Top 14 bài Viết thư cho bạn học kể lại buổi thăm trường đầy xúc động 2023 hay nhất

Tải xuống 14 3.1 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 bài văn mẫu Viết thư cho bạn học kể lại buổi thăm trường đầy xúc động hay nhất, gồm 14 trang trong đó có dàn ý phân tích chi tiết, sơ đồ tư duy và 14 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi vào lớp 10 môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

VIẾT THƯ CHO BẠN HỌC KỂ LẠI BUỔI THĂM TRƯỜNG ĐẦY XÚC ĐỘNG

Viết thư cho bạn học kể lại buổi thăm trường đầy xúc động – mẫu 1

Thu Thủy thân mến!

Hôm nay, chắc có lẽ là ngày đáng nhớ nhất. Cái ngày mà tôi được trở về tuổi thơ, được trở về cái nơi đầy kỉ niệm ấy. Nhưng tôi giờ đây không còn là tôi của hai mươi năm trước nữa. không còn là một cậu học sinh ở thuở cắp sách mà tôi với tư cách là một bậc phụ huynh, tôi quay trở về nơi ấy, cái nơi mà tôi đã gắn bó với biết bao kỉ niệm đẹp trong bốn năm thời trung học. Đó là trường tôi, ngôi trường tọa lạc trên con đường Nguyễn Trãi thân thương: trường Trung học cơ sở Kim Đồng. Nay tôi viết thư gửi để kể cho cậu nghe về buổi thăm trường ngày hôm đó.

Sáu giờ sáng, tôi khoác trên vai một chiếc cặp xinh xinh, nhưng nó không phải của tôi mà là của thằng con bé nhỏ mới bước vào lớp sáu của tôi. Tôi hiểu cái cảm giác ngỡ ngàng của con tôi, nó chưa quên được những tháng ngày chơi đùa ở thời tiểu học, quả thật thì hồi ấy tôi có khác gì nó đâu. Bạn biết không, đứng trước cổng trường, tôi thầm nghĩ, thấm thoát đã hai mươi năm, sao cái cổng trường lại thân thương đến thế! Sao mà hồi ấy, bốn năm trời, chúng ta lại không dành thời gian để ngắm nhìn nó nhỉ? Trước cổng trường thì vẫn cứ thế, không thay đổi gì mấy. Bác vẫn đứng đấy, Bác vẫn để hàng chữ: “Trường Trung học cơ sở Kim Đồng” đầy thân quen. Chắc Bác cổng vẫn còn yêu nghề, vẫn còn muốn dang tay đón học sinh vào đây mà! “Thế thì tôi nhờ Bác chăm sóc thằng con giùm tôi nhé!” – Tôi nghĩ thầm. Tôi dẫn con bước vào trường, phòng bảo vệ bây giờ khác xưa rất nhiều, nó đã không còn là một khu phòng nhỏ nhắn trước cổng mà nó đã được xây lên đúng chất “phòng bảo vệ”. Tôi ghé vào, nó đã được xây rộng ra, sơn phết một màu vàng nhạt. Còn có cả máy tính để thống kê gửi xe nữa, tôi nhìn quanh, hai bác bảo vệ vẫn ngồi đấy. Tóc các bác dường như điểm vài sợi bạc trắng, đồng phục hai bác vẫn không thay đổi, vẫn một tông quần áo xanh rêu ấy. Dường như nó đã nhạt dần chắc là vì muốn nhắc nhở học sinh phải ghi nhớ công sức của những người bảo vệ.

Top 6 bài Viết thư cho bạn học kể lại buổi thăm trường đầy xúc động hay nhất (ảnh 1)

Tiếp theo, tôi nhìn vào dãy nhà khu A. Nó được tu sửa rất nhiều, giờ đây nó được khoác lên mình một chiếc áo mới. một chiếc áo hai màu trên vàng nhạt, dưới pha nâu. Ôi, cái khu A ngày nào giờ chắc cũng đã quên tôi rồi! Tôi nén cảm xúc bước vào trong. Sân trú thì còn đấy mà phòng vi tính đã đi đâu mất rồi. Thay vào đó là phòng bóng bàn, chắc nhà trường đã thêm môn này vào phần thể dục ngoại khóa đây? Con tôi chạy nhanh lên lầu, bước vào lớp, còn tôi vẫn đứng đấy.

Tôi nhìn bao quát cả ngôi trường thân thương của mình, trông nó thật thân quen mặc dù nó đã thay đổi ít nhiều nhưng vẫn có chút gì đó bồi hồi trong tôi. Nó vẫn là ngôi trường của hai mươi năm trước, một ngôi trường chất chứa bao kỉ niệm. Điều đầu tiên lọt vào mắt tôi là sân trường, bây giờ nó rộng hơn xưa rất nhiều, nó còn có cả khu chơi thể thao như bóng bàn, bóng rổ,… Tôi nghĩ “bọn trẻ bây giờ sướng thật, thật chả bù với mình ngày xưa”. Tiếp đến, tôi bước vào nơi mà không xa lạ gì với tôi “phòng giám thị”. Nơi đây đã làm tôi nhớ đến rất nhiều thứ từ vui đến buồn rồi đến sợ sệt, chẳng khác gì hai mươi năm trước đây. Các thầy vẫn như xưa,nhưng có thêm vài người mới. Tôi lễ phép chào hỏi các thầy, tôi nghĩ rằng có lẽ sau bấy nhiêu thời gian đó chắc chắn các thầy đã quên tôi rồi. Tôi bất ngờ với thầy Sinh – người thầy mà tôi cảm thấy rất sợ ngày ấy bỗng nhận ra tôi “A! Thiên Bảo đây mà, cái thằng học trò nhộn nhất trường phải không?”. Tôi chỉ biết cười mà trong lòng rung lên biết bao niềm xúc động. Tôi nhìn xung quanh, nó vẫn như thế, chỉ có điều ba mươi hai chiếc camera ngày xưa giờ đây đã “sinh sôi nảy nở” thành sáu mươi bốn cái. Tôi chào các thầy, tôi bước ra. Bạn biết không, thật bất ngờ làm sao khi tôi thấy một người phụ nữ đang bước lại gần, không đâu xa lạ đó là cô chủ nhiệm lớp chín của tôi. Tôi xúc động, nghẹn ngào không nói thành lời, trong lòng mong muốn được chạy đến ôm lấy cô. Tôi tiến lại gần cô. Cô giờ đây đã có tuổi, mái tóc đen huyền ngày xưa của cô giờ đây cũng đã phai dần theo năm tháng. Trán cô đã có rất nhiều nếp nhăn hơn. Cô nhìn tôi một lúc, hình như cô đang trắc nghiệm lại trí nhớ của mình. Bỗng cô thốt lên với một giọng truyền cảm năm xưa. “A! Thiên Bảo phải không?”. Tôi xúc động cúi chào cô, cô đánh nhẹ vào vai tôi , hỏi thăm bao điều. Xong hai cô trò chúng tôi cùng đi tham quan các lớp học. Mới đó đã hơn tám giờ, cũng đã đến giờ tôi phải trở về với cương vị người lớn. Tôi phải đi làm. Cô tiễn tôi ra ngoài cổng. Hai cô trò nhìn nhau đầy quyến luyến. Tôi chào cô rồi lên xe ra về.

Buổi về trường hôm nay đã gợi lên trong tôi biết bao kỷ niệm từ vui đến buồn. Thật đáng tiếc là bạn lại không có ở đây. Nếu có ở đây, chắc chắn cậu cũng sẽ có những suy nghĩ và cảm xúc giống như tôi vậy. Tôi cũng rất hối hận vì sao ngày ấy tôi không cố gắng ngoan hiền mà lại quậy phá, khiến thầy cô đau buồn như thế. Tôi giờ đây đã là một ông bố ba mươi năm tuổi, tôi đã có nghề nghiệp ổn định. Nhưng đối với tôi, tôi vẫn mãi là một cậu học trò hay nghịch ngợm của cô tôi, của trường tôi.

Sơ đồ tư duy

Viết thư cho bạn học kể lại buổi thăm trường đầy xúc động năm 2021

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

- Lời chào và giới thiệu theo form thư

2. Thân bài

a) Những lí do thăm hỏi đầu thư

- Lí do viết bức thư này (cảm xúc nhớ đến bạn, vô tình nhớ đến bạn,…)

b) Nội dung thư

– Giới thiệu tên trường xưa, tưởng tượng đến trường vì lí do nào? đi bằng phương tiện gì?

– Miêu tả con đường đến trường: Hãy so sánh con đường lúc đó và sau này, thay đổi như thế nào? cảm xúc ra sao?

– Miêu tả sân trường? (so sánh xưa – nay), các cây xanh trong trường thay đổi thế nào? ghế đá, những băng ghế? gốc bàng, hàng phượng...còn như xưa? đã già hay đã trồng cây khác?

– Miêu tả các phòng lớp (phòng vi tính, dụng cụ…): So sánh trước kia với hiện tại: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội, phòng vi tính, phòng thí nghiệm, dụng cụ, thiết bị đổi khác ra sao?

– Tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa, nêu lên cảm xúc lúc đó của em, thầy cô, bạn bè.

– Gặp lại thầy cô nào, những ai còn vẫn đang còn dạy, những ai đã nghỉ hưu, hồi tưởng lại về kỉ niệm gắn bó với những thầy cô thân thiết nhất. Thầy cô mới như thế nào ? (so sánh với thầy cô trước kia)

– Gặp lại thầy cô chủ nhiệm lớp: Thầy cô đó đã thay đổi ra sao hay vẫn giữ nguyên nét gì, miêu tả những thay đổi ngoại hình, khuôn mặt, giọng nói, ánh mắt?

– Thầy cô trò nhắc lại kỉ niệm lúc xưa cách đây 20 năm:

+ Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình một số bạn học? Về công việc của mình và các bạn còn liên lạc?

+ Tâm trạng của thầy cô giáo sau khi nghe câu chuyện em kể thế nào? Cảm xúc ra sao?

+ Cảm xúc của em lúc đó thế nào? (xúc động, buồn)

3. Kết luận

- Hỏi thăm hỏi sức khoẻ và chúc bạn thành công trong cuộc sống.

- Lời chào đến người bạn và ngôi trường của mình.

Top 6 bài Viết thư cho bạn học kể lại buổi thăm trường đầy xúc động hay nhất (ảnh 3)

Các bài mẫu khác:

Viết thư cho bạn học kể lại buổi thăm trường đầy xúc động – mẫu 2

Giang thân mến!

Tớ viết thư này trước hết là để hỏi thăm cậu, cậu dạo này có khỏe không?

Cuộc sống của cậu như thế nào? Có gì đặc biệt không? Nghe nói vẫn chưa có vợ à, phải cố gắng lên, sắp 40 rồi đấy. Tớ dạo này vẫn khỏe, cuộc sống của tớ rất tuyệt vời lắm. Cậu có biết thành phố thứ 3 trên mặt trăng không?

