.

B. phát triển vượt bậc.

C. dần ổn định trở lại.

D. suy yếu nghiêm trọng.

Đáp án : Nông nghiệp một thời bị tàn phá do chiến tranh, từ nửa sau thế kỉ XVII mới dần dần ổn định trở lại.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Các chúa Nguyễn ở Đảng Trong đã thực hiện chính sách gì để mở rộng ruộng đồng?  

A. tăng cường xâm lược lãnh thổ.

B. tiến hành chiến tranh với Đảng Ngoài.

C. khuyến khích mua bán ruộng đất.

D. khuyến khích nhân dân khai phá đất hoang.

Đáp án : Ở Đảng Trong, chúa Nguyễn đã khuyến khích nhân dân khai phá đất hoang, nhanh chóng mở rộng ruộng đồng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Các nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam trong thế kỉ XVI – XVIII bao gồm  

A. làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức.

B. làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm tranh sơn mài, làm đồ trang sức.

C. làm đường trắng, làm gốm sử, dệt vải lụa, làm giấy.

D. khắc in bản gỗ, dệt vải lụa, rèn sắt, đúc đồng.

Đáp án : Từ thế kỉ XVI – XVIII, các nghề thủ công truyền thống trong nhân dân như làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng, …. ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Ngành nào từ thế kỉ XVI đến XVIII trở thành ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đảng Ngoài?  

A. đúc đồng.

B. làm gốm sứ.

C. khai mỏ.

D. làm giấy.

Đáp án : Từ thế kỉ XVI đến XVIII, ngành khai mỏ trở thành ngành kinh tế phát triển ở Đảng Trong và Đàng Ngoài.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Thương nhân Hà Lan mỗi lần vào nước ta phải mua tơ xấu của chúa Trịnh đến hàng vạn lạng bạc, trong lúc đó “nợ cũ thì hầu như tuyệt vọng mà bọn quan lại thì ít khi trả tiền ngay, trong khi những việc này không đem trình lên chúa được nếu như không thông qua các bà phi dẫn đến tệ hà làm nặng nề”. 

Đoạn trích trên thể hiện điều gì về tình hình ngoại thương nước ta giữa thế kỉ XVIII?  

A. nguyên nhân đưa đến sự suy yếu của ngoại thương.

B. sự khủng hoảng của chính quyền Đàng Ngoài.

C. sự suy yếu của chính quyền Đàng Trong.

D. sự phát triển của tệ tham nhũng ở địa phương.

Đáp án : Đoạn trích trên thể hiện nguyên nhân đưa đến sự suy yếu của ngoại thương nước ta giữa thế kỉ XVIII, đó chính là chế độ thuế khóa phức tạp, quan lại khám xét phiền phức và tham những nặng nề.

Đáp án cần chọn là: A

Xem thêm
Lịch Sử 10 Bài 22 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII (trang 1)
Trang 1
Lịch Sử 10 Bài 22 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII (trang 2)
Trang 2
Lịch Sử 10 Bài 22 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII (trang 3)
Trang 3
Lịch Sử 10 Bài 22 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII (trang 4)
Trang 4
Lịch Sử 10 Bài 22 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII (trang 5)
Trang 5
Lịch Sử 10 Bài 22 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII (trang 6)
Trang 6
Lịch Sử 10 Bài 22 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII (trang 7)
Trang 7
Lịch Sử 10 Bài 22 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII (trang 8)
Trang 8
Lịch Sử 10 Bài 22 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII (trang 9)
Trang 9
Lịch Sử 10 Bài 22 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 15 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống