Top 6 bài Kể chuyện về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo 2024 hay nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Kể chuyện về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo hay nhất, gồm 4 trang trong đó có dàn ý phân tích chi tiết và 6 bài văn mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài tập làm văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

KỂ CHUYỆN VỀ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ GÓP SỨC MÌNH CHỐNG LẠI ĐÓI NGHÈO

Hôm nay (17/10), Ngày Quốc tế chống nghèo đói | VTV.VN

Kể chuyện về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo - mẫu 1

Ông bà nội em sinh được bốn người con, ba người đi làm ăn xa, chỉ còn chú Út ở nhà với ông bà. Trước kia, nhà chỉ có ít ruộng nên thóc lúa không đủ ăn, mọi người phải làm thuê để kiếm sống. Chú Út sau khi học hết lớp 12 đã quyết định ở lại quê hương để tự khẳng định mình, ở xã bên có nghề chạm khắc gỗ nổi tiếng, chú đến xin làm ở đó. Chú chăm chỉ chịu khó nên được ông chủ tin yêu và truyền nghề. Sau mấy năm học tập và làm việc vất vả, chú đã thành thạo, được ông chủ cho phép về quê để tạo dựng cơ nghiệp. Chú cùng với mấy người bạn trong ấp lập một xưởng nhỏ chuyên sản xuất đồ gỗ thủ công mĩ nghệ.

Hôm về thăm ông bà nội, bước vào sân, em đã thấy những khúc gỗ đủ mọi kích cỡ đặt la liệt khắp nơi. Dưới mái che bằng bạt, chú út đang say mê tạc bức tượng em bé cưỡi trâu thổi sáo. Lúc ấy, em thực sự bị cuốn hút vào công việc tỉ mỉ, khó khăn nhưng đầy thú vị. Chú út một tay cầm đục, một tay cầm chiếc dùi bằng gỗ, thận trọng gõ từng nhát một. Những miếng dăm gỗ nhỏ xíu rơi lả tả xuống đất. Chỉ một lát sau, hình thù cậu bé và con trâu đã hiện ra nhưng còn xù xì, đơn giản. Chú út lấy một con dao nhỏ thật sắc, gọt tỉa từng đường cong mềm mại. Mỗi động tác của chú đều toát lên sự cần mẫn, tài hoa lạ lùng.

Đến chiều, bức tượng nhỏ đã hoàn thành. Chú út lấy giấy nhám đánh cho nhẵn rồi thoa vẹc ni màu nâu bóng. Từng đường vân gỗ hiện lên thật đẹp. Chú Út nâng bức tượng ngang tầm mắt, ngắm nghía kĩ lưỡng và đôi môi chú nở nụ cười mãn nguyện. Chú bảo em muốn thành công trong mọi việc, phải có sự say mê và tính cần cù, chịu khó.

Nhìn bức tượng cậu bé đội chiếc nón lá đang thổi sáo, ngồi vắt vẻo trên lưng con trâu mộng có cặp sừng cong vút, đầu cúi xuống như đang thong dong gặm cỏ, em càng mến phục tài nghệ của chú em và những người thợ có bàn tay vàng như chú đang góp phần làm đẹp cuộc đời.

Hàng của chú phần lớn bán ở các cửa hàng mĩ nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đời sống gia đình ông bà em nhờ có chú mà ngày càng khá lên. Chú đang có ý định mở rộng sản xuất, dạy nghề cho thanh thiếu niên trong xóm. Nay mai lớn lên, em sẽ nhờ chú truyền nghề. Trước mắt, em phải chăm chỉ và cố học cho giỏi.

Dàn ý Kể chuyện về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo

1. Mở bài

- Giới thiệu về người được kể đến: Đó là ai? Ở đâu? Làm nghề gì?

2. Thân bài

- Câu chuyện em kể diễn ra ở đâu? Vào lúc nào

- Họ đã làm những công việc gì để góp phần vào việc chống đói nghèo, lạc hậu

- Việc làm ấy đã mang lại kết quả tốt đẹp/ lợi ích gì cho cộng đồng

3. Kết bài

- Em cảm nhận/ học hỏi được điều gì từ họ

Kể chuyện về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo - mẫu 2

Cuộc sống dù còn nhiều khó khăn vẫn có những tấm gương thầm lặng hi sinh và cống hiến cho cuộc sống của nhân dân. Thầy giáo Lê Nhật Tiến là một tấm gương khiến em vô cùng xúc động.

Sau khi tốt nghiệp trường sư phạm, thầy tìm được một chỗ làm tương đối tốt ngay gần gia đình nhưng khát khao dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo đã thôi thúc thầy từ lâu. Thầy Tiến đã nộp đơn tình nguyện ra huyện đảo Phú Quốc giảng dạy.

Dù điều kiện giảng dạy ngoài đảo còn thiếu thốn nhưng thầy vẫn tận tụy tự học, tự tìm hiểu để mang lại những bài giảng hay cho các em học sinh.

Cuộc sống của người dân ngoài đảo còn nhiều khó khăn, nhiều bạn học sinh phải đi bộ xa tới trường. Thấu hiểu hoàn cảnh của học trò, thầy luôn động viên và giúp đỡ các bạn tiến bộ trong học tập. Ước mong lớn nhất của thầy Tiến là gieo chữ cho trẻ em vùng đảo, sẽ dạy dỗ được các lớp học trò ngoan giỏi, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Thầy đã vinh dự được Nhà nước vinh danh là một trong những giáo viên tiêu biểu, có đống góp lớn cho sự phát triển giáo dục các vùng hải đảo.

Thầy Tiến và nhiều thầy cô khác là những tấm gương để em noi theo học tập. Chúng em xin hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể cống hiến cho quê hương Việt Nam thân yêu.

Top 6 bài Kể chuyện về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo 2022 hay nhất (ảnh 1)

Kể chuyện về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo - mẫu 3

Trong cuộc sống có nhiều những tấm gương đã hi sinh bản thân mình để đóng góp công sức xây dựng đất nước, chống lại đói nghèo, lạc hậu và vì hạnh phúc của người dân. Câu chuyện về bác sĩ Trần Hoàng Minh khiến em vô cùng xúc động.

Bác sĩ trẻ Trần Hoàng Minh năm nay 30 tuổi, sang Mĩ sống từ khi còn nhỏ và đã tốt nghiệp đại học Y ở cả Mĩ và Úc. Sau khi tốt nghiệp bác sĩ đã quyết định về nước làm việc, dù cơ hội việc làm ở hai đất nước phát triển đều chào đón anh.

Khi về nước, bác sĩ không chọn một bệnh viện lớn mà chọn một bệnh viện nhỏ của quận Gò Vấp làm nơi công tác. Anh quan niệm dù bệnh nhân là người như thế nào thì bác sĩ cũng phải luôn coi bệnh nhân là trên hết. Theo Minh, mỗi bệnh nhân đều để lại cho bác sĩ một ký ức, một kinh nghiệm trong nghề nghiệp và chính bệnh nhân đã giúp bác sĩ nâng cao được tay nghề.

Các bệnh nhân đến khoa cấp cứu Bệnh viện Quận Gò Vấp đều cảm nhận được ở Minh một bác sĩ rất ân cần, nhẹ nhàng và tận tụy với bệnh nhân. Khi hỏi bệnh những bệnh nhân lớn tuổi hơn, bác sĩ Minh luôn bắt đầu bằng từ “Thưa...” rất lễ phép.

Khi bệnh nhân xuất viện, bác sĩ đều gọi điện hỏi thăm họ hoặc đến tận nhà những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn để theo dõi tình hình bệnh. Tấm gương của bác sĩ Minh đã truyền cảm hứng cho mọi người dân về sự cống hiến, vì lợi ích của đất nước.

 

Kể chuyện về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo - mẫu 4

Như bao buổi tối khác, hôm đó khi đã học xong bài, em nằm trong vòng tay mẹ để nghe mẹ kể chuyện. Mỗi ngày mẹ đều kể chuyện cho em nghe trước khi đi ngủ. Hôm ấy, mẹ không kể chuyện cổ tích, ngụ ngôn hay truyện cười. Mẹ kể chuyện của mẹ – một người trung thực.

Năm em học lớp 2, để có tiền nuôi em và các chị đi học, ngoài việc đồng áng mẹ còn tranh thủ đi mua sắt vụn nữa. Những buổi trưa, khi chuẩn bị cho 3 chị em bữa ăn sau giờ học, dặn dò từng đứa công việc buổi chiều, mẹ lại đạp xe đi đến từng nhà để mua giấy, nhựa, sắt… tất cả những gì có thể bán được không kể nắng mưa.

Mẹ kể: Có những hôm may mắn, vào gia đình người ta vừa có tiệc, mẹ mua được rất nhiều thứ, mẹ vui lắm vì lại có được thêm tiền cho các con mua thêm sách, vở. Nhưng cũng có những hôm, mẹ đến khi người ta ngủ trưa, có người tỏ ra cáu gắt, mẹ luôn bình tĩnh, nói lời xin lỗi và đi ra. Từ khi có nghề tay trái, mặc dù là buôn bán nhưng mẹ chưa để ai mất lòng.

Mẹ nhắc lại lần mẹ nhớ nhất: Hôm đó, trời cũng nắng chang chang, mẹ đang đi, có tiếng gọi: Sắt vụn, vào đây nhặt ít đồ, mẹ quay xe và vào nhặt những vỏ lon, sách cũ. Người phụ nữ bán đồ cho mẹ đã đi vào nhà, để cho mẹ tự phân loại rồi cân. Đang miệt mài phân loại giấy viết, giấy in, báo thì mẹ phát hiện một chiếc phong bì đã mở, bên ngoài có dòng chữ: Gửi con gái. Mẹ thấy bên trong vẫn có thư và hai tờ 200 nghìn. Mẹ đã biết đó là thư bố gửi cho con gái khi ông đi làm xa cùng với tiền chắc là cũng cho con mua sách vở hoặc nộp tiền học như trách nhiệm của mẹ với các con mình. Mặc dù số tiền đó bằng cả tháng mẹ đi gom sắt vụn nhưng mẹ hiểu tấm lòng của những người cha cũng đoán rằng người con vẫn dành dụm nên mẹ gọi người phụ nữ ra và trao lại cho bà.

Người phụ nữ ra nhận trong sự vui mừng và ngạc nhiên: Con gái tôi học Đại học, mỗi lần viết thư về, bố nó vẫn cho tiền để đóng học. Chắc nó để dành, lần sau về lấy, cảm ơn chị quá! Chị thật tốt bụng, cảm ơn chị rất nhiều.

Mẹ em cũng vui vẻ nói chuyện, kể về chúng tôi rồi trả tiền cho bà mặc dù bà không lấy coi như lời cảm ơn. Trước khi mẹ đi tiếp chặng đường, người phụ nữ ấy vẫn nói với theo: Cảm ơn chị, lần sau chị lại đến nhé, có gì bán được tôi sẽ để phần chị.

Mẹ kể lại câu chuyện về nghề sắt vụn của mình trong niềm vui, mẹ không nói với em bài học nhưng em biết mẹ muốn khuyên rằng: Sống phải giữ cho mình tấm lòng trong sạch, sự trung thực, không tham lam, dối trá. Em cũng đã ghi lại câu chuyện ấy vào sổ nhật ký của mình. Em rất ngưỡng mộ mẹ em.

Kể chuyện về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo - mẫu 5

Sau đây, em xin kể câu chuyện em đã đọc được trên báo Dân trí hôm vừa rồi. Câu chuyện về cô giáo Lục Thị Lý vượt đường xa hơn trăm cây số để đến dạy học ở vùng cao.

Cô Lý sinh năm 1989, cô ra trường và đi dạy hợp đồng được bốn năm. Đến năm 2018, thì cô Lý thị đỗ biên chế và được phân công tác tại Trường Lũng Kim thuộc huyện Bảo Lâm, Cao Bằng. Từ nhà em trường rất xa, phải đi xe máy hoặc xe khách, rồi phải đi bộ đến hơn hai tiếng đồng hồ nữa mới em được trường. Để vào tận điểm dạy học, cô phải vượt qua những con đường hiểm trở, vượt qua nhiều dốc núi và cả lội những vũng nước sâu. Vất vả là thế nhưng cô chưa bao giờ phàn nàn hay thân khó nhọc, vẫn ngày ngày lặng lẽ đến lớp, mang từng con chữ đến cho người dân nơi đây.

Nơi đây, trường không có những tiện nghi như ở vùng đồng bằng hãy thành phố, thiếu thốn đủ thứ. Điện không có, nước cũng không dư giả, sóng điện thoại lại càng không. Cô kể rằng lắm lúc cũng hơi sợ vào buổi em, nhưng ở lâu dần rồi quen, cái quan trọng vẫn là dành cho các học sinh sự quan tâm, dạy bảo tận tình nhất.

Từ ngày có cô Lý đến bản dạy ai cũng thích, cô vừa hiền lại vừa dễ thương, cô dạy dễ hiểu lại quan tâm đến bà con cả về đời sống. Mỗi lần về nhà là cô lại vận động mọi người gom góp chút gạo, chút áo quần mang lên tặng bà con. Cô Lý cũng nhờ những đồng nghiệp công tác nơi thành phố có điều kiện hơn quyên góp sách vở, bút mực,...hay xin các suất học bổng để giúp học sinh trên bản. Bởi vậy mà khắp bản ai cũng quý cô.

Hằng ngày, sau giờ dạy, nếu có học sinh nào không có điều kiện đến lớp cô đều mang sách vở đến tận nhà dạy, vận động gia đình tạo điều kiện cho học sinh đến trường. Cô còn cùng bà con lao động, tăng gia sản xuất, dưới xuôi có giống bắp nào to hạt, giống lúa nào năng suất cô đều mang lên cho bà con làm nương. Mấy bà con trong làng lúc nào cũng bảo: "Cô giáo như các chú bộ đội, thương buôn làng ta lắm".

Em vẫn từng nghe được đâu đó vần thơ về nghề giáo:

"Có một nghề bụi phấn bám vào tay
Người ta bảo là nghề trồng sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Lại nó cho đời những đoá hoa thơm"

Thật vậy, hình ảnh người giáo viên ngày ngày thầm lặng làm việc, lặng lẽ cống hiến cho đời luôn đọng mãi trong em. Cô Lý là tấm gương đẹp về người giáo viên nhân dân mang một tấm lòng cao cả, đáng trân trọng biết bao.

Kể chuyện về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo - mẫu 6

Top 6 bài Kể chuyện về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo hay nhất  (ảnh 1)

Ngoại em sinh được 5 người con. Hai cô đầu đi lấy chồng, ba em và chú tư đi làm ăn xa rồi lấy vợ, lập nghiệp ở thành phố, thỉnh thoảng có dịp giỗ tết mới về quê. Bà ngoại em sống với chú Năm, là con út trong nhà.

Hồi đó, vì nhà nghèo, ông ngoại mất sớm nên một mình bà ngoại lam lũ, chạy vạy nuôi các con ăn học, khi đã trưởng thành, bà mới đỡ đần được phần nào khi mấy chị em lớn gửi tiền về nuôi chú Năm ăn học.

Em nghe ba kể chú Năm hồi xưa học giỏi lắm, ai cũng khen ngợi. Hồi đậu đại học bách khoa ngành cơ khí ai cũng mừng. Chú vừa học vừa làm thêm mà kết quả học tập vẫn rất tốt, năm nào cũng được nhận học bổng sinh viên nghèo vượt khó của trường. Vào năm 2008, chú Năm được hổng học học tập tại Mỹ. Cùng với sự động viên của mọi người và ý chí lớn, chú đã quyết tâm theo học. Hai năm sau khi trở về, chú Năm được mời làm tại một công ty lớn trong thành phố với mức lương rất cao và có thêm nhiều ưu đãi, nhưng chú quyết định không nhận lời mời đó mà trở về quê lập nghiệp.

Cùng với những người bạn chung chí hướng ở quê, chú hợp tác mở xưởng cơ khí. Mới ra trường vốn tài chính còn ít ỏi, chú vay mượn thêm anh em để mở, lúc đề bạt ai cũng lắc đầu từ chối, nhưng khi vạch ra chiến lược phát triển để mọi người xem xét thì đều đồng ý hỗ trợ chú. Mới đầu, khách cũng không quá đông, nhưng dần dần tiếng tăm của xưởng chú nổi lên khắp xã, rồi khắp huyện. Hầu hết đều tìm đến xưởng của chú để sửa chữa hay sản xuất những linh kiện mới.

Hai năm sau kể từ ngày thành lập, xưởng chú phát triển thành một công ty lớn, có cơ sở khắp tỉnh nhà. Bây giờ chú còn mở lớp đào tạo các học viên theo nghề cơ khí và dạy nghề miễn phí cho những thành niên trong xã có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Những thiếu niên không cha mẹ hãy không có ngành nghề ổn định ở quê chú đều nhận về, rồi hướng dẫn tạo công ăn việc làm cho họ. Bởi vậy mà công ty chú được nhân dân cả ngợi, xứng danh là "Công ty cơ khí tình thương". Nhắc đến chú Năm, ai ai cũng mến yêu, ngưỡng mộ.

Đến nay, công ty chú út đã có hơn mười năm hoạt động và đạt nhiều thành quả đáng tự hào.

Các công nhân trong công ty đều có thu nhập ổn định, chăm lo giúp đỡ cho gia đình. Mỗi năm, tập thể công ty đều đóng góp, lập quỹ học bổng trao tặng cho học sinh nghèo trong xã nhà để động viên các em phấn đấu học tập. Công ty hằng năm đều được tỉnh nhà công nhận là tổ chức góp phần lớn vào sự phát triển của vì cộng đồng và trao tặng bằng khen vinh danh.

Chú Năm là người mà em vô cùng khâm phục. Em thầm hứa sẽ học thật giỏi để mai này giúp đỡ gia đình, xóm giềng quê hương mình. Mỗi lần về quê là em học hỏi được từ chú rất nhiều: sự thông minh, một cá tính sáng tạo, một vẻ hài hước, một trái tim giàu yêu thương. Em thường kể cho các bạn ở lớp nghe về chú một cách đầy hãnh diện và tự hào. Em thầm hứa sẽ học thật giỏi để mai này được như chú, góp sức mình vào giúp đỡ, dựng xây làng xóm, quê hương mình thêm giàu, thêm đẹp.

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống