Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 4 bài văn mẫu Kể một câu chuyện mà em đã học theo trình tự thời gian hay nhất, gồm 5 trang trong đó có dàn ý phân tích chi tiết và 9 bài văn mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài tập làm văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
KỂ MỘT CÂU CHUYỆN MÀ EM ĐÃ HỌC THEO TRÌNH TỰ THỜI GIAN
Kể một câu chuyện mà em đã học theo trình tự thời gian – mẫu 1
Trong khu nọ, có một anh Gà Trống rất tinh khôn và một gã Cáo xảo quyệt, ranh ma.
Một lần, gặp Gà Trống đứng vắt vẻo trên cành, Cáo tính kế bắt Gà Trống để ăn thịt. Cáo đon đả nói với Gà Trống:
- Chào anh bạn quý, mời anh xuống đây để tôi thông báo tin tốt lành này: muông thú trong rừng này từ rày sẽ kết thân nhau. Chúng ta không săn bắt lẫn nhau. Đây qua là một hạnh phúc lớn. Tôi xin được hôn anh để bày tỏ tình thân và lòng sung sướng của mình!
Gà Trống biết: “Gã Cáo chỉ lừa phỉnh mình để chộp mà nhai thôi. Gã Cáo quả che giấu dã tâm của mình bằng lời phủ dụ lịch sự. Ta phải cho gã Cáo rơi cái mặt nạ giả dối này mới được!". Nghĩ vậy, Gà Trống từ tốn đáp:
- Xin cảm ơn anh đã nhọc công thông báo tin tốt lành. Gà và Cáo sống chung quả là chuyện chưa từng có trên đời. Tin mừng này thật sự đáng trân trọng, sửng sốt. Kìa, ở trên ngọn cây cao này, tôi nhìn thấy cặp chó săn đang chạy lại đây, chắc là để loan tin này.
Nghe đến chó săn, gã Cáo hồn xiêu phách lạc, quắp đuôi, chạy biến vào rừng sâu.
Gà Trống cất tiếng cười khoái chí:
- Rõ là nhà người dối trá ta mà mắc mưu ta. Cáo ơi, mày có khôn ngoan xảo quyệt cũng không làm gì được ai đâu vì không ai dám nghe lời ngon ngọt của một kẻ ranh ác như mày.
- Giới thiệu về câu chuyện em định tả.
- Dẫn dắt vào đề
- Kể lại mở đầu câu chuyện theo lời kể của mình.
- Kể lại diễn biến câu chuyện.
- Kể lại kết thúc truyện
- Cảm nhận của mình về câu chuyện đó.
- Bài học rút ra sau khi đọc câu chuyện này.
Các bài mẫu khác
Hồi xưa, ở xã Nam Mầu, tỉnh Bắc Kạn nước ta có mở lễ hội cúng Phật. Mọi người trong làng nô nức đi dự lễ, ai nấy cũng đều cung kính dâng hương, dâng quả để cầu phúc.
Hôm ấy, ở đám hội, bỗng có một bà lão ăn xin không biết từ đâu đến. Bà lão gầy còm, lở loét, khoác một manh áo rách tơi tả. Người bà toát mùi hôi thối, mắt bà kèm nhèm. Bà lão vừa chống gậy vừa phều phào: “Đói lắm, cầu xin các ông các bà cho già chén cháo". Bà lão ăn xin ấy lê chân đến đâu, người ta xua đuổi bà đến đó. Bà rời đám hội đi lần vào làng. May sao, đến ngã ba đường, bà già ăn xin ấy gặp hai mẹ con bà góa cấy xong đám ruộng đang sửa soạn về nhà. Thấy thương tình cảnh của bà lão, mẹ con bà góa đưa bà lão về nhà rồi nhường phân cơm ít ỏi của mình cho bà lão ăn. Sập tối, hai mẹ con bà góa sửa soạn đi ngủ thì bà lão ăn xin gõ cửa xin ngủ nhờ. Nhà chỉ có một manh chiếu nên mẹ con bà góa dồn vào ngủ trong nhà để bà lão nằm ở chõng tre trước hiên nhà. Nửa đêm, tính giấc, bà góa thấy trước hiên nhà sáng rực, lấy làm lạ, bà bước ra xem. Bà góa rụng rời khi nhìn thấy trên chiếc chõng tre là một con Giao Long to lớn đang nằm ngủ, đầu gác lên xà nhà. Đuôi trải trên chõng tre thòng xuống tận đất. Bà góa sợ quá vào nhà nằm im chờ sáng. Trời hửng sáng, bà góa ra khỏi giường, bà chẳng thấy con Giao Long đâu cả. Trên chõng tre, bà lão ăn xin ngồi đó hiền lành như chưa có chuyện gì lạ đêm hôm. Bà lão ăn xin gọi bà góa đến rồi bảo: “Chúng nó thờ Phật mà kì thực chỉ buôn Phật. Chúng nó phải bị trừng phạt. Chỉ có mẹ con nhà bà biết thương người cùng khổ, bệnh tật. Thương mẹ con bà hiền lành, ta cho bà gói tro này đem rắc xung quanh nhà. Hãy cất giữ thức ăn lúa gạo phòng khi lũ lụt lớn xảy ra.”. Bà góa tần ngần thưa: “Còn mọi người có việc gì thì làm sao cứu giúp?”. Bà lão ăn xin thò tay vào túi áo lấy ra hai mảnh vỏ trấu đưa cho bà góa: “Khen cho bà có lòng thiện. Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp hai mẹ con bà cứu người!". Nói xong, bà lão biến mất. Đêm hôm ấy, lễ hội cúng Phật càng đông người đi lễ. Đang lúc lễ hội nghi ngút hương khói thì đột nhiên giữa sân vọt lên một vòi nước. Tia nước phun ngày một mạnh. Tưởng là phép thần của Trời, Phật, người ta càng quỳ sụp lạy xin. Tia nước ngày một phun mạnh hơn, nước chảy lênh láng, dâng ngập khắp nơi. Tia nước to lên rồi làm mặt đất sụp lở, lũ dữ dội cuốn phăng tất cả. Đêm đó, mưa to gió lớn bẻ gãy cây rừng, đất lở ầm ầm, nước phủ mênh mông. Lạ lùng sao, nước dâng đâu, nhà bà góa dâng cao đến đấy. Đau xót trước cảnh người, vật bị cuốn phăng, mẹ con bà góa đem hai mảnh vỏ trấu ra. Vừa thả xuống nước, hai mánh vỏ trấu lập tức biến thành hai chiếc thuyền. Hai mẹ con bà góa chèo thuyền đi cứu vớt người bị nạn.
Chỗ đất lở do thần Giao Long phạt dân trở thành cái hồ lớn ngày nay chính là hồ Ba Bể. Còn nhà bà góa chính là cái gò cao giữa hồ, người ta đặt tên cho gò đất ấy là Gò Bà Góa.
Video kể câu chuyện em đã học theo trình tự thời gian
Em đã đọc rất nhiều câu chuyện. Có chuyện em còn nhớ lờ mờ, có chuyện em đã quên hẳn. Nhưng có chuyện vẫn khắc sâu trong tâm trí khiến em không sao quên được. Trong số đó là câu chuyện “Những con sếu bằng giấy”.
Câu chuyện kể rằng: Tháng 7 năm 1945, cả nước Mỹ vui mừng khi quân đội chế tạo thành công bom nguyên tử. Có một thứ vũ khí lợi hại trong tay, chính phủ Mỹ đã toan tính và dự định đi gây chiến. Thế rồi chỉ hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ cũng đi đến quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki của Nhật Bản hòng làm cả thế giới phải khiếp sợ trước loại vũ khí giết người hàng loạt này. Hai quả bom đã tàn sát và cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. 6 năm sau, nước Nhật lại có thêm hàng trăm nghìn người bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử. Khi Mỹ ném bom, có một em bé hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Em tên là Xa-da-cô Xa-xa-ki. Thật không may, 10 năm sau em lâm bệnh nặng vi bị nhiễm phóng xạ. Nằm trong bệnh viện, em nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình. Tuy thế, em vẫn lạc quan, ngây thơ tin vào một truyền thuyết. Truyền thuyết đó nói rằng nếu ai bị bệnh mà gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, người đó sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-da-cô. Nhưng Xa-da-cô chết, khi em mới gấp được 644 con.
Sau khi Xa-da-cô chết, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưỏng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh đài cao 9 mét là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hoà bình”.
Câu chuyện kết thúc nhưng hình ảnh thương tâm của em bé Xa-da-cô khiến em suy nghĩ mãi. Em mong sao chiến tranh không còn nữa để mọi trẻ em trên thế giới được sống trong nền hòa bình.
Ngày xửa, ngày xưa ở một làng nọ có ba mẹ con sống với nhau. Đứa con trai tên là Tô Văn độ mười tuổi, con gái tên là Tô Thị chừng tám tuổi. Ngày ngày, bà mẹ đi mò cua bắt ốc nuôi con. Gia đình sống cũng yên ấm.
Một câu chuyện đã xảy ra làm thay đổi cuộc đời hai anh em Tô Thị và Tô Văn. Một hôm, hai anh em đang chơi với nhau thì Tô Văn ném đá không may trúng đầu em gái. Tô Thị ngã vật ra, máu chảy lên láng. Người anh sợ quá, chạy bỏ đi biệt tích không về. Hai mẹ con Tô Thị mong chờ Tô Văn nhưng không thấy đâu nữa. Bà mẹ nhớ thương con, chẳng bao lâu ốm rồi chết. Một mình Tô Thị bé nhỏ sống bơ vơ nhưng may được mọi người cho ăn ít ngày rồi được chủ một hàng cơm đem về nuôi và theo họ lên Lạng Sơn.
Thời gian thấm thoát trôi đi. Tô Thị ngày càng lớn và trở thành thiếu nữ xinh đẹp. Nàng xin phép chủ cửa hàng cơm cho ra làm ăn riêng. Nhờ sự chăm chỉ và khéo léo của mình, của hàng nem của Tô Thị nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Cũng có nhiều mối hỏi nàng làm vự nhưng Tô Thị chưa ưng đám nào. Cuối cùng nàng gặp một chàng trai buôn thuốc từ Cao Bằng xuống rồi hai người đem lòng thương mến nhau. Sau khi lấy nhau được một năm, Tô Thị mang thai và sinh được một cô con gái. Tình yêu của họ ngày càng đằm thắm thiết tha.
Một lần, khi Tô Thị gội đầu, để lộ cái sẹo rất to. Tô Văn nhìn thấy bèn hỏi chuyện. Nàng thật thà kể lại chuyện xưa bị anh trai ném đá vào đầu như thế nào. Câu chuyện mỗi lúc một rõ thì Tô Văn càng đau lòng vì anh chính là người anh trai đó. Nhìn cô em thơ ngây của mình, Tô Văn càng khó xử. Chàng không thể để cho em biết chuyện loạn luân này. Rồi cuối cùng, Tô Văn lặng lẽ bỏ đi, không một lời tạm biệt. Tô Thị thương mong chồng, chiều chiều bồng con lên chùa Tam Thanh hướng về phía chân trời xa. Đợi mãi mà không thấy chồng về. Nhiều năm như thế, nàng Tô Thị bế con đã hóa đã tự bao giờ…
Câu chuyện cảm động ấy dân giang ta vẫn còn lưu truyền như một tấm gương trong sáng về tình nghĩa vợ chồng.
Video kể câu chuyện em đã học theo trình tự thời gian
Em đã đọc rất nhiều câu chuyện. Có chuyện em còn nhớ lờ mờ, có chuyện em đã quên hẳn. Nhưng có chuyện vẫn khắc sâu trong tâm trí khiến em không sao quên được. Trong số đó là câu chuyện “Những con sếu bằng giấy”.
Câu chuyện kể rằng: Tháng 7 năm 1945, cả nước Mỹ vui mừng khi quân đội chế tạo thành công bom nguyên tử. Có một thứ vũ khí lợi hại trong tay, chính phủ Mỹ đã toan tính và dự định đi gây chiến. Thế rồi chỉ hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ cũng đi đến quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki của Nhật Bản hòng làm cả thế giới phải khiếp sợ trước loại vũ khí giết người hàng loạt này. Hai quả bom đã tàn sát và cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. 6 năm sau, nước Nhật lại có thêm hàng trăm nghìn người bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử. Khi Mỹ ném bom, có một em bé hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Em tên là Xa-da-cô Xa-xa-ki. Thật không may, 10 năm sau em lâm bệnh nặng vi bị nhiễm phóng xạ. Nằm trong bệnh viện, em nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình. Tuy thế, em vẫn lạc quan, ngây thơ tin vào một truyền thuyết. Truyền thuyết đó nói rằng nếu ai bị bệnh mà gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, người đó sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-da-cô. Nhưng Xa-da-cô chết, khi em mới gấp được 644 con.
Sau khi Xa-da-cô chết, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưỏng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh đài cao 9 mét là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hoà bình”.
Câu chuyện kết thúc nhưng hình ảnh thương tâm của em bé Xa-da-cô khiến em suy nghĩ mãi. Em mong sao chiến tranh không còn nữa để mọi trẻ em trên thế giới được sống trong nền hòa bình.
Ngày xửa, ngày xưa ở một làng nọ có ba mẹ con sống với nhau. Đứa con trai tên là Tô Văn độ mười tuổi, con gái tên là Tô Thị chừng tám tuổi. Ngày ngày, bà mẹ đi mò cua bắt ốc nuôi con. Gia đình sống cũng yên ấm.
Một câu chuyện đã xảy ra làm thay đổi cuộc đời hai anh em Tô Thị và Tô Văn. Một hôm, hai anh em đang chơi với nhau thì Tô Văn ném đá không may trúng đầu em gái. Tô Thị ngã vật ra, máu chảy lên láng. Người anh sợ quá, chạy bỏ đi biệt tích không về. Hai mẹ con Tô Thị mong chờ Tô Văn nhưng không thấy đâu nữa. Bà mẹ nhớ thương con, chẳng bao lâu ốm rồi chết. Một mình Tô Thị bé nhỏ sống bơ vơ nhưng may được mọi người cho ăn ít ngày rồi được chủ một hàng cơm đem về nuôi và theo họ lên Lạng Sơn.
Thời gian thấm thoát trôi đi. Tô Thị ngày càng lớn và trở thành thiếu nữ xinh đẹp. Nàng xin phép chủ cửa hàng cơm cho ra làm ăn riêng. Nhờ sự chăm chỉ và khéo léo của mình, của hàng nem của Tô Thị nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Cũng có nhiều mối hỏi nàng làm vự nhưng Tô Thị chưa ưng đám nào. Cuối cùng nàng gặp một chàng trai buôn thuốc từ Cao Bằng xuống rồi hai người đem lòng thương mến nhau. Sau khi lấy nhau được một năm, Tô Thị mang thai và sinh được một cô con gái. Tình yêu của họ ngày càng đằm thắm thiết tha.
Một lần, khi Tô Thị gội đầu, để lộ cái sẹo rất to. Tô Văn nhìn thấy bèn hỏi chuyện. Nàng thật thà kể lại chuyện xưa bị anh trai ném đá vào đầu như thế nào. Câu chuyện mỗi lúc một rõ thì Tô Văn càng đau lòng vì anh chính là người anh trai đó. Nhìn cô em thơ ngây của mình, Tô Văn càng khó xử. Chàng không thể để cho em biết chuyện loạn luân này. Rồi cuối cùng, Tô Văn lặng lẽ bỏ đi, không một lời tạm biệt. Tô Thị thương mong chồng, chiều chiều bồng con lên chùa Tam Thanh hướng về phía chân trời xa. Đợi mãi mà không thấy chồng về. Nhiều năm như thế, nàng Tô Thị bế con đã hóa đã tự bao giờ…
Câu chuyện cảm động ấy dân giang ta vẫn còn lưu truyền như một tấm gương trong sáng về tình nghĩa vợ chồng.
Ngày xưa, vương quốc Đa-ghet-xtan được trị vì bởi một ông vua nổi tiếng bạo ngược. Cuộc sống của nhân dân lầm than; đến nỗi có một bài hát lên án sự tàn bạo của ông mà mọi người từ già đến trẻ đều thuộc và ca hát say sưa.
Một ngày nọ, bài hát đến tai nhà vua. Lập tức, ông xuống lệnh tìm cho ra tác giả của bài hát. Lùng sục mãi vẫn không tìm được, vua sai bắt giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
Ba hôm sau, vua cho giải họ vào cung và yêu cầu mỗi người hãy hát bản nhạc do chính mình sáng tác. Các lời ca, tiếng nhạc lần lượt được tấu lên với nội dung ca ngợi trí tuệ hơn người, trái tim nhân hậu và sức mạnh quyền uy của đức vua. Đặc biệt, chỉ có ba nhà thơ không hát. Vua ra lệnh tống giam cả ba vào ngục tối và thả tất cả nhừng người kia.
Ba tháng sau, cả ba nhà thơ được giải đến vua. Một trong ba nhà thơ cất lời ca tụng đức vua và được thả ngay. Hai người còn lại bị đưa lên giàn hỏa, chuẩn bị hành hình. Một trong hai người lên giàn hỏa bỗng hát lên bài hát ca tụng nhà vua và được thả tức khắc.
Nhà thơ thứ ba vẫn im lặng. Sự im lặng ấy khiến nhà vua không kềm được cơn giận dữ và ra lệnh nổi lửa. Ngọn lửa vừa bốc lên, nhà thơ đã cất tiếng hát. Bài hát vạch trần bộ mặt tàn ác, giả dối của vua. Tiếng hát dũng cảm vang lên với những lời ca trung thực, thẳng thắn, không khuất phục trước ngọn lửa tàn bạo đã rung động cả hoàng cung. Nhà vua lập tức thét quân lính cởi trói cho nhà thơ và dập tắt ngay ngọn lửa.
Cuối cùng, nhà vua đã tìm ra được một nhà thơ chân chính của đất nước.
Có mỗi cậu bé tên là An-đrây-ca chín tuổi sống với mẹ và ông ngoại. Ông cậu đã 96 tuổi nên sức khỏe rất yếu.
Một buổi chiều mẹ ông nói với mẹ của An-đrây-ca: "Bố thấy khó thở lắm!" Mẹ câu bảo cậu nhanh chân chạy đi mua thuốc cho ông. Dọc đường, cậu gặp mấy đứa bạn rủ đá bóng, cậu nhập cuộc ngay. Chơi được một lúc, chợt nhớ lời mẹ dăn, cậu vội vàng chạy đi mua thuốc mang về.
Vừa bước vào phòng ông nằm, cậu nghe tiếng mẹ khóc nức nở, cậu hoảng lên. Ông cậu đã qua đời. Cậu nghĩ: "Có lẽ mình mải chơi bóng, đưa thuốc về chậm mà ông qua đời". Cậu ân hận quá, òa lên khóc và kể hết sự việc cho mẹ nghe. Mẹ cậu an ủi: "Trong việc này, con không có lỗi. Chẳng ai cứu được ông cả. Con vừa đi ra khỏi nhà thì ông đã qua đời". Dù sự thật là như thế nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm ấy, cậu không tài nào ngủ được. Cậu ra ngồi khóc nức nở dưới gốc cây táo ông trồng.
An-đrây-ca sống với mẹ và ông. Ông em đã già nên rất yếu.
Một buổi chiều nọ ông lên cơn đau nặng. Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc, em vội vã đi ngay. Nhưng dọc đường An-đrây-ca gặp các bạn chơi bóng. Cậu hăm hở tham gia cùng các bạn. Một lúc lâu sau, An-đrây-ca chợt nhớ lời mẹ. Cậu vội vã đi mua thuốc rồi chạy như bay về nhà. Về đến nhà, An-đrây-ca thấy mẹ mình đang nức nở khóc. Thì ra, ông của An-đrây-ca đã mất.
Từ đó trở đi, mặc dù mẹ đã nói rất rõ rằng cậu không hề có lỗi trong cái chết của ông là vì ông đã chết ngay khi cậu ra khỏi nhà nhưng An-đrây-ca luôn tự dằn vặt mình vì buổi chiều mải chơi hôm đó.