Tớ có một biệt thự ở khu ngoại ô trên ấy, hàng năm cứ cuối hè tớ lại lên đấy chơi cùng với gia đình, nhắc mới nhớ, tớ cưới vợ được gần một năm rồi. Vợ tớ xinh lắm, mặt không tì vết. Gia đình tớ sống rất tốt. Hiện tại, tớ đang trên phi cơ riêng bay sang Anh để tiếp xúc cùng các đại biểu cấp cao của Liên Hợp Quốc.

Cách đây ba hôm, khi đang trên đường sang Mĩ để giải quyết một số việc quan trọng và nhận giải thưởng Nô-ben về hòa bình, tớ có dừng lại ở Hải Phòng - nơi mà hồi nhỏ anh em mình còn học ở đây. Tớ về chính ngôi trường Trần Phú từ thuở nào, ngày nay nó đã được tu sửa lại khang trang hơn và được dát toàn bộ bạch kim ở khắp trường. Không những thế, nó đã được đưa lên trên không, cao hơn 100 m so với mặt đất để mở rộng chỗ ở cho người dân. Khi bước vào trường, tớ mới phát hiện ra hiệu trưởng ở đây chính là Hiền Thảo - một trong những người bạn đã học chung với anh em mình trong bốn năm cấp hai.

Cậu ấy giờ đã khác, với vị trí hiệu trưởng, cậu ấy chín chắn ,cứng rắn hơn nhưng vẫn đầy tình cảm và tình yêu thương ấy. Cậu đón tiếp tôi với sự niềm nở, tự hào kể cho tôi về những việc cậu đã làm nào là các dãy nhà đã được tăng lên thành sáu tầng, được lắp cầu thang máy, được xây thêm khu liên hợp, khu thể thao có thêm bể bơi, sân bóng đá, bóng rổ, sân Tennis, bãi giữ xe,... Ngoài ra, tớ thấy được mới vài điểm quen thuộc trong khuôn viên trường, đó là cây hoa sữa trước cửa lớp mình, nó đã cao hơn , to hơn. Tớ vẫn nhớ hồi anh em mình học thể dục, vì trời nắng nên lại chạy ào về gối cây này tránh nắng, đứa này tranh đứa kia, bàn tán rôm rả để rồi bị trực ban nhắc hay cái lần thằng Hùng, thằng Phát thi nhau trèo cây để xem ai giỏi hơn ai, cuộc thi chưa kết thúc, thì bảo vệ đuổi, chạy tóe khói khắp trường để rồi bị bắt lên phòng bảo vệ. Đang xao xuyến vì những kỉ niệm, đột nhiên có một giọng nói khàn khàn, nhưng đầy sự trìu mến, gọi : "Trường Ân đó hả em?" Tôi ngờ ngờ rồi quay lại. Hóa ra đó chính là thầy Nguyên, Khánh ạ. Thầy bây giờ trông đã già hơn hẳn. Đầu thầy đã không còn tóc, bóng loáng rồi đột nhiên, tôi xúc động đến tột cùng - Thầy Nguyên đây ư? Người thầy đã dạy tôi đây ư?" Trời, thầy giờ già quá, người đã dạy cho tôi cấp hai và cũng là người đã dành hơn bốn thập kỉ để cống hiến cho giáo dục nước, nhờ thầy, bao thế hệ đã lớn lên, trở thành những trụ cột, những người đi xây dựng đất nước, là người cống hiến thầm lặng ... Ôi, chả có nhẽ mái tóc của thầy đã ra đi cùng với sự cống hiến ấy. Khi nghĩ về những điều đó, Khánh ạ, tớ chỉ chực bật khóc. Thầy quá tận tâm với nghề, cống hiến hết mình. Thầy giờ là một ông lão ngoài bảy mươi cũng về thăm trường rồi tình cờ gặp tôi... Tôi dìu thầy ra ghế đá, nó đã được lắp đặt thêm một bộ tản nhiệt nên mặc cho trời hôm ấy nóng hơn 30 độ, tôi và thầy vẫn thoải mái ngồi nói chuyện... Tớ hỏi thầy rất nhiều, và cũng tự hào kể ra những thành tựu mình đã đạt được nhưng không quên cảm ơn thầy vì những công lao như biển cả của thầy .

Nhìn thầy, tôi lại nhớ về những kỉ niệm với thầy, như lần thầy cho tôi và lũ bạn kiểm tra 15 phút một bài cực dài nhưng rồi lại không thu khiến cả lũ lăn đùng ngã, nghĩ đến đó, tớ và thầy lại bật cười. Mặc dù không muốn, nhưng cuối cùng cũng phải rời đi, tôi chào thấy ,từ biệt Hiền Thảo, rồi hẹn một lần khác gặp sau. Buổi chia tay ấy đầy xúc động , rồi tớ lên phi cơ bay đi, ngó lại, tớ thấy được bóng dáng của thầy mờ dần, nhỏ dần rồi cuối cùng biến mất sau làn mây làm tôi lại suy nghĩ viển vông.

Tớ chỉ viết đến đây thôi, Cho tớ gửi lời chào đến gia đình của cậu và chúc cậu gặp thành công trong mọi mặt cuộc sống .

Viết thư cho bạn học kể lại buổi thăm trường đầy xúc động – mẫu 3

Trang Chi thân mến!

Nhận được lá thư nhỏ của mình, hẳn cậu phải ngạc nhiên lắm. Đã lâu lắm rồi chúng ta không gặp nhau mà. Nhân dịp 35 năm thành lập trường, lớp 9B của chúng mình đã về thăm lại Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng thân yêu. Tiếc quá, vì bận mà cậu lại không về được. Ngày hôm ấy rất vui, có cảm giác như mình được trở lại những ngày thơ ấu. Mình muốn chia sẻ với cậu những cảm giác hạnh phúc, xúc động khi gặp lại bạn bè, thầy cô cũ.

Chúng ta chia tay trường cũng đã 20 năm. Hôm nhận được thông báo về việc họp lớp nhân ngày thành lập trường, mình rất vui. Sáng hôm đó, mình dậy thật sớm. Cảm giác nôn nao, hồi hộp, bâng khuâng. Dường như mình đang đợi cậu qua cùng đi học. Ngày ấy thật thú vị biết bao. Mình đến trường trên con đường cũ mà ngày xưa hai chúng mình thường đi. Con đường đã thay đổi nhiều, rộng lớn hơn, có vỉa hè, cây xanh, nhà mọc san sát. Đâu rồi cái con đường đất nhỏ bé, mỗi sáng râm ran tiếng chim hót trên cây? Con mương nhỏ chạy dọc theo cánh đồng thoang thoảng mùi lúa chín. Còn nhớ, có hôm cậu đèo mình đi học, trời mưa, đường trơn tuột, cậu chệnh choạng rồi lao xuống mương. Hai đứa lấm lem mà vẫn cười toe toét. Mình cố tìm mãi cái nơi chúng mình bị ngã nhưng chẳng thấy đâu. Mọi thứ đã bị xoá nhoà bởi thời gian, bởi sự xây dựng đổi mới quê hương. Cánh cổng THCS Trường Nguyễn Huy Tưởng đã hiện ra trước mắt. Không còn là cánh cổng hình cuốn sách nhỏ như ngày xưa nữa, Chi ạ. Đó là cánh cổng tự động đóng, mở với hàng chữ điện tử: “Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng”. Bước vào trong trường, mình không thể tin nổi đây là ngôi trường chúng ta đã từng học. Nhà thể chất ngày xưa nhỏ xinh là thế mà bây giờ đầy đủ tiện nghi, bề thế như một nhà thi đấu nhỏ. Các dãy nhà ba tầng vẫn được xếp theo hình chữ U quen thuộc nhưng được sơn màu trắng, cửa kính sáng loáng. Vườn sinh địa giống như một công viên với thảm cỏ xanh mát rượi. Lễ đài thẳng ngay với cổng trường, rợp bóng cờ hoa. Các em học sinh ngồi xếp hàng ngay ngắn chờ đón buổi lễ trang trọng.

Top 6 bài Viết thư cho bạn học kể lại buổi thăm trường đầy xúc động hay nhất (ảnh 4)

Mình đang thơ thẩn dưới sân trường thì nghe có tiếng gọi phía sau. Mình quay lại, thì ra là Cẩm Tú. Chi còn nhớ Tú không? Nhìn Tú khác quá. Ngày xưa nó lênh khênh, nghịch ngợm, ương bướng, thế mà giờ trông cao ráo, xinh xắn, dịu dàng. Hỏi ra mới biết nó làm người mẫu ảnh cho tạp chí nổi tiếng. Tú dẫn mình lên phòng hội đồng. Hầu như cả lớp mình có mặt. Nhìn ai cũng chững chạc. Lớn hết rồi mà. Chẳng còn đâu cái tuổi ngây thơ cùng nhau chơi bịt mắt bắt dê nữa. Mọi người gặp nhau, tay bắt mặt mừng. Dù thời gian có làm mỗi khuôn mặt thay đổi nhưng mình vẫn nhận ra từng người. Cậu còn nhớ Tuấn Anh không? Nhờ cái mồm lẻo mép mà cậu ấy lấy được một cô vợ xinh đáo để. Tuấn Anh giờ mở một công ti thương mại. Nghe nói làm ăn phát đạt lắm. Còn Phương Thảo ngày xưa cứ mơ được làm ở Bộ Ngoại giao giờ đã là Vụ trưởng rồi đó. Chi còn nhớ Cao Cường và Mai Trang chứ? Hai bạn ngồi bàn trên, suốt ngày cứ như mặt trăng với mặt trời thế mà giờ đã nên duyên vợ chồng. Chúng có hai đứa con gái xinh ơi là xinh. Bọn mình ngồi bên nhau ôn lại bao kỉ niệm xưa cũ. Ngày trước bọn mình cứ mong mau lớn để không phải đi học, vậy mà giờ đây mình lại thấy tiếc nuối. Giá như chúng mình không phải lớn, cứ ở bên nhau như ngày xưa, không phải lo nghĩ gì cả.

Thầy cô của chúng mình cũng về thăm trường đấy. Thầy cô nào đầu cũng bạc trắng, vầng trán đã có thêm nhiều nếp nhăn. Cô Hương của chúng mình không thay đổi mấy. Giọng cô vẫn mềm mại, truyền cảm. Nhớ hồi học lớp 9, cô thường hay quở trách lớp khiến ai cũng tức. Giờ nghĩ lại thấy mình thật trẻ con. Mọi lời nói của cô đều có ích cho chung ta, đó là điều hay lẽ phải ta cần ghi nhớ suốt đời.

Tiếng trống vang lên. Mọi người xuống sân trường tập trung. Buổi lễ diễn ra thật nghiêm trang. Mỗi học sinh cũ đều thấy vinh dự, tự hào về trường của mình. Khi bài quốc ca, đội ca vang lên, chúng mình hát thật to, hát như chưa bao giờ được hát. Thầy Vương Anh Hạnh bước lên bục đọc diễn văn. Giờ thầy đã là hiệu trưởng rồi. Thầy nói về lịch sử của trường, truyền thống mà nhà trường đã đạt được trong những năm qua, đồng thời đón nhận bằng khen và Huân chương Lao động của Chính phủ. Buổi lễ kết thúc, chúng mình cùng nhau đi tham quan các phòng học. Phòng nào cũng có hệ thống đèn, quạt hiện đại. Lại có cả tủ sách chuyên dụng cho các môn học, tranh ảnh minh hoạ, máy phóng, ti vi,…

Thật vui, thật hạnh phúc vì được về thăm trường xưa. Nhưng giờ phút bên nhau thật ngắn ngủi. Rồi cũng đến lúc mọi người phải chia tay nhau, trở lại nhịp sống bận rộn hằng ngày. Quyến luyến không muốn chia tay, lớp 9B chúng mình hẹn nhau năm sau sẽ lại họp lớp. Mong rằng sẽ có cậu để 45 gương mặt thân yêu sẽ lại được cùng bên nhau, cùng hạnh phúc. Thư đã dài rồi, mình phải dừng bút thôi. Chúc cậu khoẻ mạnh, gia đình đầm ấm, làm ăn phát đạt nhé. Mình rất nhớ cậu. Mong hai đứa mình sớm gặp lại nhau.

Viết thư cho bạn học kể lại buổi thăm trường đầy xúc động – mẫu 4

Cuộc sống đầy biến động. Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau tại mái trường Thuận Thành yêu dấu này. Kể từ ngày đó một phần do bận việc cơ quan phần khác do công việc gia đình nên tôi chưa có dịp về thăm trường, thăm thầy, thăm cô. Hôm ấy nhân chuyến đi công tác tôi xin phép cơ quan nghỉ ba ngày để có dịp thăm lại trường xưa bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đồng nghiệp trong tòa soạn. Đó là chuyến đi đầy xúc động của tôi trong suốt những năm công tác ở Hà Nội.

Bánh xe lăn đều và nhanh con đường quen thuộc. Chỉ còn khoảng năm phút nữa là chúng tôi tới trường. Lòng tôi cứ bồn chồn rạo rực. Xe dừng lại ngay trước cổng trường. Cảnh trường khác xưa nhiều quá tôi gần như không thể nhận ra. Thế là đã hai mươi năm kể từ khi chia tay, giờ tôi mới được trở lại đây nơi tôi đã từng có những kỉ niệm êm đẹp. Cổng tường này là này là nơi lũ học trò chúng tôi vẫn đợi nhau. Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ 1 điều gì đó. Áp mặt vào những thanh sát của cánh cổng trường tôi nhìn xa xăm. Vẫn màu áo xanh hòa bình nhưng học sinh đang vui vẻ nô đùa hồn nhiên trong sân trường làm tôi nhớ quá những lần đá cầu nhảy dây trốn tìm... cùng các bạn. Nước mắt tôi ứa ra, họng tôi tắc nghẹn như có cái gì chặn ngang. Tôi không thể kìm nổi xúc động này. Thầy cô ơi tiếng gọi sao mà thân thương quá! Mong tìm lại những kỉ niệm ngày xưa, tôi bước vào, hàng phượng vĩ đã thay bằng hàng bằng lăng nhưng tôi vẫn người thấy đâu đây mùi hương quen thuộc hè đến phượng nở đỏ rực cả một góc trời. Ve kêu râm ran. Tiếng ve gọi hè gọi cả những hồi ức ấu thơ đẹp đẽ. Tôi đi dạo một vòng quanh trường như dạo lại hững bài hát mà chúng tôi đã từng hát khi còn học dưới mái trường này. Tôi lẩm bẩm "hàng ghế đá, xanh hàng cây góc sân trường, bạn thân hỡi." tôi dừng lại không hát nữa nói đúng hơn là không hát nổi. Xúc động!

Tôi ghé lại chỗ hàng liễu xanh rì, đó là nơi tôi và các thầy cô cùng các bạn chụp bức hình cuối cùng "bức ảnh" tôi nghĩ trong đầu và chạy lại về phía ô tô. Tôi bới tung va li tìm kiếm bức ảnh. Đây rồi! Mắt tôi sáng lên vui vẻ, tay tôi lướt trên bức ảnh, lướt trên từng khuôn mặt nụ cười của thầy cô và các bạn. Nước mắt trào dâng, cảnh vật xung quanh nhòa đi trước mắt tôi. Tôi chạy vào văn phòng, chẳng có ai ngoài bác bảo vệ mà học sinh chúng tôi ngày xưa rất kính trọng và tin tưởng. Bác quý học sinh như con của mình. Bác đã già nhưng vẫn vui tính và nhanh nhẹn như ngày xưa. Hồi đó bố mẹ gửi tôi lên học và nhờ bác lo cơm nước cho tôi. Hằng ngày tôi nhổ tóc sâu cho bác, hai bác cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ. Trong 2 năm học ở trường bác đã cho tôi không ít những lời khuyên bổ ích và đúng đắn.

Tôi tiến gần chỗ bác:

- Bác... bác Hiền ơi..! - Tôi nghẹn ngào

Bác quay sang phía tôi, chăm chú nhìn, đôi mắt ánh lên sự vui mừng.

- Trang ... hả?

Giọng bác run run, mắt bác sáng ngời và mặt bác vui vẻ. Bác trách tôi:

- Sao lâu rồi mày chẳng về đây với bác bác có bao nhiêu chuyện mà chẳng biết kể với ai, bác cứ ngóng mày mãi! - Thế hôm nay có việc gì mà lại về đây

- Cháu về thăm bác ạ! - Tôi cười tươi rói.

- Thăm bác? Lại xạo rồi! - Bác cười hiền hậu .

- Sao bác biết ạ? Tôi cười sung sướng - Cháu đùa thôi ạ. Hôm nay cơ quan phân tụi cháu về trường mình làm bài phóng sự về phong trào thi đua và học tập của trường ạ!

- À! Ra thế! Bác cười nồng hậu.

Sau đó chúng tôi và bác ôn lại quãng thời gian ngày xưa bé rất vui vẻ. Đến giờ tan lớp, bác đứng dậy và bảo với chúng tôi:

- Thôi mấy đứa ngồi nói chuyện bác phải lên đánh trống đây.

Bọn tôi vâng ạ, rồi ngồi tiếp nhìn bác đi ra gõ trống trường và ngồi nói chuyện một cách vui vẻ, nhác thấy xa xa có người quen quen tôi tìm lại kí ức “cô Huyền” tôi nghĩ. Vẫn dáng người nhỏ nhắn tay hay đưa lên đầu và cả cách ôm cặp nữa. ĐÚNG RỒI! tôi đứng bật dậy chạy lại phía cô ôm! Cô nhận ra tôi tức thì và hỏi han tôi rất nhiều.

Thấy cô thật chặt trông cô có vẻ xanh xao mệt mỏi, tôi chạy lại hỏi:

- Cô không khỏe ạ! - Tôi thắc mắc.

- À...ừ ...! mấy hôm nay thời tiết oi bức cô hơi mệt!

Tôi lúng túng hỏi:

- Thế cô uống thuốc chưa ạ? Cô đừng quá sức cô à!

Cô nhìn tôi với con mắt trìu mến, và chúng tôi nói chuyện với nhau rất nhiều.

Đó là 1 chuyến công tác và là 1 chuyến thăm trường đầy xúc động của tôi. Tôi ra về, tới chào mọi người nhưng tôi hứa với bác Hiền và cô sẽ trở lại vào 1 ngày không xa. chuyến đi này đã giúp tô đậm thêm những kỉ niệm về mọi người, về thầy cô và các bạn. Ngay ngày sau đó bài phóng sự về trường Thuận Thanh đã được in ngay trên tờ báo nơi tôi làm việc.

Viết thư cho bạn học kể lại buổi thăm trường đầy xúc động – mẫu 5

Kể từ cái ngày nhận giấy tốt nghiệp cấp hai thấm thoát đã qua 20 năm, qua bao tháng ngày xa quê hương thương nhớ. Rồi một ngày, khi thấy mình đã trưởng thành qua quãng đường học tập đầy gian khó, tôi đã đủ tự tin để về thăm lại ngôi trường cấp hai xưa – nơi ươm mầm cho tôi bao ước mơ, nơi tôi đã lớn lên từng ngày trong sự dìu dắt của các thầy cô.

Hôm ấy là một ngày rất đẹp. Tiết trời dần chuyển thu, bầu không khí hè không còn quá oi bức, nóng bỏng mà đã trở nên dễ chịu hơn nhiều. Từng cơn gió nhẹ khua tán cây bên đường xào xạc. Tôi vẫn đi trên lối cũ, mải mê bước theo làn nắng vàng rực rỡ trong niềm vui sướng thôi thúc lẫn với chút cảm giác khó tả. Chính cảm giác, chính bầu không khí ấy 20 năm trước tôi cũng như nhiều đứa bạn khác trong làng đang náo nức mong chờ đếm từng ngày từng giờ để được đến trường gặp lại bạn bè thầy cô. Ngay khi đứng trước cổng ngôi trường xưa, cảm xúc nao nao hạnh phúc ấy lại ùa về chiếm lấy trái tim tôi rất tự nhiên, không thể nào ngăn được. Nghe tiếng tim mình thúc giục, tôi bước vào sân trường – những bước chân đầu tiên trở lại ngôi trường xưa yêu dấu sau ngần ấy năm xa cách. Tôi nhìn khắp xung quanh và thầm nghĩ trường nay đã thay đổi quá nhiều. Nhưng dù trường có thay đổi nhiều thế nào thì hình ảnh ngoài có vẻ lạ lẫm ấy vẫn không thể nào lấn át được cảm giác vô cùng thân thương gần gũi in sâu trong tâm thức tôi.

Còn nhớ lúc trước trường chỉ có 6, 7 phòng học, khuôn viên cũng khá nhỏ đi một qua mạch là hết. Còn giờ đây trường trông khang trang và rộng thoáng hơn rất nhiều. Các dãy phòng đều được xây thêm mấy tầng cao ngất. Còn sân trường cũng được mở rộng hơn tráng bê tông sạch sẽ và trồng thêm nhiều cây xanh. Tôi đang dạo bước dưới hàng cây thẳng tắp, cố hít thật đầy phổi không khí trong lành mát mẻ rồi dừng chân ngồi xuống bên một gốc cây to. Rồi không biết là nhờ đâu, một linh cảm, hay một sự trùng hợp, tôi phát hiện dòng chữ khắc đậm nét trên thân cây. Tôi thật sự rất bất ngờ, tôi không nghĩ cái cây con xưa do cả lớp trồng giờ lại còn nơi đây và trở thành cái cây già to sừng sững. Nhìn dòng chữ tôi không nén nổi niềm vui mà bật cười, biết bao kỷ niệm vui buồn đẹp đẽ năm cuối cấp như hiện về trước mặt. 

Ngày ấy đã là anh chị của cả trường rồi mà xem ra chúng tôi vẫn còn ngây thơ nông nỗi lắm. Kể ra lớp tôi ngày ấy đoàn kết thật: Đoàn kết học, Đoàn kết chơi. Nói về học, một khi cả lớp đã quyết tâm học lập thành tích thì thật không lớp nào vượt qua nổi. Với khẩu hiệu “ ĐOÀN KẾT MỘT LÒNG”, mỗi thành viên trong lớp với tinh thần thi đua năng nổ tràn đầy sức sống đều cố gắng ra sức học hết mình, không chỉ vì bản thân mà là vì cả tập thể. Về mặt phong trào cũng vậy. Cũng nhờ tinh thần đoàn kết trên, lớp luôn đạt nhà trường khen thưởng và đạt nhiều danh hiệu đáng tự hào. Thầy cô từng dạy lớp khen thì có khen nhưng lúc nào cũng không quên thêm vài câu đùa về cái lớp lắm chiêu nhiều trò. Nhưng những chiêu trò độc đáo ấy cũng rất hồn nhiên rất dễ thương. Tôi nhớ nhất buổi liên hoan cuối năm của lớp, thật cảm động lắm. Cả lớp bày nhau dùng nghề “ thủ công” độc nhất, cả lớp ngồi lại với nhau viết những lời tâm sự, lời chúc, bày tỏ tình cảm bạn bè, tình thầy trò vào những mảng giấy nhỏ trao tay nhau, bỏ vào một cái hộp lớn tặng cô. Mỗi người một cách viết, một cảm xúc, một suy nghĩ riêng, tất cả đều xuất phát từ trái tim trong sáng tuổi mới lớn, biết cảm, biết yêu thương. Có đứa chẳng biết nói thế nào rồi viết có mỗi câu “ Em yêu cô” gần trăm lần như chép bài phạt đem tặng cho cô. Trước tấm lòng của đám trò nhỏ, cô không cảm động sao được, chúng ta cũng vậy, ngồi xem từng mẫu giấy mà vừa cười vừa khóc.

Tôi ngồi dưới gốc cây nhớ về từng kỷ niệm vui buồn bên nhau. Càng nhớ lại càng thấy luyến tiếc, tiếc sao thời học sinh sao trôi qua quá nhanh. Từng lúc vui, lúc buồn tôi vẫn còn nhớ rất rõ ràng như chỉ mới xảy ra hôm trước dậy mà hôm nay khi nhìn lại mới thấy mình đã đi một quãng đường quá xa. Không biết bạn bè ngày trước giờ có còn nhớ về nhau, nhớ về mái trường này không. Tôi ngồi nghĩ ngợi quên cả thời gian.

Viết thư cho bạn học kể lại buổi thăm trường đầy xúc động – mẫu 6

“Thời gian trôi qua nhanh chỉ còn lại những kỉ niệm". Quá khứ vẫn mãi chỉ là quá khứ và mỗi lần nhắc đến quá khứ thường cảm thấy tiếc nuối và bao kỉ niệm ùa về trong ta. Mới đây thôi mà cũng đã 20 năm hôm nay tôi trở về thăm trường – ngôi nhà thứ hai của mình nhân dịp lễ kỉ niệm 50 năm thành lập trường.

Hôm đó là một buổi sáng đẹp trời, bầu trời trong xanh , cao vời vợi, tôi trở về trường trong cảm xúc rạo rực , phấn khởi,bồi hồi, xốn xang. Ngôi trường thấp thoáng dưới những bóng cây xanh nhưng dưới ánh nắng mặt trời thì ngôi trường càng trở nên rực rỡ hơn. Sau 20 năm xa cách thì mọi thứ đã dần thay đổi từ những dãy nhà ngói màu đỏ thì giờ đã được tu sửa thành những dãy nhà cao tầng màu vàng khang trang ,sạch đẹp. Chiếc cổng được lát nền đá hoa sáng bóng đang dang tay chào đón mọi người . Không giống như mọi ngày , hôm nay là một ngày rất quan trọng nên mọi người đều đến từ rất sớm để chuẩn bị cho ngày lễ.

 Bước vào cổng trường , tôi bắt gặp bao nhiêu những cựu học sinh hôm nay cũng về thăm trường với những lẵng hoa tươi thắm để mừng cho ngày lễ trọng đại này. Không ai nói ra nhưng tôi thấy được sự thành đạt của họ và dường như họ cũng có trách nhiệm trở về trường bởi nơi đây đã vun đắp và thắp sáng cho chúng ta bao ước mơ để có được như ngày hôm nay. Tôi cùng lớp học cũ đang lang thang dạo bước trên sân trường để ngắm từng lớp học và cảnh quan của trường thì từng đằng xa bỗng nghe thấy tiếng gọi thân mật trìu mến:” 9B ơi…”. Chúng tôi ngơ ngác nhìn xung quanh chưa biết là ai, thì bỗng cô lại gần và vỗ vai tôi. À, thì ra là cô giáo chủ nhiệm của tôi , hôm nay cô thướt trong tà áo dài màu hồng trông cô thật trẻ trung, xinh xắn. Chúng tôi xúm lại ôm chầm lấy cô và cô trò cùng hàn huyên tâm sự. Cô nhắc lại bao nhiêu kỉ niệm với chúng tôi gắn với thời :” Nhất quỷ nhì ma, thứ a học trò”, nhưng cô không hề trách mắng, mà cô vừa nói vừa cười tôi có cảm giác như cô cũng đang rất mừng cho sự trưởng thành của từng thế hệ học sinh.Chúng tôi cùng cô lên thăm lớp học cũ của mình đứa nào đứa nấy đều nhanh chóng nhớ vị trí ngồi cũ của mình trước kia và trong tôi chợt vẳng lại giọng nói vừa nghiêm nghị vừa gần gũi, yêu thương. Giọng cô nhỏ và trong, những bài cô giảng, những câu chuyện thần tiên bao giờ cũng hấp dẫn hơn rất nhiều. Cho đến hôm nay tôi cũng vẫn còn nhớ như in câu chuyện cô kể về một thời hoa đỏ cho chúng tôi nghe.

Rồi chúng tôi cùng nhau xuống dự buổi lễ thành lập trường. Nhìn lại 50 năm với bề dày lịch sử, những thành tích cao mà trường đã đạt được , chúng ta có quyền tự hào về các thế hệ, cán bộ giáo viên của nhà trường luôn có ý thức tự giác, tích cực học hỏi, là những thầy cô say chuyên môn, có trình độ tay nghề cao, giàu lòng yêu nghề, mến trẻ. Học sinh có truyền thống chăm ngoan , học giỏi,không ngừng tu dưỡng rèn luyện đạo đức, tích cực học tập đỗ đầu vào các trường cấp ba đứng đầu của Tỉnh.Kết thúc buổi lễ, chúng tôi cùng nhau ăn liên hoan rồi lại nhớ lại buổi liên hoan chia tay cuối cấp , cùng nhau viết những dòng lưu bút đầy cảm động và cả lớp cùng nhau viết cho cô một quyển sổ nhật kí để lưu lại những kỉ niệm của cô trò trong những tháng ngày đã qua.

Một ngày đầy ý nghĩa đã trôi qua tôi trở về nhà trong lòng đầy nhớ nhung , tất cả sẽ mãi là hành trang dõi theo tôi từng bước để tôi ngày một cố gắng.Mỗi chúng ta giờ đây đều đã khôn lớn trưởng thành, giờ đây những ước mơ của thời học sinh cũng đã trở thành hiện thực đã được chắp cánh bay xa, chỉ còn lại ngôi trường vẫn hiên ngang đứng đó lưu giữ những kí ức của tuổi thanh xuân bồng bột, trong sáng. Cuộc vui nào cũng có ngày chia tay. Ngày trở về trường sau 20 năm xa cách giờ đây cũng đã trở thành quá khứ nhưng chúng ta luôn nghĩ rằng quá khứ sẽ luôn tươi đẹp , hãy giữ gìn nó, hãy để ngôi trường là một phần kí ức trong tâm hồn “Ngoài sân phượng rơi hồng trang kỉ niệm. Chợt nhớ về những ngày xưa đã qua. Và hôm nay chúng ta đã quay trở về…”

Kể lại kỉ niệm đáng nhớ về thầy cô giáo cũ - Mẫu 1

“Đại dương lớn bởi dung nạp trăm sông, con người lớn bởi rộng lòng bao dung cả những điều lầm lỗi”. Đó là bài học đầu tiên tôi học được từ cô giáo của mình và cho đến tận bây giờ, những kỉ niệm yêu thương về cô giáo đầu tiên vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi!

Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1. Cô giáo của tôi cao, gầy, mái tóc không mướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc, cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp, ấn tượng nhất ở cô là đôi mắt sáng,nghiêm nghị mà dịu dàng. Cái nhìn vừa yêu thương vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên.

Hôm ấy là ngày thứ 7. Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ “My pen” lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút. Tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng, thầm ao ­ước được cầm nó trong tay.

Đến giờ ra chơi, tôi một mình coi lớp, không thể cưỡng lại ý thích của mình, tôi mở cặp của Mai, ngắm nghía cây bút, đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa. Tôi muốn được nhìn thấy nó hàng ngày, được tự mình sở hữu nó, được thấy nó trong cặp của chính mình.

Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp, Mai lập tức mở cặp và khóc òa lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay! Cả lớp xôn xao, bạn thì lục tung sách vở, bạn lục ngăn bàn, có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không. Đúng lúc đó, cô giáo của chúng tôi vào lớp! Sau khi nghe bạn lớp trưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút: nào là nó màu gì, có chữ gì, có điểm gì đặc biệt, ai cho, để ở đâu, mất vào lúc nào. Cô yên lặng ngồi xuống ghế. Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị:

- Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!

Cô hình như không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:

- Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?

Cả lớp nhìn tôi, vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi, những cái nhìn dò hỏi, nghi ngờ, tôi thấy tay mình run bắn, mặt nóng ran như có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trường, chỉ một cái gật đầu của cô lúc này, cái cặp bé nhỏ của tôi sẽ được mở tung ra. Bạn bè sẽ thấy hết, sẽ chê cười, sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa. Tôi sợ hãi, ân hận, xấu hổ, bẽ bàng.Tôi òa khóc, tôi muốn được xin lỗi cô và các bạn. Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng, cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp, giờ học lặng lẽ trôi qua...

Video bài văn mẫu Nhân ngày 20-11 kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ

Sáng thứ hai, sau giờ chào cờ, cô bước vào lớp,gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:

- Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình, có phải là cây bút của em không?

Mai cầm cây bút, nó sung sướng nhận là của mình, cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận, giờ học trôi qua êm ả, nhẹ nhàng. Ra chơi hôm ấy, các bạn lại ríu rít bên tôi như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước. Chỉ riêng tôi là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu.

Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi, cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều. Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm, cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường,coi rẻ.

Năm tháng qua đi, bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết. Nhưng hôm nay, nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình như là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.

Giờ đây tôi đã lớn,đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình,tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về MỘT CON NGƯỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ!

Kể lại kỉ niệm đáng nhớ về thầy cô giáo cũ - Mẫu 2

Điểm lại tất cả những thầy và cô giáo đã dạy tôi suốt 11 năm học phổ thông (hồi đó trẻ con chỉ học 11 thôi), 4 năm đại học, 2 năm cao học, rồi đến những giáo sư hiện giờ mà tôi đang theo học, tôi có ấn tượng cảm động nhất về cô giáo chủ nhiệm của tôi thời lớp 2 và lớp 3.

Lớp Vỡ lòng là lớp đầu tiên tôi đi học. Tôi còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Tôi đội một chiếc mũ nan mới mua, mẹ mặc quần lụa đen, đội nón dắt tôi đến lớp. Bọn tôi học trong một ngôi chùa, mái thủng tứ tung, nắng chiếu cả vào bảng. Một phần ba của ngôi chùa dành cho lớp học và sân chơi, một phần ba còn lại nơi làm việc của Tổ phục vụ của mấy bà già bán nước sôi, một phần ba còn lại để dùng làm. đồn công an. Sư sãi của chùa được "ưu tiên" vào nơi ẩn khuất nhất trong chùa. Nghe qua cứ tưởng như là chuyện ở một làng quê hẻo lánh nào đó. Nhưng sự thật là tôi sống ở một phường có đời sống và giáo dục tốt nhất ở quận Hai bà Trưng, giữa thủ đô Hà nội.

Lúc đó chương trình giáo dục phổ thông là Vỡ lòng + 10. Tức là trẻ con học Vỡ lòng và sau đó là từ lớp 1 đến lớp 10. Tổng cộng 11 năm. Tôi vào ngay lớp 2 sau khi học Vỡ lòng chứ không phải lớp 1 bởi vì nhà nước bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 12 năm. Sau Cải cách giáo dục, trẻ con học ngay lớp

Một, ai đã học Vỡ lòng rồi thì vào ngay lớp 2. Thành ra tôi vẫn chỉ học 11 năm thôi chứ không phải 12 năm như trẻ con bây giờ.

Cô giáo chủ nhiệm lớp 2 tương đối lớn tuổi so với bố mẹ tôi. Bà khoảng gần 50, đã có rất nhiều năm kinh nghiệm dạy trẻ con cấp 1. Cô giáo rất nghiêm khắc. Nếu ai không làm bài tập về nhà, hoặc bị điểm kém thì sẽ bị quật vào tay. Tôi không nhớ là tôi có hay làm bài tập về nhà không, cũng không nhớ rõ là điểm của mình kém thế nào, nhưng tôi nhớ như in là tôi bị ăn quật rất nhiều lần. Những lần tôi nhớ nhất xảy ra vào mùa Đông, vì bị đau hơn rất nhiều so với mùa Hè. Cô không bao giờ quật vào lòng bàn tay, mà bắt phải úp xuống để đánh vào mu bàn tay.

Nếu nghe qua có thể thấy hơi "rùng rợn" đối với trẻ em hiện nay ở Hà nội, lại càng xa lạ so với giáo dục ở Hoa kỳ. Tuy nhiên, tôi điểm lại thì thấy cô không bao giờ quật nhiều roi, mỗi lần cô chỉ "ra đòn" một thước thôi. Cái thước cô dùng cũng là một hình ảnh tôi nhớ mãi. Nó là loại thước gỗ, dài 30 phân. Do dùng đã lâu nên cái đầu thước hơi bị tròn lại chứ không còn vuông thành sắc cạnh nữa. Mỗi khi kỷ luật học sinh như vậy cô không bao giờ dùng lời lẽ miệt thị hay dọa nạt. Nếu không làm bài, hoặc bị điểm kém, là ăn một thước. Rất chính xác.

Ngoài việc kỷ luật học sinh bằng thước thì cô còn những biện pháp khác để những trẻ "có vấn đề" học chăm hơn. Một cách mà cô làm thường xuyên nhất là đưa những trẻ đó về nhà ngay sau giờ học để chúng làm hết những bài tập còn bỏ dở, và hướng dẫn thêm nếu như những học sinh đó không tự hoàn thành được bài tập. Thời gian này thường kéo dài một đến vài giờ mỗi lần. Sau khi làm bài xong bọn trẻ phải ngồi đợi cho đến khi nào có bố, mẹ, hoặc người nhà đến đón mới được về. Xin nói rõ đây là việc cô giáo tự nguyện làm chứ không hề đòi hỏi học phí gì cả.

Nhà cô giáo nằm trên tầng 2 của một tòa biệt thự từ thời Pháp để lại. Các biệt thự loại này đều được cắt nhỏ ra và phân cho các công chức nhà nước mỗi nhà một buồng. Vì thế tuy gọi là ở trong biệt thự nhưng nhà nào cũng rất chật chội. Nhà cô giáo tôi là một môi trường giáo dục tốt. Chồng cô cũng là một nhà giáo. Ông có cây đàn guitar, thỉnh thoảng đem xuống vừa đánh vừa hát. Tôi chưa từng được nghe đàn trực tiếp bao giờ nên mỗi lần như vậy đều rất thích thú. Con trai lớn của họ đang học đại học (ngày đó ở khu phố của tôi, mà có lẽ khắp nơi đều thế cả, nhà nào có con học đại học là rất ngoại lệ), chị thứ hai là học sinh giỏi cấp 3, cô em út hơn tôi một tuổi, cũng là học sinh giỏi. Mọi thứ trong nhà đều rất sạch sẽ và cực kỳ ngăn nắp. Một điều tương đối xa lạ với tôi.

Kể đến đây chắc các bác không phải đoán nhiều rằng để có một ký ức rõ như vậy tôi chắc chắn là một trong những "vị khách mời" thường xuyên nhất tại nhà cô giáo. Tôi không thực sự nhớ là tôi học kém đến mức nào mà bị xếp vào loại "học sinh cá biệt" như vậy. Nhưng điểm lại một số gương mặt "đồng bọn" cũng thường xuyên phải "tá túc" tại nhà cô chủ nhiệm sau giờ học thì tôi thấy đúng là mình đã từng "có vấn đề". Hai "phần tử" mà tôi nhớ mặt nhất, là những đứa trẻ cùng lớp mà tôi thường xuyên "giao du" nhất, cũng "có mặt" thường xuyên tại nhà cô giáo như tôi. Cả hai thằng đều hơn tôi một tuổi vì bị lưu ban ngay từ lớp 1. Một thằng về sau chỉ học hết lớp 5 rồi bỏ học, chuyên đi ăn cắp vặt trong khu phố, rồi bị công an phường cho đi trại cải tạo vô thời hạn. Tay này bị (đánh) chết trong trại cải tạo lúc 18 tuổi. Một thằng khác, khá hơn, học hết lớp 7 mới bỏ học, sau này mở tiệm rửa xe máy, rồi sau đó là quán bia. Nghe nói hiện giờ hắn kiếm rất khá từ doanh nghiệp bia bọt.

Hồi đó ngày 20 tháng 11 gọi là "Ngày Hiến chương các Nhà giáo". Chắc là một số nước lúc đó vận động Liên hiệp Quốc để có một ngày trong năm vinh danh các nhà giáo trên toàn cầu. Sau này Việt nam đổi ngày đó thành "Ngày Nhà giáo Việt nam", có lẽ do chẳng có mấy nước mặn mà tham giam. Buổi tối ngày 20/11 năm đó tôi và mẹ đến nhà cô giáo để thăm hỏi và biếu quà. Vì cả cô và chồng đều là nhà giáo nên trong nhà có rất nhiều hoa. Tôi chưa từng nhìn thấy trong nhà ai có nhiều hoa như vậy. Tuy nhiên căn phòng tương đối thiếu sáng do chỉ có một ngọn đèn điện vàng lờ mờ. Những năm đó điện thành phố rất yếu và hay bị cắt do chỉ có một nhà máy điện Yên phụ từ thời Pháp để lại, mà lại chưa có thủy điện Hòa bình.

Mẹ tôi không mua hoa, chắc là bà vừa nghĩ rằng hoa quá đắt trong ngày đó, lại chỉ là thứ không thiết thực. Mẹ biếu cô giáo một hộp dầu cao con hổ của Trung quốc. Loại này tốt hơn nhiều cao Sao vàng của Việt nam. Cái hộp dầu cao đó tương đối nhỏ, chỉ to bằng đồng xu, nhưng rất đẹp. Hai phần vỏ sắt được sơn màu đỏ bóng, trên nắp in hình một con kỳ lân màu vàng rất rõ nét và tinh xảo. Mẹ bảo đây là dầu cao chính hiệu của Trung quốc gửi sang Việt nam trong chiến tranh, bây giờ còn thừa trong kho mới bán ra. Lúc đó hộp cao đó chắc là quý hiếm lắm vì tôi chưa thấy ai có cả. Nói thế để thấy chắc mẹ tôi trọng cô giáo lắm.

Hết năm lớp 2, cô giáo lại tiếp tục làm chủ nhiệm bọn tôi một năm nữa. Có lẽ tôi học đã khá lên và ít mải chơi hơn vì tôi không phải thường xuyên đến "ở tù" tại nhà cô sau giờ học nữa. Sau đó nhiều năm gia đình tôi vẫn đến thăm cô. Về sau chúng tôi chuyển đi một chỗ khác nên từ đó tôi không gặp lại cô nữa.

Đến tận bây giờ thỉnh thoảng bố tôi vẫn nhắc đến những lần ông phải đến "nhận con" sau giờ học tại nhà cô chủ nhiệm. Ông vẫn nhắc lại rằng mỗi lần ông đến gõ cửa nhà cô giáo để đón tôi thì bọn trẻ hàng xóm quanh đó, như một thói quen thường lệ, chạy túm đến để xem mặt những đứa được "ra tù", trong đó thường xuyên có tôi. Tôi thật may mắn hơn thằng bạn xấu số kia, chỉ là "tù nhân" của cô giáo thôi chứ không phải là tù nhân của trại cải tạo sau này.

Kể lại một lần em đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết – mẫu 1

Bầu không khí ấm áp, trong lành dưới cái nắng dịu nhẹ của những ngày cuối năm đã hiện rõ, báo hiệu ngày lễ lớn và kéo dài nhất Việt Nam – Tết Nguyên Đán đã đến gần. Ông bà xưa có câu:

“Con người có tổ có tông

 Như cây có cội, như sông có nguồn.”

Đúng như câu thành ngữ đã lưu truyền từ ngàn đời nay, cứ vào ngày hai mươi tháng Chạp (Âm Lịch) hằng năm, gia đình em lại về quê ở ấp 4 xã An Trường thuộc huyện Càng Long thăm mộ ông em.

Những tia nắng dịu nhẹ chưa xuyên qua làn sương mỏng đã thấy bố mẹ quần áo, mâm cỗ tươm tất chuẩn bị về An Trường. Từ nhà em về quê, nếu đi xe máy khoảng hơn hai mươi phút. Trên đường đi, có rất nhiều người cũng giống như gia đình em: tay bưng mâm cỗ, đồ cúng, gương mặt rạng rỡ nói cười. Lúc trước, gia đình em chỉ đi một xe thôi, nhưng giờ phải đi hai xe vì em đã lớn rồi, không thể đi cùng bố mẹ và em nhỏ được. Thế là bố chở em và em nhỏ, còn mẹ thì đi một mình. Em của em cứ miệng líu lo những câu hỏi vu vơ: “Sao hôm nay có nhiều xe thế bố?”, “Sao lại về thăm mộ ông vậy bố?”, và đôi lúc lại hát những khúc ca quen thuộc của tuổi ăn ngủ. Gần một năm kể từ Tết năm ngoái, gia đình em không về quê vì bố mẹ bận việc làm ăn, rồi lại lo việc học hành của em chị em em; giờ trở về quê, thấy cảnh vật có thay đổi ít nhiều. Nhà cửa đã mọc sang sát nhau, đa phần là nhà tường, nhà tôn… những ngôi nhà lá đã mất dần, chứng tỏ đời sống của người dân nơi đây đã khá hơn. Đường lộ cũng thế, được mở rộng, trán nhựa rất đẹp thuận tiện cho việc đi lại.

Nhanh thật, mới đây đã thấy hình bóng ẩn hiện của cây đa già nua ở đầu làng; chỉ còn cách vài ngôi nhà sẽ thấy “Dương gia chi mộ” – nơi ăn nghỉ của những người thân của dòng họ Dương. Tới đây thì đường làng đã nhỏ và hẹp dần – vì nó thuộc ngôi làng nhỏ của xã An Trường nên nhà nước chưa mở rộng đường và chăm lo cho đời sống của người dân chu đáo nên vẫn còn có nhiều hộ gặp khó khăn. Những ngôi nhà lá tạm bợ tuy đã giảm dần nhưng số lượng vẫn còn nhiều. Tới nơi, bố mẹ em dừng xe ở cổng chi mộ; những hình ảnh quen thuộc của anh em, cô chú và các ông, các bà lại hiện rõ đầy đủ; không thiếu một người. Mọi người chào nhau, thăm hỏi nhau rất nồng nhiệt; những lời chúc ân cần cứ luân phiên nhau làm không khí náo nhiệt hẳn lên. Khi đã thăm hỏi tình hình làm ăn của bà con xong, mọi người liền bắt tay vào việc tân trang lại các ngôi mộ của ông bà. Người thì tay cầm dao mác, đốn chặt những cây cỏ dại; người thì nhanh nhẹn đặt đồ cúng ở trước mộ ông bà; cả trẻ em cũng bận rộn nữa, mấy bé cũng cầm giẻ lau, lau sạch những lớp bụi đã bám dày trên mộ; các cô, các dì tay cầm giá, tay cầm xoong nấu những món ăn dân dã – là đặc sản của người dân lao động xứ Việt (là vì nhà của bà Tư em ở gần Chi mộ nên khi đã tân trang xong chi mộ thì cả dòng họ qua nhà bà em ăn uống, vui chơi). Khi đã gần xong, người nào người nấy đều đã thấm mệt, riêng chỉ có những em nhỏ là còn sức để quậy thôi. Giờ thì lần lượt từng người từ già đến trẻ, đến thắp nhang, cầu xin ông bà phù hộ cho việc làm ăn và sức khỏe của mình. Các bác không quên đem theo điếu thuốc lào và một xị rượu để dân lên các ông – những người đã khuất. Các em nhỏ thì ngoan ngoãn chờ khi cúng xong, xin pháp ăn vài miếng bánh, miếng dưa và cũng không quên chúc những lời chúc tốt lành đến ông bà, nhưng chắc các em không hiểu hết lí do vì sao phải xin phép và chúc ông bà; đơn giản là vì các em còn rất ngây thơ, chỉ biết việc ăn ngủ mà thôi.

Mọi việc đã xong, cả dòng họ sang nhà bà Tư ăn uống, vừa bước vào cửa nhà đã thoáng nghe mùi của món thịt kho hột vịt, canh chua cua đồng, vịt quay toàn là món khoái khẩu của em. Tuy nhà bà em không lớn lắm nhưng cũng đủ để mọi người vui chơi, nghỉ ngơi thư giãn. Ở bàn nữ, các cô các dì và có vài ba em là bà nội, bà Tư, bà Tám liên tục ói về những chuyện trai gái của các chị đã đến tuổi lấy chồng; và cũng không quên dặn dò con cháu cố gắng học tập nên người. Còn bên bàn nam thì các ông, các bác thăm hỏi nhau về việc làm ăn, kinh tế và còn bàn về các món nhậu nữa. Đã về chiều, mọi người vào ấp 7 xã An Trường thăm bà con. Vì gia đình em lên huyện ở do điều kiện kinh tế nên sẵn dịp thăm này thăm nhà bà con. Thấy mọi thứ cũng không có thay đổi gì nhiều, chỉ có khác là vật chất được nâng cao, các thiết bị điện đã thay dần các dụng cụ thô sơ, lỗi thời. Vào ấp 7, các bác lại nhậu thêm một lần nữa, khiến các cô các dì cứ liên tục nhắc nhở chồng là nhậu ít để còn lái xe. Chúng em thì ra bờ sông – nơi cầu treo bắc qua sông Càng Long chơi; hít thở không khí trong lành của cảnh làng quê. Lâu lâu lại nghe tiếng nhắc nhở của mẹ các em nhỏ là đừng đến gần bờ sông quá, đừng đùa giỡn trên cầu treo vì sẽ rất nguy hiểm. Các cô thì qua nhà cô Ba ăn uống, tán gẫu những chuyện làm đẹp…

Hơn sáu giờ chiều, thế mà trời vẫn sáng nhưng vì phải về nhà sớm để lo cho việc ăn ngủ của các em. Gia đình của chú Ba và cô Út ở tận Hồ Chí Minh nên phải lên xe về sớm. Vậy mà hằng năm, họ đều xuống đủ và luôn mang quà bánh về cho các cháu. Dù cho điều kiện kinh tế có ra sao nhưng bà con dòng họ em đều dành ngày hai mươi tháng Chạp (Âm Lịch) hằng năm về quê thăm ông bà. Thăm lại những người đã một thời dày công cực khổ - dầm mưa dãi nắng để chăm lo, nuôi nấng con cháu nên người.

Kể lại một lần em đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết – mẫu 2

Tết đến xuân về không chỉ là khoảng thời gian hạnh phúc được quây quần bên gia đình, đón chờ một năm mới sắp tới, lúc này còn diễn ra rất nhiều hoạt động truyền thống. Một trong số đó là lễ tảo mộ. Năm nay, tôi cũng được cùng mẹ đi thăm mộ của ông trong ngày lễ ấy.

Sáng sớm tinh mơ, mẹ đã gọi tôi dậy từ 5 giờ sáng để chuẩn bị đi. Tiếng gà gáy sáng vang lên khắp cả làng quê. Hôm nay, bố mẹ cho tôi cùng chị gái cùng đi tảo mộ cho ông. Mẹ chuẩn bị các vật dụng cần thiết như liềm cắt cỏ, hương, giấy tiền vàng mã, đồ cúng,... vào một cái làn nhỏ đan bằng tre. Sau đó, cả nhà tôi bắt đầu đi. Mới sáng sớm, làng quê còn chìm trong làn sương sớm mờ ảo, không khí mát lành, trong trẻo mang lại cho người ta cảm giác thoải mái, dễ chịu. Tôi hít căng lồng ngực không khí mát lành ấy, quyện vào đó hương thơm thoang thoảng của muôn hoa đang nở rộ trong mùa xuân. Những tia nắng vàng nhạt, nhẹ nhàng chiếu xuống muôn vật, đánh thức chúng sau giấc ngủ. Con đường làng quen thuộc trong buổi sáng sớm như khoác một vẻ đẹp mới mờ ảo, huyền bí.Trên đường mới chỉ lác đác vài bóng người đang vội vã đi chi kịp phiên chợ sớm. Đi khoảng hai mươi phút, gia đình tôi đã ra tới nơi. Những cơn gió thổi nhẹ qua lạnh lẽo và hoang vắng. Một vài bóng người loáng thoáng cũng đi thăm mộ người thân. Tôi lần đầu tiên được đứng trước nơi an nghỉ của ông. Mẹ và chị tôi ngồi sửa sang lại phần mộ cho ông chu đáo, tỉ mỉ. Bố tôi lấy liềm cắt những chỗ cỏ cao khó nhổ, tôi cũng ngồi xuống nhổ những đám rêu phong dưới chân mộ, lau đi những vết bụi trên thành mộ. Sau khi dọn dẹp xong, mẹ tôi bắt đầu bày lễ, đồ cúng lên, cắm thêm bó hoa cúc vàng lên lọ hoa gần đó. Mẹ đưa tôi vài nhánh hương để thắp vào các ngôi mộ xung quanh. Sau khi làm xong những việc mẹ dặn, tôi đứng lặng trước ngôi mộ ông. Nhìn hình ảnh ông cười rực rỡ, tôi thấy lòng mình buồn một cách lạ kì. Ông mất khi tôi còn rất nhỏ, tôi cũng không thể nhớ được hình ảnh của ông ra sao, nhớ được ông đã yêu thương tôi như thế nào, không thể nhớ được những kỉ niệm về ông. Tất cả những gì ấn tượng về ông tôi đều được nghe qua lời mẹ kể. Tôi chỉ tưởng tượng ra được ông là một con người hiền lành, lúc nào cũng vui vẻ, tươi cười, luôn rất yêu thương con cháu. Mẹ còn kể cho tôi về những kỉ niệm của tôi và ông, về nụ cười rạng rỡ của ông khi tôi chào đời, về ánh mắt yêu thương, cái ôm ấm áp khi ông bế tôi. Chìm trong những dòng cảm xúc, tâm trạng, tôi không để ý đến xung quanh, đến khi mẹ gọi tôi trở về, tôi mới ngẩng lên. Giấy tiền đang được bố đốt. Tro của giấy tiền khi đốt khẽ theo cơn gió bay là là làm cho không khí càng mơ hồ nhưng lại đầy trang nghiêm. Tôi bất chợt nghĩ tới câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du về lễ tảo mộ:

“Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.”

Sau khi làm xong mọi việc, gia đình tôi thu dọn trở về. Mặt trời đã lên cao, chiếu những tia nắng vàng rực rỡ xua đi màn sương mỏng, làm bừng sáng lên mọi thứ. Dù rằng buổi thăm mộ đã kết thúc nhưng nó vẫn để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Nó giúp tôi hiểu thêm về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh – mẫu 1

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

Những câu thơ mang hào khí, tinh thần quyết chiến của những con người trẻ tuổi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt. Họ có thể đánh đổi cả thanh xuân, tuổi trẻ, cuộc đời mình, làm những việc tưởng chừng như không thể chỉ để hoàn thành sứ mệnh của cuộc đời mình: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong dịp 30/4 vừa qua, tôi đã may mắn xem được bộ phim tài liệu về cuộc Tổng công kích - tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân (1968) của quân và dân ta thời kì chống Mĩ.

Top 13 bài Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh hay nhất (ảnh 3)

Sau hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, sự tương quan lực lượng trên chiến trường miền Nam đã có sự thay đổi cho quân và dân ta. Đồng thời, lúc này ở Mĩ đang diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mĩ (1968) với những mâu thuẫn nội bộ đang xảy ra, ta chủ trương mở một cuộc tiến công và nổi dậy trên quy mô toàn miền Nam, chủ yếu tập trung vào các đô thị nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân Mĩ, đánh sập chính quyền ngụy và buộc Mĩ phải đàm phán và rút quân về nước. Quân ta đã tập kích chiến lược vào hầu hết các đô thị trong đêm ngày 30 rạng sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968 (trong giao thừa Tết Mậu Thân), mở đầu cuộc tiến công và nổi dậy. Qua ba đợt từ đêm 30 tháng 1 đến ngày 25 tháng 2; tháng 5 và tháng 6; tháng 8 và tháng 9 năm 1968 quân và dân ta ở miền Nam đã đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 37/44 tỉnh, 4/6 đô thị lớn, 6/242 quận lị và ở hầu khắp các ấp chiến lược, các vùng nông thôn. Tại Sài Gòn, quân giải phóng đã tấn công vào các vị trí đầu não của địch, phá hủy một khối lượng lớn vật chất và phương tiện chiến tranh của chúng. Quả thực, chính kẻ địch cũng không ngờ được cuộc tiến công và nổi dậy của quân và dân ta trong khi thời khắc giao thừa vừa mới điểm. Có lẽ chính vì sự chủ quan ấy mà quân và dân ta mới nhanh chóng tiến hành được cuộc tiến công thần tốc ấy.

Trong mưa bom bão đạn và khói súng mù trời, những người con anh dũng của mảnh đất hình chữ S lao ra mặt trận. Súng nổ bên tai, thần chết theo sát từng bước chân nhưng các anh, các chị vẫn vững vàng, kiên quyết không hề run sợ. Bao nhiêu năm nằm gai nếm mật, cực khổ trăm bề mà gan không núng, chí không mòn, tất cả chỉ chờ đợi thời khắc phản công, tấn công bất ngờ khiến địch trở tay không kịp mà thôi. Kết cục của mọi cuộc chiến tranh phi nghĩa là kẻ đi xâm lược thất bại thảm hại còn nhân dân yêu chuộng hòa bình và đánh đổi tất cả trong cuộc chiến tranh vệ quốc sẽ giành được chiến thắng vẻ vang. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc chúng phải tuyên bố phi Mĩ hóa chiến tranh xâm lược, đồng thời cũng chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc. Quan trọng hơn nữa, Mĩ đã phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Paris để bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Trận chiến ác liệt, dữ dội và cam go này cũng đã mở ra một bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở Việt Nam.

Chứng kiến thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc và sự anh dũng, oai hùng của thế hệ thanh niên, cha ông trong quá khứ, tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé biết bao. Họ đã hi sinh tất cả những gì mình có, chỉ để bảo vệ những gì họ yêu. Và trận chiến khốc liệt thời kì chống Mĩ, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vào Tết Mậu Thân 1968 ấy chính là lời tuyên bố đanh thép của nhân dân Việt Nam trước những kẻ thù đang lăm le xâm lược nước ta. Giống như bài thơ thần mà Lý Thường Kiệt đã đọc bên sông Như Nguyệt năm nào:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ, lai xâm phạm

Như đẳng hành khan thủ bại hư”

Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh – mẫu 2

Sinh ra khi đất nước đã hòa bình, cũng chưa từng trải qua khó khăn, tôi chưa cảm nhận được hết nỗi mất mát của dân tộc. Cho đến khi những đồng đội cũ đến nhà thăm ông nội tôi, tôi đã cảm nhận được nhiều điều khi nghe các ông cùng ôn lại những kỉ niệm xưa, trong đó có trận đánh Điện Biên Phủ oanh liệt.

Ngày ấy lên đường mới đơn giản làm sao, ngay cả quân tư trang cấp cho những người trẻ tuổi cũng chỉ hai bộ áo quần, một đôi dép lốp và thêm chút gạo. Họ ra đi với lời kêu gọi: “ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông nội tôi khi ấy đang đi học ở Bắc Giang, còn hai người bạn của ông ở nhà cày ruộng, nhưng khi đã lên đường, họ đều chung một lòng hướng về Việt Bắc, quê hương cách mạng với quyết tâm đến Điện Biên Phủ, giành lại Mường Thanh.

Đó là trận đánh đầu tiên quân đội ta có pháo binh tham gia, điều đó càng tăng thêm niềm tin, ý chí và hi vọng cho nhân dân. Vậy nhưng, kẻ địch lúc đó của chúng ta là thực dân Pháp, một trong những cường quốc hàng đầu thế kỉ XX. Quân đội Pháp chiếm cứ ở Điện Biên Phủ khi đó có đến ba trăm tiểu đội với vũ khí hiện đại nhất. Bao lần máy bay đến tiếp viện đã biến nơi này thành một pháo đài bất khả xâm phạm. Trước tình hình đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp với mười hai đêm không ngủ đã hạ lệnh đổi hướng chiến lược, không thể “đánh nhanh thắng nhanh” trong ba ngày hai đêm như dự tính ban đầu mà phải đánh chắc thắng chắc. Ngày ấy, nếu Đại tướng không thay đổi chiến lược, ông tôi cùng những đồng đội của mình có lẽ đã không thể trở về và nhiều chiến sĩ khác cũng không thể tiếp tục tham gia góp sức mình vào kháng chiến chống Mĩ.

Chuyển hướng “đánh chắc thắng chắc”, chúng ta có hơn một tháng để chuẩn bị, cũng có thời gian để vận chuyển pháo binh lên trận địa. Mỗi khẩu pháo có trọng lượng hơn hai tấn phải tháo dỡ từng bộ phận, trôi phà theo sông Hồng rồi chuyển đến cứ địa lắp ráp lại. Đoạn đường ấy có khi lên đến bốn trăm cây số qua đèo cao, suối sâu mà vẫn không nguy hiểm, ác liệt bằng ba mươi cây số từ trung tuyến vào trận địa. Để qua đoạn đường ác liệt này, các chiến sĩ của ta phải kéo pháo bằng tay, hoàn toàn dùng sức người và sự đồng tâm hiệp lực phi thường vượt qua gian khó. Và quyết tầm ấy đã đưa pháo của ta đặt trên những cao điểm chót vót, trở thành bất ngờ lớn đối với tập đoàn cứ điểm Điện Biên. Ông nội tôi khi đó đang ở sư đoàn 308, nhận được lệnh cùng các chiến sĩ khác hành quân đến Luông Pha Băng. Động thái này buộc Navarre cho quân nhảy dù xuống Bắc Lào đối phó. Các sư đoàn khác cũng nhận được lệnh hành quân về nhiều hướng khác nhau khiến quân đội Pháp tưởng rằng chúng ta đang rút khỏi Điện Biên và từ bỏ ý định giành lại nơi đây. Sau đó, quân ta tiếp tục chuẩn bị thêm hai tháng. Khi hầm hào và đường kéo pháo đã xong, sư đoàn của ông nội tôi nhận lệnh bí mật trở lại Điện Biên Phủ. Đây cũng là lúc quần địch yên tâm chúng đã tạo ra một pháo đài bất khả xâm phạm. Ngày 12 tháng 3 năm 1954, Navarre đọc nhật lệnh thông báo cuộc tiến công của ta vào Điện Biên Phủ đã tàn lụi. Ông ta không ngờ được rằng, lúc 17 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1954, lệnh tấn công của quân ta vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu.

Cứ điểm Him Lam bị tiêu diệt hoàn toàn trong đêm hôm đó. Sự bất ngờ đó không còn là yếu tố quan trọng với địch khi ta tiến đánh đồi Độc Lập vào đêm hôm sau. Khi đánh cứ điểm Độc Lập, hai đồng đội của ông tôi dưới sự chỉ huy của đại đội trưởng, Thiếu tướng Đào Đình Sử, có nhiệm vụ mở chướng ngại vật – mười lăm lớp rào dây thép gai của địch dày đến 80m. Trận chiến đấu diễn ra quyết liệt ngay từ phút đầu. Quả địa pháo đầu tiên phát nổ, cả trận địa pháo ở Mường Thanh sau lưng đại đội của ông đã bắn tới tấp, súng bắn thẳng và súng cối từ trong đồn tập trung bắn vào cửa hầm. Đại đội vừa tiến công, vừa phải thu nhặt những trái bom của đồng đội ngã xuống. Khi còi hiệu lệnh vang lên, đại đội của ông chỉ còn bảy người, hơn trăm chiến sĩ đã ngã xuống. Khi nghe các ông kể đến sự việc này, không chỉ người kể nghẹn ngào mà chính tôi cũng không cầm được nước mắt. Với mỗi trận đánh, sự hi sinh gần như là quy luật hiển nhiên nhưng mỗi người nằm xuống có ý nghĩa như một hiệu lệnh tiếp thêm sức mạnh cho đồng đội chiến đấu anh dũng và kiên cường hơn nữa. Trong năm mươi lăm ngày đêm đánh trận Điện Biên Phủ, chúng ta chỉ có hai mươi tư khẩu pháo trong khi địch có tới sáu mươi khẩu. Điều đó đòi hỏi quân đội ta phải có một lối đánh chiến lược khôn khéo, bố trí trận địa hiểm hóc và phân tán. Cũng nhờ chiến lược ấy, ta đã bắn hơn hai trăm quả pháo, góp phần quan trọng vào chiến thắng Điện Biên Phủ mà chỉ hỏng một chiếc càng pháo. Sau hai ngày không làm câm họng pháo binh của ta, trung tá Pierre vốn là chỉ huy pháo binh của Pháp đã phải tự sát. 

Phải trực tiếp nghe những người chiến sĩ tham chiến kể lại trận Điện Biên Phủ đầy cam go và mất mát, tôi mới hiểu vì sao sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần lại khiến cả dân tộc đau đớn đến vậy. Nghĩ về một thời kì oanh liệt đã qua của cha ông, tôi càng thêm biết ơn và tự hào khi được là cháu của một người lính thanh niên xung phong, một người lính bộ đội Cụ Hồ. Hình ảnh những người lính năm xưa nay mặc quần phục chỉnh tề, đôi mắt đỏ hoe và những đôi bàn tay đã nhăn nheo, đồi mồi nắm chặt tay nhau xếp hàng vào dâng hương lên Đại tướng sẽ là hình ảnh tôi không bao giờ quên được. Cùng các ông nối vào dòng người đưa tiễn Đại tướng ngày hôm ấy, chưa bao giờ khát khao được làm những điều ý nghĩa lại mạnh mẽ đến thế trong lòng tôi.

Kể về một giấc mơ trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày – mẫu 1

"Khi bạn quá thương nhớ một người đã ra đi, người đó sẽ trở về trong giấc mơ của bạn". Tôi đã từng đọc câu này ở đâu đó và thấy cũng đúng thật vì tôi đã từng bắt gặp bà ngoại trong giấc mơ của mình.

Ngoại là người chăm tôi từ bé vì bố mẹ tôi phải đi làm xa bởi vậy tình cảm sâu nặng không diễn tả được bằng lời. Ngày ngoại đi xa mãi, tôi cứ bần thần, cảm giác như mình mất đi một nửa linh hồn. Thời gian thấm thoát đã ba năm, tôi cũng quen với cuộc sống thiếu bà. Nhưng mới đây vào ngày giỗ, vì quá mệt nên vừa đặt lưng xuống giường tôi ngủ ngay và bà nhẹ nhàng bước vào mộng mị của tôi.

Tôi thấy mình đang đứng giữa khu vườn mà hồi còn sống ngoại đã dày công chăm sóc. Cây nào cây nấy tươi tốt, xào xạc trong gió và nắng. Rồi từ xa tôi thấy bóng lưng còng còng của ai đó đang nặng nề xách những thùng nước múc dưới ao lên. Tôi thốt lên trong đầu "A, ngoại!" rồi vội vàng chạy lại giúp bà. Bà mỉm cười, vẫn là một nụ cười hiền hậu và ấm áp. Hai bà cháu cùng nhau tưới từng luống rau một. Vừa tưới, bà vừa hỏi tôi:

Cháu bà dạo này có khỏe không? Học hành thế nào?

Dạ, vẫn bình thường bà ạ. Học kì vừa rồi cháu được học sinh giỏi đấy.

Bà ngẩng lên, cười tươi để lộ hàm răng nhuộm đen:

Cháu bà giỏi quá nhỉ!

Thế bà có nhớ cháu không? Ở nơi mới, bà có vui không ạ?

Bà ngừng tay xoa đầu tôi:

Đương nhiên là rất nhớ đứa cháu yêu quý của bà rồi! Bà trên đấy cũng có rất nhiều người bầu bạn, cháu không cần lo đâu.

Rồi sau khi tưới cây xong, hai bà cháu lại cùng nhau nhặt cỏ. Có những cây cỏ dai dẳng không chịu bật gốc, tôi với ngoại phải hợp sức mới lôi được chúng lên. Trong lúc tôi đang ngồi nghỉ dưới gốc cây nhãn, tôi lại thấy bà đang lúi húi hái nào là táo, nhãn, xoài, chẳng mấy chốc đầy ụ cả rổ. Tôi lấy một quả táo, lau qua vào áo rồi cắn một miếng rõ to, cảm nhận được vị ngọt và giòn của nó. Dù trồng nhiều cây ăn quả nhưng ngoại chả mấy khi ăn. Trồng chủ yếu là để có cái hàng ngày chăm sóc cho khuây khỏa và là để làm quà cho con cháu. Những cơn gió mát lành đã làm dịu đi sự nóng bức và mệt mỏi khi làm vườn của hai bà cháu. Nằm dưới gốc nhãn, tôi mơ màng hỏi bà:

Cây nhãn này trồng từ bao giờ bà nhỉ?

Cũng lâu rồi, từ hồi cháu lên mười. Giờ nó đã cao lớn vậy rồi. Y như cháu bà cũng lớn nhanh quá vậy...

Rồi tôi lại hỏi bà nhiều cây khác xem chúng được trồng từ bao giờ. Hóa ra là bà vẫn nhớ hết, còn nhớ những kỉ niệm gắn liền với chúng như lần tôi ngã cây ổi, hay lần tôi nằng nặc đòi giữ lại cây na…

Trong khu vườn gắn với tôi từ ngày thơ bé, tôi thực sự muốn giây phút ngưng đọng mãi. Tôi ngước lên hỏi bà:

Bà ở lại với cháu được không?

Bà ôm tôi vào lòng:

Bà luôn bên cạnh cháu đấy thôi.

Nhưng, bà đã, đã…

Không cháu ạ- bà vội vàng giải thích- bà ở ngay trong trái tim cháu, trong từng mỗi bước đến trường, trong từng cây cỏ của khu vườn này…

Tôi gật gật đầu. Tôi đang định quay lại ôm bà thì bà đã dần dần mờ đi trong một làn sương khói mờ ảo. Tôi vội vã đuổi theo nhưng càng đuổi càng xa.

Rồi tiếng chuông báo thức làm tôi choàng tỉnh. Trời đã sáng và những tia nắng rực rỡ buổi sáng tràn vào căn phòng. Sau giấc mơ đó, tôi bỗng thấy lòng mình nhẹ tênh và còn có một chút niềm vui nhè nhẹ. Vì tôi nhận ra bà vẫn luôn bên cạnh và dõi theo tôi.

Kể về một giấc mơ trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày – mẫu 2

Cầm đề bài tập làm văn yêu cầu viết bài tập làm văn số 2 lớp 9 trong tay, tôi thật sự lo lắng vì không biết làm bài tập đó như thế nào. Cô giáo cho đề bài Kể về bà của em và hẹn ngày mai phải nộp. Bà tôi ra đi từ lúc tôi chưa lọt lông mẹ nên bà tôi ra sao, tính tình thế nào, giọng nói ra làm sao,… tôi đều không biết. Cơn gió thổi nhè nhẹ, bầu trời trong xanh, ngồi trước bàn học tôi cứ miên man suy nghĩ đến hình phạt mà bố mẹ sẽ dành cho tôi khi bị điểm kém. Thế rồi, không biết từ lúc nào, tói ngủ thiếp đi mất và có một giấc mơ tuyệt đẹp. Trong mơ, tôi thấy mình được gặp lại bà và được nghe bà kể rất nhiều chuyện mà tôi chưa biết.

Trong giấc mơ, tôi thấy mình đang ở trong ngôi nhà của bà ngày trước. Tất cả đồ đạc đều gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ. Ngoài sân có một bóng người gầy gầy, xương xương, lưng cũng đã công thế nhưng dáng vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Tôi chạy vội ra sân và không biết đó là ai. Nghe thấy tiếng chân chạy, người đó quay lại. Điều bất ngờ nhất là khi quay người lại, tôi chợt reo lên vui sướng: Bà, bà ơi. Đúng, đó là bà tôi, người bà mà tôi luôn yêu quý cho dù chưa một lần gặp mặt. Tôi chỉ biết bà qua tấm ảnh mà bố cho tôi xem. Bà thấp, nhỏ người, khuôn mặt rạn vết chân chim của bao thời gian vất vả. Đôi mắt đã không còn vẻ sáng ngời mà nó đã trở nên mờ nhoà. Mái tóc bà bạc trắng, được vấn lên gọn gàng. Khi nghe thấy tiếng reo của tôi, bà xoa đầu tôi và bảo: Vào trong nhà đi cháu, ngoài này nắng to lắm., vào đi không lại ốm. Giọng bà mang đậm chất của quê tôi – vùng quê Nam Định nhưng ấm áp lạ lùng. Tôi ngoan ngoãn nghe theo lời bà, chạy vào trong nhà. Một lát sau, bà cũng vào và bảo: Lâu lắm rồi cháu mới về chơi với bà được một hôm nhỉ? Tôi cười và nói: Cháu cũng muốn về lắm nhưng chẳng có thời gian. Bà cười hiền từ, đôi mắt nhìn tôi âu yếm: Cô học cho giỏi rồi sau này bà sẽ lên chơi với cháu thường xuyên hơn. Tôi dựa đầu vào vai bà mà cảm thấy trong lông mình một niềm vui khôn xiết. Giọng bà chợt ngậm ngùi: Thời gian trôi qua nhanh thật, mới ngày nào còn bé tí cứ khóc suốt ngày nhưng được cái nhanh nín. Thế mà bây giờ đã… Bà bỏ lửng câu nói rồi thở dài. Tôi bỗng thầm ước mình có thể bé đi được để bà có thể dẫn đi chơi, được bà mua kẹo cho sau mỗi lần bà đi chợ về. Nước mắt tôi chợt chảy ra giàn giụa. Bà cười, lau nước mắt cho tôi rồi nói: Lớn tướng rồi mà còn khóc nhè như trẻ con thế. Tôi ôm chặt lấy bà mà thấy chưa bao giờ hạnh phúc như lúc này.

Suốt cả ngày hôm đó, tôi cứ bám lấy bà như cái đuôi. Bà đi xuống bếp tôi cũng di theo, bà ra vườn tôi cũng chẳng rời nửa bước, ngoài vườn, cây cối xum xuê, trĩu trịt quả. Tôi với một quả ổi, gặm thấy ngon hơn những quả ổi mà mẹ mua ở chợ. Bà cười nheo nheo mắt và nói: Cả vườn cây này bà trồng dành cả cho cháu. Người ta cũng tới mấy lần muốn mua hoa quả đấy nhưng bù không muốn vì sợ cháu về lại không có cái gì ăn… Hơn lúc nào hết, tôi cảm nhận được tình yêu thương của bà dành cho tôi. Lúc đó tôi chỉ muôn nói thật to: Bà ơi, cháu yêu bà lắm nhưng lại thấy nghẹn ngào không nói được thành lời. Trong lông tôi, tôi chỉ muốn thời gian ngừng trôi để cho tôi luôn được sống trong sự chở che, yêu thương của bà dành cho tôi. Lúc ăn cơm, bà chẳng ăn mấy, chỉ chăm chăm gắp hết cho tôi. Vừa gắp cho tôi, bà vừa nói: Món này bà biết cháu thích ăn nhất nên bà làm. Ăn nhiều vào cho chóng lớn.

Tôi ước rằng tuần nào mình cũng được gặp lại bà trong giấc mơ. Những người thân đã xa ta, có thể là xa mãi mãi nhưng họ vẫn luôn hiện hữu bên ta. Dù chỉ là trong những giấc mơ thì ta vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc, có một sự động viên, an ủi lớn lao. Bà ơi, bà có nghe thấy cháu nói gì không? Dẫu bà có ở chốn thiên đường hay hư vô cháu vẫn luôn muốn nói rằng: Bà ơi, cháu yêu bà nhiều lắm! Bà sẽ mãi mãi là thiên thần hộ mệnh tuyệt vời và thân thương nhất của cháu!

 

Tài liệu có 14 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống