TOP 20 bài Tả một ngôi chùa ở quê hương em 2024 SIÊU HAY

Tải xuống 5 5.4 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Tả một ngôi chùa ở quê hương em hay nhất, gồm 5 trang trong đó có dàn ý phân tích chi tiết và 7 bài văn mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài tập làm văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

TẢ MỘT NGÔI CHÙA Ở QUÊ HƯƠNG EM

Tả một ngôi chùa ở quê hương em - Mẫu 1 - Chùa Bái Đính

Nếu tới Tràng An ta đắm chìm trong vẻ đẹp nguyên sơ của cảnh sông nước thì đến khu du lịch văn hóa Bái Đính, ta lại chứng kiến vẻ trang nghiêm của tượng đài, chùa chiền. Bái Đính được coi là quần thể ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á có lẽ không chỉ bởi diện tích rộng lớn mà còn bởi kiến trúc tinh tế, kĩ xảo.

Dọc dãy hành lang, năm trăm bức tượng vị la hán tạc bằng đá mỗi người một tư thế tạo ấn tượng mạnh mẽ với du khách. Tới điện Pháp Chủ, điện Tam Thế, bao trùm lên không gian là sự tĩnh lặng, trang nghiêm. Ai cũng thành tâm lễ bái để tâm hồn được thảnh thơi, cầu bình an, may mắn. Nơi đây được coi là quần thể ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Ngắm nhìn bức tượng Phật bằng đồng dát vàng, bức tượng Di Lặc bằng đồng, ta mới thấy được nghệ thuật thuần Việt qua đó thể hiện sự coi trọng văn hóa tín ngưỡng của dân tộc ta.

Điện Quan Âm, được làm bằng gỗ thiết- loại gỗ quý. Điện Quan Âm gồm 7 gian với gian giữa của điện đặt tư­ợng Quan Âm Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt để thể hiện sự bao quát cứu vớt và phổ độ chúng sinh của Phật bà trên thế gian. Tượng Phật bà đúc bằng đồng nặng 80 tấn, cao 9.57 mét. Tòa bảo tháp ở Chùa Bái Đính hiện đang trưng bày xá lợi Phật linh thiêng từ Ấn Độ và Miến Điện. Trần bảo tháp được thiết kế theo phong cách Ấn Độ huyền bí thu hút khách thập phương. Hàng nghìn bức tượng nhỏ được đặt trang trí quanh bảo tháp tạo thành thế vững trãi, uy nghi. Với ưu thế của một quần thể chùa rộng, lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội lớn, thu hút đông du khách tham gia nhất là lễ hội xuân.

Cụm di sản văn hóa thiên nhiên Tràng An, Bái Đính được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ vừa hoang sơ, bí ẩn vừa thơ mộng cùng dòng nước uốn quanh các hang động.

Top 7 bài Tả một ngôi chùa ở quê hương em 2022 hay nhất (ảnh 1)

Dàn ý Tả một ngôi chùa ở quê hương em

  1. Mở bài: Giới thiệu chung:

- Cảnh em định tả là cảnh gì? ở đâu? (Chùa Hương thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

- Em đến thăm vào thời gian nào? (Cách đây hơn một năm, vào dịp chùa mở hội).

  1. Thân bài: Tả cảnh (từ ngoài vào trong, từ thấp lên cao):

- Chùa Hương nằm trong dãy núi đá vôi Hương Sơn.

- Du khách muốn vào chùa phải đi đò dọc từ bến Đục, trên suối Yến.

- Đặt chân lên đền Trình, bắt đầu leo núi.

- Các ngôi chùa cổ dựng rải rác trên núi cao, đường lên gập ghềnh, khúc khuỷu.

- Du khách rất đông, hành hương lễ Phật cầu may và thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp của Hương Sơn.

- Động Hương Tích có nhiều nhũ đá lấp lánh, đủ mọi hình thù rất đẹp.

- Từ trên cao nhìn xuống, bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt.

  1. Kết bài: Cảm nghĩ của em:

- Chùa Hương là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.

- Cảnh đẹp làm say lòng du khách.

- Em tạm biệt chùa Hương mà lòng lưu luyến, hẹn ngày gặp lại.

Các bài mẫu khác:

Tả một ngôi chùa ở quê hương em - Mẫu 2 - Chùa Một Cột

Ai đã từng đến thăm một lần thì khó có thể quên được vẻ đẹp của chùa Một Cột. Nằm giữa một hồ sen, chùa giống như một bông sen quý nhất đang toả hương. Những cây đại đứng cạnh chùa như tô điểm thêm không gian cổ kính.

Mái chùa cong với nhiều đường nét tinh tế. Chùa ngự mình trên những thanh gỗ chắc chắn và có lẽ đã rất nhiều năm tuổi. Thân chùa là một cái cột rất lớn, màu nâu trầm tĩnh. Những bậc thang lên chùa đã bạc màu vì sương gió.

Mấy chậu hoa hai bên lối vào chúa đứng lặng lẽ như những chàng lính chăm chỉ canh gác ngày đêm. Vào những ngày hè, khi ánh nắng vàng chiếu xuống chùa Một Cột sáng rực lên như nụ sen hồng nở tung mình khoe sắc vẻ đẹp ấy thật cổ kính và thiêng liêng.

Top 7 bài Tả một ngôi chùa ở quê hương em hay nhất  (ảnh 1)

Tả một ngôi chùa ở quê hương em - Mẫu 3 - Chùa Làng

Tôi cũng như bao người khác đều có một ký ức tuổi thơ về quê hương, làng xóm. Trong đó ký ức của tôi về sinh hoạt và vui chơi ở nơi ngôi chùa Làng, cho đến giờ tôi vẫn không thể nào quên.

Đó là ngôi chùa của Làng, ngôi chùa tương đối cổ kính, không biết được xây dựng từ khi nào nhưng khi tôi lớn lên là ngôi chùa đã hiện diện và cổ kính rồi, tôi được biết theo “Địa phương ký làng Sơn Tùng” của tác giả chú Văn Hữu Tuất thì ngôi chùa làng đầu tiên được thành lập rất sớm vào khoảng năm 1754 (Giáp Tuất) do Ngài Tin Đức Bá Đoàn Phúc Hòa Vệ Long Võ cùng bà con dân làng trùng tu xây dựng.

Những năm gần đây, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp cùng với kinh tế của nhân dân trong làng có phần cải thiện nên phong trào tham gia tự nguyện cúng dường, đóng góp công, sức, tiền của để sửa chữa, tô quét lại ngôi chùa và vật kiến trúc của chùa ngày càng khang trang và đẹp đẽ, đặc biệt là tượng đá “ Phật Quan Âm Bồ Tát” do đệ tử Đoàn Mai Lương cúng dường được dựng ngay trước sân chùa..

Sau bao nhiêu năm tôi xa cách ngôi chùa, những lần về thăm quê, tôi đều đến thăm, viếng ngôi chùa thân thương ở làng, khi đó bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ ấu của tôi hiện ra, làm cho tôi cảm xúc dâng trào, khó tả nổi, chỉ biết ngậm ngùi, thương nhớ và đầy lưu luyến. Đây là tâm trạng của tôi cũng như bao bao nhiêu người con xa quê hương khi nghĩ về quê hương, nơi có ngôi chùa làng thân thương.

Top 7 bài Tả một ngôi chùa ở quê hương em hay nhất  (ảnh 2)

Tả một ngôi chùa ở quê hương em - Mẫu 4 - Chùa Hương

Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như in vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.

Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mở hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho con người.

Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.

Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.

Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù… Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền lụy của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.

Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, đi theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hòa với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khỏe khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.

Động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động.

Lên đến đây, từ trên cao nhìn xuống, cả bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt. Ruộng nương trông bé như bàn tay. Rừng mơ, rừng mận nở hoa trắng xóa cả vùng đồi núi xung quanh.

Động ăn sâu trong lòng núi, trông giống như một chiếc hàm rồng khổng lồ. Lòng động phẳng và rộng, có thể chứa mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh, những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng… Khách hành hương lầm rầm cầu nguyện, mong một cuộc sống bình an, no đủ và hạnh phúc.

Hai ngày liền mới thăm hết được phong cảnh Hương Sơn. Lúc lên xe ra về em ngoái đầu lại lưu luyến ngắm nhìn. Xa xa, nơi những dãy núi trập trùng, sương bốc lên mù mù như khói tỏa. Khung cảnh đẹp như trong mơ, làm say lòng biết bao du khách.

Tả một ngôi chùa ở quê hương em - Mẫu 5 - Chùa Thiên Mụ

Huế có tất cả 99 ngôi chùa; nhiều chùa được nhắc đến trong dân ca; tô điểm cho Huế "đẹp và thơ":

"Đông Ba, Gia Hội hai cầu,

Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông".

Nhưng đẹp nhất, cổ kính nhất, kì vĩ nhất là chùa Thiên Mụ. Chùa được xây dựng trên Thiên Mụ Sơn (núi Bà Trời) từ đầu thế kỉ XVII, sau đó được trùng tu nhiều lần. Đứng trên cầu Tràng Tiền, du khách nhìn thấy tháp Phước Duyên hình bát giác, bảy tầng, cao 22 mét vút lên giữa trời xanh. Chuông chùa Thiên Mụ được đúc vào năm 1710 nặng trên 3 tấn; tiếng chuông ngân buông vào lúc sáng sớm, lúc hoàng hôn làm cho bài thơ tình xứ Huế thêm diễm lệ.

Nhớ đến thăm vườn chùa, nhiều loài hoa đẹp và quý bao bọc lấy những bia đá cẩm thạch dựng trên lưng rùa đồ sộ, được chạm trổ tinh vi. Và còn có hàng trăm, hàng nghìn pho tượng bằng đồng, bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng bày đặt trong các điện Đại Hùng, Địa Tạng, Quan Âm,...

Chùa Thiên Mụ đã soi bóng xuống Hương Giang hơn 400 năm. Nhưng chùa xưa ngày một thêm huy hoàng, tráng lệ.

Tả một ngôi chùa ở quê hương em - Mẫu 6 - Chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ngôi chùa mang giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo và là nơi lưu trữ nhiều pho tượng phật quý giá.

Chùa Tây Phương nằm trên đồi Câu Lâu ở thôn Yên xã Thạch Xá – huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội. Theo các tư liệu để lại thì chùa xây từ đời Cao Biền (865 -875). Vào niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1705). Tây Vương Trịnh Tạc đi qua thấy cảnh trí trang nghiêm, bèn truyền cho sửa lại chùa và xây tam quan. Sau đó chùa bị tàn phá do chiến tranh. Đến nay Chùa Tây Phương đã được xây lại trên nền chùa cũ vào khoảng năm 1788 – 1789 dưới triều Tây Sơn với tên mới là “Tây Phương cổ tự”. Một số sách báo hay những tài liệu sử cũ còn ghi lại, núi chùa Tây Phương tên cổ gọi là núi Ngưu Lĩnh. Theo truyền thuyết phong thủy, thềm núi Ba Vì về phía Nam có dãy núi đất chạy xuống huyện Quốc Oai tựa như đàn trâu, có một ngọn núi như quay lại đón nước sông Tích phát nguyên từ các dòng suối trên núi Ba Vì chảy xuống quả núi đó được gọi là Ngưu Lĩnh sơn (núi con trâu) – chính là núi Tây Phương hiện nay. Chính vì thế, chùa Tây Phương hiện nay với kiểu kiến trúc cổ Việt Nam mang dáng dấp “Thượng sơn lâu đài, hạ sơn lưu thủy” là nơi địa linh của non sông đất nước ta.

Chùa Tây Phương là nơi tập trung nhiều pho tượng Phật được coi là nhiều kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Tây Phương, ta có thể miêu tả chi tiết về những bức tượng phật nơi đây. Theo một số tài liệu lịch sử, nguồn gốc của những pho tượng phật trong chùa chính là hiện thực cuộc sống nghèo nàn khổ chực và nạn đói mà nhân dân phải chịu ở thế kỷ XVIII. Chùa có 72 pho tượng phật được tạc bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng trong đó có 18 pho tượng thuộc nhóm tượng La Hán chính là hình tượng đã được các nghệ nhân điêu khắc mượn sự tích tu hành của các vị đệ tử Phật nhằm mô tả những con người sống trong xã hội đương thời. Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dân gian, các pho tượng hiện ra mỗi người một vẻ, một phong cách khác nhau với những đường nét, hình khối, dáng điệu vô cùng sinh động.Mỗi pho tượng ở đây có sự hài hòa về nội tâm và ngoại hình, mang biểu tượng một nỗi đau khôn nguôi của con người: buồn vui lẫn lộn, suy tưởng, giả say, thiếu ngủ…Nét mặt khắc khổ từ bi, từng nếp nhăn trên vầng trán, từng mạch máu, đường gân, thớ thịt, khớp xương, đôi môi, con mắt đến trang phục xiêm y đều được bàn tay nghệ nhân khắc họa diệu kỳ.

Chùa Tây Phương là niềm tự hào của người dân Thạch Xá nói riêng và của Việt Nam nói chung. Nó xứng đáng được bảo tồn và lưu truyền mãi mãi về sau. Nếu có dịp về thăm quê hương tôi, tôi sẽ sẵn sàng làm hướng dẫn viên du lịch để thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương để các bạn hiểu rõ hơn.

Tả một ngôi chùa ở quê hương em - Mẫu 7 - Chùa Keo

Chùa Keo tên chữ là chùa Thần Quang, nằm ở Vũ Thư, Thái Bình. Theo sử cũ, chùa Keo được xây dựng từ thời nhà Lý Thánh Tông, đến nay đã nhiều lần trùng tu.

Trong những di tích còn lại thì chùa Keo là một di tích có quy mô to lớn. Có lẽ ở nước ta chưa có một ngôi chùa nào lại được tới 57.000m2 với 107 gian chùa lớn (trước là 154 gian) làm toàn bằng gỗ lim. Những con đường dài hàng trăm mét, lát toàn đá xanh rộng gần 2m và 350 vây cột lim lớn nhỏ, đều được kê trên những hòn đá tảng lớn, cổ bồng, chạm cánh sen.

Toàn bộ khu chùa là một quần thể kiến trúc lớn, gồm cột cờ, sân lát đá, tam quan ngoài, ao trước chùa, tam quan trong, sân đất, chùa Hộ, chùa Phật, sân gạch, tòa Giá Roi, tòa Thiên Hương, tòa Phục quốc, tòa Thượng Điện, gác chuông, nhà Tổ… Ngoài ra, là hai dãy hành lang dài hai bên, từ chùa Hộ trở vào.

Tổ chức không gian kiến trúc ở đây thật tài tình, phức tạp một cách trật tự, theo kiểu “tiền Phật hậu Thần”. Khu chùa phía trước và khu đền thờ Không Lộ thiền sư phía sau. Bố cục kiến trúc dường như là phá quy luật, như việc đặt gác chuông ba tầng vào cuối dây chuyền của quần thể. Kiến trúc của gác chuông là sự đồ sộ của hình khối, sự phong phú hài hòa của nhịp điệu và chi tiết, chỉ ba tầng cao 11,06m nhưng lại gây được ấn tượng đồ sộ. Bốn cây cột lim chính cao suốt hai tầng, cùng với hệ thống cột niên và những hàng lan can con tiện, đã được kết nối khéo léo. Các tảng cột gác chuông thuần bằng đá, tạc kiểu hình lớn, chạm hình hoa sen kép rất đẹp. Độc đáo nhất là hệ thống dụi bay, tầng tầng lớp lớp vươn lên đỡ mái. Các đầu dụi bay phía ngoài vươn ra, choãi xuống theo chiều mái, làm tăng thêm chiều cao của công trình. Đứng xa trông như 200 cánh tay Phật Bà Quan Âm từ mái tầng hai, tầng ba vươn ra vẫy chào khách thập phượng! Tôi đã thấy những người khách nước ngoài dừng lại hàng giờ trước tòa gác chuông ba tầng này, sửng sốt và ngắm nghía mãi tầng tầng lớp lớp mái cong cổ kính và hàng ngàn bộ phận chạm trổ tinh vi, mà ngay đến những người thợ lành nghề nhất được mời đến trùng tu cũng không biết hết tên gọi!

Trong gác chuông có treo hai quả chuông niên đại: Hoàng Triều Cảnh Thịnh Tứ Niên, một di tích quý về sự nghiệp “văn trị” của triều Tây Sơn trên đất Thái Bình. Quai đỉnh chuông đúc từ thời Tây Sơn rất đẹp, chạm hình hai con rồng nối đuôi nhau. Ớ gác một chùa Keo có một khánh đá rất to, không biết đục từ bao giờ, tiếng khánh âm vang.

Hầu như bất cứ bộ phận kiến trúc nào của chùa Keo cũng thấy dấu vết của những bàn tay chạm khắc khéo léo. Ngay ở tam quan nội, một công trình tưởng như nhỏ, nhưng hai cánh cửa trung quan cung được chạm khắc rất công phu. Cánh cửa cao 2,4m, mỗi cánh rộng 1,2m, được chạm một đôi rồng chầu bán nguyệt. Rồng ở đây to, khỏe. Con lớn vươn cổ lên, miệng ngậm hạt châu, râu bờm uốn sóng, rồi choái ra thành những hình lưỡi mác, ngực rồng ưỡn về phía trước, đuôi vắt lên đỉnh tấm cửa. Hàng trăm đám mây lửa ngùn ngụt bốc lên. Rồng như bay lượn trong biển lửa. Có lẽ những người thợ tài ba muốn kí thác những dấu vết của lịch sử trong bức chạm gỗ này. Khép hai cánh cửa lại, chúng ta nhìn thấy một bức tranh hoàn chỉnh: rồng chầu nguyệt. Cái khéo của bức chạm này là trên cùng một mặt phẳng, người thợ đã chạm những vết nổi, nét chìm, con rồng to, rồng nhỏ, gần xa, như cả một bầy rồng bay thong dong trong mây.

Hàng năm, “xuân thu nhị kì” vào ngày 4 tháng giêng và trung tuần tháng 9 âm lịch, khách thập phương cuồn cuộn đổ về dự hội chùa. Từ xa, trên đê sông Hồng, mọi người đã nhìn thấy lá cờ thần to bằng gian nhà, bay trên đỉnh cột cờ cao 21m. Cột cờ lớn chốt vào bệ đá sâu hàng mét, vậy mà cờ bay còn rúng cả cột!

Tả một ngôi chùa ở quê hương em - Mẫu 8 - Đình Kiền

Em đã đi  thăm nhiều nơi, đến nhiều đình chùa trong thành phố, nhưng có lẽ đẹp hơn cả, đáng tự hào hơn vẫn là ngôi  đình Kiền Bái làng em.

Đình Kiền làng em đẹp lắm! Đình nằm ngay giữa làng, bên con đường quốc lộ, đối diện với ngôi trường tiểu học thân yêu của em. Nghe các cụ kể lại đình xây từ lắm rồi. Trải qua bao mưa nắng, ngôi đình trở nên cổ kính. Mái ngói rêu phong, cong cong như một cánh diều sắp bay lên trời cao. Vách đình được làm làm bằng gỗ lim có chạm khắc những hình thù tinh xảo. Đình quay hướng nam về mùa hè thật mát. Cột đình to lắm, hai đứa ôm cũng không vừa. Trước đình sân gạch cổ đỏ au. Trên sân là hai chiếu đá to và rộng để vào hội dân làng rước hai vị thành hoàng ra tắm.  Hai con ngựa đá uy nghi ngay phía cổng.

Bước vào trong đình, em thấy mát lạnh. Đình có ba gian và một hậu cung. Hai gian bên lát sàn gỗ thật đẹp. Gian giữa thật uy nghi. Những hoành phi , câu đối được sơn son thiếp vàng. Những hình thù điêu khắc thật ngộ nghĩnh làm em cứ tự hỏi sao người dân làng em ngày xưa tài thế. Đây là những con rồng đang vờn mây. Kia là cảnh người cưỡi lợn. Những hoa sen, hoa cúc được khắc tinh xảo. Phía trong hậu cung là nơi thờ hai vị thành hoàng. Hương trầm bay nghi ngút. Vị mặt đỏ , vị mặt trắng ngồi uy nghi trên ngai vàng.

Mỗi năm , đình mở hội vào cuối tháng chạp. Trong ba ngày hội, cả làng em háo hức chờ xem. Nào cảnh múa lân, nào cảnh rước nước, nào cảnh tế vua...tất cả đều nhộn nhịp  cuốn hút chúng em. Hôm đó , đình đông nghịt người.

Đình làng em là thế đó! Em rất tự hào về ngôi đình làng. Em mong mọi người dân làng em cùng nhauchung tay giữ gìn đìnhcho đẹp hơn. Dù mai này, em có đi xa, em vẫn nhớ về quê hương, nhớ ngôi đình làng.

Tả một ngôi chùa ở quê hương em - Mẫu 9 - Chùa Keo

Chùa Keo, một khu chùa cổ tuyệt vời, một tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam.

Chùa Keo tên chữ là chùa Thần Quang, nằm ở Vũ Thư, Thái Bình. Theo sử cũ, chùa Keo được xây dựng từ thời nhà Lý Thánh Tông, đến nay đã nhiều lần trùng tu.

Trong những di tích còn lại thì chùa Keo là một di tích có quy mô to lớn. Có lẽ ở nước ta chưa có một ngôi chùa nào lại được tới 57.000m2 với 107 gian chùa lớn (trước là 154 gian) làm toàn bằng gỗ lim. Những con đường dài hàng trăm mét, lát toàn đá xanh rộng gần 2m và 350 vây cột lim lớn nhỏ, đều được kê trên những hòn đá tảng lớn, cổ bồng, chạm cánh sen.

Toàn bộ khu chùa là một quần thể kiến trúc lớn, gồm cột cờ, sân lát đá, tam quan ngoài, ao trước chùa, tam quan trong, sân đất, chùa Hộ, chùa Phật, sân gạch, tòa Giá Roi, tòa Thiên Hương, tòa Phục quốc, tòa Thượng Điện, gác chuông, nhà Tổ… Ngoài ra, là hai dãy hành lang dài hai bên, từ chùa Hộ trở vào.

Tổ chức không gian kiến trúc ở đây thật tài tình, phức tạp một cách trật tự, theo kiểu "tiền Phật hậu Thần”. Khu chùa phía trước và khu đền thờ Không Lộ thiền sư phía sau. Bố cục kiến trúc dường như là phá quy luật, như việc đặt gác chuông ba tầng vào cuối dây chuyền của quần thể. Kiến trúc của gác chuông là sự đồ sộ của hình khối, sự phong phú hài hòa của nhịp điệu và chi tiết, chỉ ba tầng cao 11,06m nhưng lại gây được ấn tượng đồ sộ. Bốn cây cột lim chính cao suốt hai tầng, cùng với hệ thống cột niên và những hàng lan can con tiện, đã được kết nối khéo léo. Các tảng cột gác chuông thuần bằng đá, tạc kiểu hình đôn lớn, chạm hình hoa sen kép rất đẹp. Độc đáo nhất là hệ thống dui bay, tầng tầng lớp lớp vươn lên đỡ mái. Các đầu dui bay phía ngoài vươn ra, choãi xuống theo chiều mái, làm tăng thêm chiều cao của công trình. Đứng xa trông như 200 cánh tay Phật Bà Quan Âm từ mái tầng hai, tầng ba vươn ra vẫy chào khách thập phượng! Tôi đã thấy những người khách nước ngoài dừng lại hàng giờ trước tòa gác chuông ba tầng này, sửng sốt và ngắm nghía mãi tầng tầng lớp lớp mái cong cổ kính và hàng ngàn bộ phận chạm trổ tinh vi, mà ngay đến những người thợ lành nghề nhất được mời đến trùng tu cũng không biết hết tên gọi!

Trong gác chuông có treo hai quả chuông niên đại: Hoàng Triều Cảnh Thịnh Tứ Niên, một di tích quý về sự nghiệp “văn trị” của triều Tây Sơn trên đất Thái Bình. Quai đỉnh chuông đúc từ thời Tây Sơn rất đẹp, chạm hình hai con rồng nối đuôi nhau. Ớ gác một chùa Keo có một khánh đá rất to, không biết đục từ bao giờ, tiếng khánh âm vang.

Hầu như bất cứ bộ phận kiến trúc nào của chùa Keo cũng thấy dấu vết của những bàn tay chạm khắc khéo léo. Ngay ở tam quan nội, một công trình tưởng như nhỏ, nhưng hai cánh cửa trung quan cung được chạm khắc rất công phu. Cánh cửa cao 2,4m, mỗi cánh rộng 1,2m, được chạm một đôi rồng chầu bán nguyệt. Rồng ở đây to, khỏe. Con lớn vươn cổ lên, miệng ngậm hạt châu, râu bờm uốn sóng, rồi choái ra thành những hình lưỡi mác, ngực rồng ưỡn về phía trước, đuôi vắt lên đỉnh tấm cửa. Hàng trăm đám mây lửa ngùn ngụt bốc lên. Rồng như bay lượn trong biển lửa. Có lẽ những người thợ tài ba muốn ký thác những dấu vết của lịch sử trong bức chạm gỗ này. Khép hai cánh cửa lại, chúng ta nhìn thấy một bức tranh hoàn chỉnh: rồng chầu nguyệt. Cái khéo của bức chạm này là trên cùng một mặt phẳng, người thợ đã chạm những vết nổi, nét chìm, con rồng to, rồng nhỏ, gần xa, như cả một bầy rồng bay thong dong trong mây.Hàng năm, “xuân thu nhị kỳ” vào ngày 4 tháng giêng và trung tuần tháng 9 âm lịch, khách thập phương cuồn cuộn đổ về dự hội chùa. Từ xa, trên đê sông Hồng, mọi người đã nhìn thấy lá cờ thần to bằng gian nhà, bay trên đỉnh cột cờ cao 21m. Cột cờ lớn chốt vào bệ đá sâu hàng mét, vậy mà cờ bay còn rúng cả cột!

Tả một ngôi chùa ở quê hương em - Mẫu 10 - Chùa Làng

Tôi cũng như bao người khác đều có một ký ức tuổi thơ về quê hương, làng xóm. Trong đó ký ức của tôi về sinh hoạt và vui chơi ở nơi ngôi chùa Làng, cho đến giờ tôi vẫn không thể nào quên.

Đó là ngôi chùa của Làng, ngôi chùa tương đối cổ kính, không biết được xây dựng từ khi nào nhưng khi tôi lớn lên là ngôi chùa đã hiện diện và cổ kính rồi, tôi được biết theo “Địa phương ký làng Sơn Tùng” của tác giả chú Văn Hữu Tuất thì ngôi chùa làng đầu tiên được thành lập rất sớm vào khoảng năm 1754 (Giáp Tuất) do Ngài Tin Đức Bá Đoàn Phúc Hòa Vệ Long Võ cùng bà con dân làng trùng tu xây dựng.

Năm 1756 (Bính Tý) đời vua Lê Cảnh Hưng thứ 16, Thế Tôn Hiếu Võ Hoàng Đế Nguyễn Phúc Khoát (Chúa Đàng trong) ban bố tấm biển” Sắc tứ Sơn Tùng tự” và 4 câu đối…Vào ngày 25/2 – năm Kỷ Sửu chùa làng bị đốt cháy hoàn toàn, toàn bộ tài liệu quý giá bị thiêu rụi, chỉ sót lại tấm bia đá và cái chuông hiện đang còn để tại chùa.

Đầu thập niên 1960, Khuông hội Phật giáo làng Sơn Tùng xây dựng chùa mới trên nền chùa xưa, đúc tượng Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, Đại hồng chung…các ngài có công xây dựng lại chùa là các ngài: Văn Hữu Đối, Đoàn Quang Kháng, Văn Hữu Hạch, Hồ Đăng Chinh và Hồ Đăng Quát các ngài nay đã qua đời.

Chùa được tọa lạc ngay trung tâm dân cư của làng Sơn Tùng, ngôi chùa nhìn vào toát lên vẽ tôn nghiêm, hiền hòa và dễ gần gũi; có khuôn viên, quang cảnh thoáng mát, 2 bên sân chùa là 2 hàng cây nhãn tỏa bóng mát xum xuê. Tôi vẫn còn nhớ thuở nhỏ ngày nào, vào mùa hè lũ nhỏ chúng tôi đi học hè ở trường làng (trụ sở làng bây giờ) trường ở gần chùa, vào những lúc trưa hè, trời nắng gắt chúng tôi kéo nhau vào núp dưới hàng cây Nhãn xanh tỏa bóng mát nghe tiếng Ve hè kêu inh ỏi, chúng tôi càng thỏa sức vui chơi nô đùa, hồn nhiên. Phía trước chánh điện chùa cách chừng 300m có một Hồ sen rộng chừng 100m2, sen nở trắng phau, tỏa hương thơm ngát, nước hồ trong xanh. Sau những lần nô đùa, chạy nhảy, lũ trẻ chúng tôi kéo nhau xuống hồ lấy nước uống, lấy gương sen để ăn.

Tôi vẫn còn nhớ mãi, khi bước vào tuổi niên thiếu, ao ước làm sao để được tham gia lớp “oanh vũ” để được đến chùa sinh hoạt gia đình Phật tử, sau đó tôi cũng được diện cho mình một bộ áo lam tay ngằn, quần đùi để đi oanh vũ. Vui làm sao, hồn nhiên làm sao chiều chủ nhật hàng tuần tôi được sinh hoạt vòng tròn trước sân chùa do các đàn anh, đàn chị “Huynh trưởng” phụ trách, nhiều lắm, đến giờ tôi còn nhớ một vài anh chị đó là anh Văn Hữu Bích, anh Hồ Thiệu, anh Văn Luy, anh Đoàn Phước Dụng, chị Văn Thị Huệ, Hồ Thị Túy…Nói chung phong trào Phật tử và sinh hoạt gia đình Phật tử ở làng ta trước năm 1975 phát triển rất mạnh, hoạt động vô tư, tình cảm, trách nhiệm, thương yêu và hồn nhiên.

Sau giải phóng một thời gian dài, do tình hình kinh tế khó khăn chung của đất nước, trong đó có dân làng ta. Việc tu sửa, quan tâm xây dựng phát triển, tôn tạo của chùa có những hạn chế nhất định; phong trào tham gia khuông hội, gia đình Phật tử chưa được nhiệt tình hưởng ứng.

Đến năm 2008, bằng sự nỗ lực, quyết tâm của con dân trong làng đã huy động mọi nguồn lực, mọi sự ủng hộ từ toàn thể nhân dân trong làng, con dân đi làm ăn xa, các nhà hảo tâm đã sửa chữa và tổ chức “Đại Lễ Chẩn Tế Trai Đàn” hết sức hoành tráng và trang nghiêm nhằm để cầu siêu bạt độ cho hương linh con dân trong làng và nguyện cầu an lành, thạnh đạt, bình yên, mưa thuận gió hòa, ăn nên làm ra, con cháu học hành thành đạt…

hững năm gần đây, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp cùng với kinh tế của nhân dân trong làng có phần cải thiện nên phong trào tham gia tự nguyện cúng dường, đóng góp công, sức, tiền của để sửa chữa, tô quét lại ngôi chùa và vật kiến trúc của chùa ngày càng khang trang và đẹp đẽ, đặc biệt là tượng đá “ Phật Quan Âm Bồ Tát” do đệ tử Đoàn Mai Lương cúng dường được dựng ngay trước sân chùa.

Chùa cũng thành lập được Ban Nghi lễ (Khuôn hội) gồm có 07 người, do ông Văn Ích làm Trưởng Ban, ông Hồ Khoảng làm trưởng Ban Nghi lễ và 5 thành viên gồm ông Hồ Phò, ông Hồ Chiến, ông Đoàn Khách, ông Đoàn Phước Lư và ông Bình. Mặc dù Ban Nghi lễ chỉ có 07 người nhưng hoạt động, duy trì hương đăng, kinh kệ các ngày đại lễ, lễ Phật, vía Phật, ngày rằm…đồng thời nhiệt tình giúp đỡ các gia đình phật tử trong làng có nhu cầu tụng niệm phục vụ tang lễ, cúng giỗ…đã tạo nên nét văn hóa tâm linh gần gũi với mọi nhà.

Bên cạnh đó, hoạt động của gia đình Phật tử lớp thiếu sinh trong làng cũng được chùa quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ và hoạt động xây dựng phong trào, số lượng thiếu sinh khoảng 15-17 em; tuy nhiên, so với các địa phương khác thì phong trào gia đình Phật tử ở làng ta vẫn còn khiêm tốn nhiều mặt, do thiếu thủ lĩnh, thiếu đàn anh dẫn dắt, hầu hết số thanh niên trưởng thành đều đi làm ăn xa.

Sau bao nhiêu năm tôi xa cách ngôi chùa, những lần về thăm quê, tôi đều đến thăm, viếng ngôi chùa thân thương ở làng, khi đó bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ ấu của tôi hiện ra, làm cho tôi cảm xúc dâng trào, khó tả nổi, chỉ biết ngậm ngùi, thương nhớ và đầy lưu luyến. Đây là tâm trạng của tôi cũng như bao bao nhiêu người con xa quê hương khi nghĩ về quê hương, nơi có ngôi chùa làng thân thương

Tả một ngôi chùa ở quê hương em - Mẫu 11 - Chùa Hương

Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như in vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.

Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mở hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho con người.

Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.

Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.

Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù… Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền lụy của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.

Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, đi theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hòa với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khỏe khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.

Động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động.

Lên đến đây, từ trên cao nhìn xuống, cả bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt. Ruộng nương trông bé như bàn tay. Rừng mơ, rừng mận nở hoa trắng xóa cả vùng đồi núi xung quanh.

Động ăn sâu trong lòng núi, trông giống như một chiếc hàm rồng khổng lồ. Lòng động phẳng và rộng, có thể chứa mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh, những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng… Khách hành hương lầm rầm cầu nguyện, mong một cuộc sống bình an, no đủ và hạnh phúc.

Hai ngày liền mới thăm hết được phong cảnh Hương Sơn. Lúc lên xe ra về em ngoái đầu lại lưu luyến ngắm nhìn. Xa xa, nơi những dãy núi trập trùng, sương bốc lên mù mù như khói tỏa. Khung cảnh đẹp như trong mơ, làm say lòng biết bao du khách.

Tả một ngôi chùa ở quê hương em - Mẫu 12 - Chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ngôi chùa mang giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo và là nơi lưu trữ nhiều pho tượng phật quý giá.

Chùa Tây Phương nằm trên đồi Câu Lâu ở thôn Yên xã Thạch Xá – huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội. Theo các tư liệu để lại thì chùa xây từ đời Cao Biền (865 -875). Vào niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1705). Tây Vương Trịnh Tạc đi qua thấy cảnh trí trang nghiêm, bèn truyền cho sửa lại chùa và xây tam quan. Sau đó chùa bị tàn phá do chiến tranh. Đến nay Chùa Tây Phương đã được xây lại trên nền chùa cũ vào khoảng năm 1788 – 1789 dưới triều Tây Sơn với tên mới là “Tây Phương cổ tự”. Một số sách báo hay những tài liệu sử cũ còn ghi lại, núi chùa Tây Phương tên cổ gọi là núi Ngưu Lĩnh. Theo truyền thuyết phong thủy, thềm núi Ba Vì về phía Nam có dãy núi đất chạy xuống huyện Quốc Oai tựa như đàn trâu, có một ngọn núi như quay lại đón nước sông Tích phát nguyên từ các dòng suối trên núi Ba Vì chảy xuống quả núi đó được gọi là Ngưu Lĩnh sơn (núi con trâu) – chính là núi Tây Phương hiện nay. Chính vì thế, chùa Tây Phương hiện nay với kiểu kiến trúc cổ Việt Nam mang dáng dấp “Thượng sơn lâu đài, hạ sơn lưu thủy” là nơi địa linh của non sông đất nước ta.

Chùa Tây Phương là nơi tập trung nhiều pho tượng Phật được coi là nhiều kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Tây Phương, ta có thể miêu tả chi tiết về những bức tượng phật nơi đây. Theo một số tài liệu lịch sử, nguồn gốc của những pho tượng phật trong chùa chính là hiện thực cuộc sống nghèo nàn khổ chực và nạn đói mà nhân dân phải chịu ở thế kỷ XVIII. Chùa có 72 pho tượng phật được tạc bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng trong đó có 18 pho tượng thuộc nhóm tượng La Hán chính là hình tượng đã được các nghệ nhân điêu khắc mượn sự tích tu hành của các vị đệ tử Phật nhằm mô tả những con người sống trong xã hội đương thời. Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dân gian, các pho tượng hiện ra mỗi người một vẻ, một phong cách khác nhau với những đường nét, hình khối, dáng điệu vô cùng sinh động.Mỗi pho tượng ở đây có sự hài hòa về nội tâm và ngoại hình, mang biểu tượng một nỗi đau khôn nguôi của con người: buồn vui lẫn lộn, suy tưởng, giả say, thiếu ngủ…Nét mặt khắc khổ từ bi, từng nếp nhăn trên vầng trán, từng mạch máu, đường gân, thớ thịt, khớp xương, đôi môi, con mắt đến trang phục xiêm y đều được bàn tay nghệ nhân khắc họa diệu kỳ.

Chùa Tây Phương là niềm tự hào của người dân Thạch Xá nói riêng và của Việt Nam nói chung. Nó xứng đáng được bảo tồn và lưu truyền mãi mãi về sau. Nếu có dịp về thăm quê hương tôi, tôi sẽ sẵn sàng làm hướng dẫn viên du lịch để thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương để các bạn hiểu rõ hơn.

Tả một ngôi chùa ở quê hương em - Mẫu 13 - Chùa Bái Đính

Nếu tới Tràng An ta đắm chìm trong vẻ đẹp nguyên sơ của cảnh sông nước thì đến khu du lịch văn hóa Bái Đính, ta lại chứng kiến vẻ trang nghiêm của tượng đài, chùa chiền. Bái Đính được coi là quần thể ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á có lẽ không chỉ bởi diện tích rộng lớn mà còn bởi kiến trúc tinh tế, kĩ xảo.

Dọc dãy hành lang, năm trăm bức tượng vị la hán tạc bằng đá mỗi người một tư thế tạo ấn tượng mạnh mẽ với du khách. Tới điện Pháp Chủ, điện Tam Thế, bao trùm lên không gian là sự tĩnh lặng, trang nghiêm. Ai cũng thành tâm lễ bái để tâm hồn được thảnh thơi, cầu bình an, may mắn. Nơi đây được coi là quần thể ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Ngắm nhìn bức tượng Phật bằng đồng dát vàng, bức tượng Di Lặc bằng đồng, ta mới thấy được nghệ thuật thuần Việt qua đó thể hiện sự coi trọng văn hóa tín ngưỡng của dân tộc ta.

Điện Quan Âm, được làm bằng gỗ thiết- loại gỗ quý. Điện Quan Âm gồm 7 gian với gian giữa của điện đặt tư­ợng Quan Âm Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt để thể hiện sự bao quát cứu vớt và phổ độ chúng sinh của Phật bà trên thế gian. Tượng Phật bà đúc bằng đồng nặng 80 tấn, cao 9.57 mét. Tòa bảo tháp ở Chùa Bái Đính hiện đang trưng bày xá lợi Phật linh thiêng từ Ấn Độ và Miến Điện. Trần bảo tháp được thiết kế theo phong cách Ấn Độ huyền bí thu hút khách thập phương. Hàng nghìn bức tượng nhỏ được đặt trang trí quanh bảo tháp tạo thành thế vững trãi, uy nghi. Với ưu thế của một quần thể chùa rộng, lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội lớn, thu hút đông du khách tham gia nhất là lễ hội xuân.

Cụm di sản văn hóa thiên nhiên Tràng An, Bái Đính được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ vừa hoang sơ, bí ẩn vừa thơ mộng cùng dòng nước uốn quanh các hang động.

Tả một ngôi chùa ở quê hương em - Mẫu 14 - Chùa Thiên Mụ

Huế có tất cả 99 ngôi chùa; nhiều chùa được nhắc đến trong dân ca; tô điểm cho Huế “đẹp và thơ”:

“Đông Ba, Gia Hội hai cầu,

Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông”.

Nhưng đẹp nhất, cổ kính nhất, kì vĩ nhất là chùa Thiên Mụ. Chùa được xây dựng trên Thiên Mụ Sơn (núi Bà Trời) từ đầu thế kỉ XVII, sau đó được trùng tu nhiều lần. Đứng trên cầu Tràng Tiền, du khách nhìn thấy tháp Phước Duyên hình bát giác, bảy tầng, cao 22 mét vút lên giữa trời xanh. Chuông chùa Thiên Mụ được đúc vào năm 1710 nặng trên 3 tấn; tiếng chuông ngân buông vào lúc sáng sớm, lúc hoàng hôn làm cho bài thơ tình xứ Huế thêm diễm lệ.

Nhớ đến thăm vườn chùa, nhiều loài hoa đẹp và quý bao bọc lấy những bia đá cẩm thạch dựng trên lưng rùa đồ sộ, được chạm trổ tinh vi. Và còn có hàng trăm, hàng nghìn pho tượng bằng đồng, bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng bày đặt trong các điện Đại Hùng, Địa Tạng, Quan Âm,…

Chùa Thiên Mụ đã soi bóng xuống Hương Giang hơn 400 năm. Nhưng chùa xưa ngày một thêm huy hoàng, tráng lệ.

Tả một ngôi chùa ở quê hương em - Mẫu 15 - Chùa Một Cột

Ai đã từng đến thăm một lần thì khó có thể quên được vẻ đẹp của chùa Một Cột. Nằm giữa một hồ sen, chùa giống như một bông sen quý nhất đang toả hương. Những cây đại đứng cạnh chùa như tô điểm thêm không gian cổ kính.

Mái chùa cong với nhiều đường nét tinh tế. Chùa ngự mình trên những thanh gỗ chắc chắn và có lẽ đã rất nhiều năm tuổi. Thân chùa là một cái cột rất lớn, màu nâu trầm tĩnh. Những bậc thang lên chùa đã bạc màu vì sương gió.

Mấy chậu hoa hai bên lối vào chúa đứng lặng lẽ như những chàng lính chăm chỉ canh gác ngày đêm. Vào những ngày hè, khi ánh nắng vàng chiếu xuống chùa Một Cột sáng rực lên như nụ sen hồng nở tung mình khoe sắc vẻ đẹp ấy thật cổ kính và thiêng liêng.

Tả một ngôi chùa ở quê hương em - Mẫu 16 - Chùa Hương

Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như in vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.

Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mở hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho con người.

Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.

Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.

Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù… Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền lụy của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.

Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, đi theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hòa với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khỏe khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.

Động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động.

Lên đến đây, từ trên cao nhìn xuống, cả bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt. Ruộng nương trông bé như bàn tay. Rừng mơ, rừng mận nở hoa trắng xóa cả vùng đồi núi xung quanh.

Động ăn sâu trong lòng núi, trông giống như một chiếc hàm rồng khổng lồ. Lòng động phẳng và rộng, có thể chứa mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh, những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng… Khách hành hương lầm rầm cầu nguyện, mong một cuộc sống bình an, no đủ và hạnh phúc.

Hai ngày liền mới thăm hết được phong cảnh Hương Sơn. Lúc lên xe ra về em ngoái đầu lại lưu luyến ngắm nhìn. Xa xa, nơi những dãy núi trập trùng, sương bốc lên mù mù như khói tỏa. Khung cảnh đẹp như trong mơ, làm say lòng biết bao du khách.

Tả một ngôi chùa ở quê hương em - Mẫu 17 - Chùa Trấn Quốc

Nhắc đến chùa Hà Nội không thể không nhắc đến chùa Trấn Quốc - một trong những ngôi chùa cổ lịch sử lâu đời nhất nơi đây. Chùa Trấn Quốc cũng là một trong những niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.

Theo sử sách ghi chép lại thì chùa Trấn Quốc vốn có tên là chùa Khải Quốc, bắt đầu dựng từ thời Lý Nam Đế tại một thôn quê gần bờ sông Hồng. Chùa được dời vào và dựng trên nền xưa của cung Thúy Hoa, điện Hàn Nguyên vào năm 1615. Những năm về sau, được sự hỗ trợ của vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị cùng đóng góp của nhân dân chùa được trùng tu lại, đặt thêm chuông tượng và mở rộng diện tích. Năm 1842, vua Thiệu Trị quyết định đổi tên chùa thánh Trấn Bắc. Đến đời vua Lê Hy Tông, chùa đổi tên là Trần Quốc và được dùng cho đến ngày nay.

Chùa Trấn Quốc nằm trên đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Chùa tọa lạc tại một hòn đảo phía đông Tây Hồ của một hồ nước ngọt rộng lớn.

Phía trên của chùa là hai câu đố được viết bằng chữ Nôm: "Vang tai xe ngựa qua đường tục/ Mở mặt non sông đứng cửa thiền", ngoài ra, con được ghi thêm ba chữ Phương điện môn ở trung tâm.

Chùa có kết cấu được thiết kế theo những nguyên tắc, trình tự nhất định. Có ba ngôi chính với nhiều lớp nhà, được nối thành hình chữ công, bao gồm Tiền đường, thượng điện và nhà thiêu hương. Tiền đường của chùa Trấn Quốc hướng về phía Tây. Có hai dãy hành lang dài ở hai bên nhà thượng điện và nhà thiêu hương. Có một gác chuông ba gian nằm trên trục sánh chính, ở phía sau thượng điện.

Bên trong chùa Trấn Quốc còn có các nhà tổ, nhà bia và một số mộ tháp cổ. Mộ tháp cổ nổi bật trong khuôn viên của chùa là Bảo tháp lục độ đài sen. Bao tháp cổ cao hơn 15m với 11 tầng. Mỗi tầng đều được đặt những pho tượng Phật bà trong các ô cửa hình vòm. Đỉnh tháp được gọi là Cửu phẩm liên hoa vì nó là đài sen 9 tầng, được làm từ đá quý. Đối xứng với bảo tháp là một cây bồ đề lớn với ý nghĩa: "Hoa sen tượng trưng cho Phật tính chân, như tính sinh ở dưới bùn mà không bị ô uế. Bồ đề là trí giác, trí tuệ vô thượng. Tất cả đều hàm ý nghĩa bản thể và hiện tượng của các pháp".

Chùa Trấn Quốc không chỉ là ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo mà còn là một biểu tượng của nền văn hóa lâu đời của người dân Hà Nội nói riêng, của Việt Nam nói chung. Hơn nữa, ngôi chùa còn là một trong những minh chứng rõ nét cho sự phát triển Phật giáo ở Việt Nam.

Có thể thấy rằng, kiến trúc chùa có sự hài hòa giữa tính uy nghiêm, cổ kính với sự thanh nhã, yên bình của cảnh quan. Nhớ vậy mà nơi đây thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, đặc biệt là các tín đồ phật tử. Hy vọng rằng trong tương lai những nét văn hóa của chùa sẽ được lưu giữ và phát triển hơn nữa.

Tả một ngôi chùa ở quê hương em - Mẫu 18 - Chùa Yên Tử

Quảng Ninh được mệnh danh là "Đất tổ Phật giáo Việt Nam" và gắn liền với Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Nhắc đến Quảng Ninh ta không thể không nhắc đến di tích chùa Yên Tử nổi tiếng. Chùa Yên Tử bao gồm một hệ thống các chùa, am, với những giá trị lịch sử lâu đời gắn liền với thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Nơi đây được ví như chốn bồng lai tiên cảnh, là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách thập phương trong và ngoài nước.

Núi Yên Tử (Uông Bí - Quảng Ninh) là một ngọn núi cao và đẹp, nổi tiếng được mệnh danh là "đệ nhất linh sơn" hay "Phật sơn" của nước ta, non thiêng Yên Tử nổi tiếng nhất là quần thể chùa Yên Tử với văn hóa tâm linh và các di tích lịch sử về Phật giáo, Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Dòng chảy lịch sử Phật giáo tại Yên Tử bắt nguồn từ khi vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho vua Trần Anh Tông, với lòng thành hướng về chốn non cao tầm đạo, năm 1299 vua Trần Nhân Tông đến mảnh đất Yên Tử, bắt đầu cuộc sống tu hành theo 12 điều khổ hạnh, cho xây dựng hệ thống các chùa chiền, am, tháp, mỗi chùa lại có những sự tích riêng. Danh thắng Yên Tử với đỉnh núi cao 1068m so với mực nước biển nên đỉnh núi lúc nào cũng có mây mù bao phủ, lại thêm phong cảnh thiên nhiên hữu tình, đa dạng và phong phú các loài động, thực vật, tiêu biểu có các cây đại thụ như cây tùng cổ 700 tuổi, cây đại cổ, các động vật tiêu biểu như cu li lớn, khỉ mặt đỏ, sơn dương, rồng đất,...Xung quanh quần thể chùa Yên Tử là các di tích và thắng cảnh nổi tiếng như Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Khu di tích lịch sử nhà Trần. Chúng ta bắt đầu hành trình lên đỉnh Yên Tử tại dòng suối Giải Oan và ngôi chùa Giải Oan, chính Phật Hoàng đã đặt tên Giải Oan nhằm giúp siêu độ cho những cung nữ theo hầu vua đã nhảy xuống suối tự vẫn khi vua không cho theo hầu hạ. Chùa Giải Oan vốn linh thiêng có tiếng, lưng tựa vách núi, mặt hướng ra dòng suối róc rách đêm ngày, đứng dưới chùa Giải Oan nhìn lên sẽ thấy ngọn núi Yên Tử cao vời vợi. Chùa Hoa Yên được coi là ngôi chùa chính của hệ thống chùa Yên Tử, chùa ở lưng chừng núi, thế rất vững chãi, cảnh trí nơi đây vô cùng tuyệt đẹp với trăm hoa đua nở, những đám mây dường như cũng kết thành những đóa hoa giăng trước cửa chùa. Con đường hành hương lên đỉnh Yên Tử luôn có những bậc đá và hàng cây xanh hai bên đường, hàng Tùng cổ thụ 700 tuổi với rễ bám sâu vào vách núi, tán rộng khổng lồ che rợm đường cho người phật tử. Vườn tháp trung tâm của chùa Yên Tử là khu Tháp Tổ gồm 64 ngọn tháp và mộ, ngoài ra còn có các am như am Ngự Dược, am Thung là nơi nghiên cứu, bào chế và sản xuất thuốc từ các loại thảo dược trên núi Yên Tử. Đặc biệt nhất là chùa Một Mái nằm ẩn sâu trong hang núi, chỉ phô ra bên ngoài nửa mái, cảnh chùa tĩnh lặng, thanh thoát dường như là một thế giới khác cách xa nơi trần tục. Ngoài các di tích chùa, am, tháp, nơi đây còn có Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử - thiền viện lớn nhất Việt Nam với kiến trúc uy nghiêm, khang trang và bề thế. Ngôi chùa cao nhất của Yên Tử là chùa Đồng, Phật Hoàng đã chọn nơi đây để tĩnh thiền, toàn bộ kết cấu đều được làm bằng đồng kể cả đồ thờ tự nhằm thích ứng được với khí hậu ẩm ướt quanh năm. Nếu bạn không muốn phải đi bộ đến 6 cây số đường rừng núi gập ghềnh đá để lên đỉnh Yên Tử thì ngày nay bạn có thể đi cáp treo, hệ thống cáp treo hiện đại gồm hai chặng, từ chân núi lên đến chùa Hoa Yên và từ chùa Hoa Yên lên đến chùa Đồng, khi đi bằng cáp treo du khách cũng sẽ được ngắm toàn cảnh vùng núi Yên Tử. Với ý nghĩa là "Đất tổ Phật giáo Việt Nam", chùa Yên Tử là một trong những thắng tích Phật giáo được lựa chọn để các đại biểu tham dự lễ Phật đản trên khắp thế giới đến tham quan, chiêm bái. Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm từ ngày mùng 10 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3, mỗi dịp lễ hội thu hút hàng triệu du khách thập phương đến tham quan, lễ bái và cầu an.

Chùa Yên Tử hay quần thể di tích Phật giáo Yên Tử nói chung là một niềm tự hào đối với mỗi người dân Việt Nam, đó là minh chứng cho nét đẹp văn hóa tâm linh của dân tộc ta, về với Yên Tử như được trở về cội nguồn, về miền đất tổ của nền Phật giáo nước nhà.

Tả một ngôi chùa ở quê hương em - Mẫu 19 - Chùa Hương

Tôi có nghe một bài hát mở đầu bằng những câu hát rất dễ thương, tươi tắn như sau:

"Hôm qua em đi chùa Hương
Hoa cỏ còn mờ hơi sương
Cùng thầy mẹ em vấn đầu soi gương."

Tôi cũng lại đọc một bài hát nói của Chu Mạnh Trinh rằng:

"Bầu trời, cảnh bụt,
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.
Kìa non non, nước nước, mây mây,
Đệ nhất động hỏi là đây có phải?"

Tựu chung lại cả hai tác phẩm ấy đều nói về một địa điểm vô cùng nổi tiếng mà theo cách gọi của dân gian là Chùa Hương, nhưng chính xác nó không chỉ là một ngôi chùa riêng biệt mà là một quần thể di tích văn hóa - tôn giáo lớn gọi là Hương Sơn có tuổi đời lên tới vài trăm năm từ thuở vua Lê-chúa Trịnh. Chùa Hương không chỉ mang trong mình vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình tựa như chốn bồng lai tiên cảnh, mà còn mang trong mình sự thanh tịnh, không khí thâm nghiêm của chốn thiền tu. Một lần bước chân đến Hương Sơn dường như khách lữ hành cũng bỏ lại sau lưng mọi nỗi lo trần thế để được tịnh tâm ngắm nhìn phong cảnh núi non, đền chùa, nơi được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhất động" này.

Quần thể di tích chùa Hương được xây dựng vào cuối thế kỷ thế kỷ 17 khoảng những năm 1680-1704, việc ra đời của ngôi chùa cũng có nhiều sự tích, nhiều người thắc mắc rằng tại sao lại có hai ngôi chùa tên Hương Tích, một ở Hà Tĩnh và một ở Hà Nội. Chuyện kể rằng, thuở xưa các phi tần, mỹ nữ của chúa quê gốc phần lớn ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh nên cứ mỗi độ xuân về các bà thường hay ngược về Hà Tĩnh để trẩy hội chùa Hương, dâng hương kính Phật. Đó vốn là chuyện tốt đẹp thế nhưng chúa Trịnh lại có mối nghi ngại, sợ phi tần chịu đường xa cực khổ, và vài lý do tế nhị thế nên chúa quyết định cho xây dựng thêm một chùa Hương Tích ở tại Hà Nội để cho các bà trẩy hội được gần hơn. Hiện nay, quần thể di tích này tọa lạc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, bên cạnh sông Đáy, trong đó trung tâm cụm di tích là chùa Hương nằm trong động Hương Tích, người ta còn gọi là chùa Hương Tích hoặc chùa Trong.

Về kết cấu kiến trúc, quần thể di tích Hương Sơn là nơi quy tụ của hàng chục ngôi chùa lớn thờ Phật, nhiều ngôi đền thờ thần, thánh cùng các ngôi đình thờ khác, điểm độc đáo của khu di tích chính là lối kiến trúc kết hợp giữa phong cảnh thiên nhiên núi xanh, nước biếc, mây trắng lượn lờ cùng với hệ thống hang động tự nhiên và các kiến trúc chùa chiền cổ xưa, tạo nên một không gian vừa mang vẻ đẹp trữ tình thơ mộng vừa mang vẻ thoát tục, thiêng liêng chốn cửa Phật. Men dọc theo thung lũng suối Yến là những công trình kiến trúc tiêu biểu của chùa Hương bao gồm chùa Ngoài, tên khác là chùa Trò hay chùa Thiên Trù. Bên trong ngôi chùa này có tháp chuông, với lối kiến trúc độc đáo gồm ba tầng mái, trên tầng cao nhất lộ ra hai đầu hồi tam giác, Chu Mạnh Trinh có câu thơ nhắc về tháp chuông này như sau "Thoảng bên tai một tiếng chày kình/Khách tang hải giật mình trong giấc mộng". Trung tâm của khu di tích chính là chùa Hương, hay còn gọi là chùa Trong, chùa Hương tích, đây không phải là ngôi chùa nhân tạo mà nó thực tế là một hang động lớn, vách động có khắc 5 chữ là bút tích cảu chúa Trịnh Sâm "Nam thiên đệ nhất động", thể hiện tấm lòng ngưỡng mộ của ngài với vẻ đẹp của chốn Hương Sơn. Ngoài hai bộ phận kiến trúc chính thì, còn các công trình kiến trúc khác có thể tóm lược trong 2 câu thơ sau:

"Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh"

Trong đó, suối Giải Oan và chùa Cửa Võng là hai địa điểm nằm ở dọc quãng đường từ chùa Thiên Trù đến chùa Hương Tích, am Phật Tích tương truyền là nơi Quan Thế m bồ tát độ kiếp, động Tuyết Quynh hay chùa Tuyết Quynh là một ngôi chùa nhỏ tọa lạc gần với động Hương Tích.

Hội chùa Hương chính là một trong những lễ hội lớn nhất ở miền Bắc nước ta, mỗi năm thu hút đến hàng triệu du khách cùng phật tử khắp mọi miền tổ quốc đổ về đây trẩy hội, thăm quan và dâng hương kính phật. Lễ hội bắt đầu từ ngày 6/2 âm lịch hằng năm, kết thúc vào khoảng hạ tuần tháng âm lịch, trong đó chính thức diễn ra trong khoảng 4 ngày từ ngày 15 đến 18 tháng 2 âm lịch. Phù hợp với không khí linh thiêng và thanh tịnh chốn cửa Phật thế nên phần lễ của lễ hội chùa Hương diễn ra một cách đơn giản, biểu hiện rõ rệt nhất ấy là làn khói xanh nghi ngút, hương thơm thoang thoảng của nhang đèn không bao giờ dứt trong những ngày hội, khiến cho không khí nơi đây lại càng thêm phần thanh tao, nhã nhặn. Người đi dâng lễ cũng chỉ chuẩn bị một ít nhang đèn, hoa quả và đồ ăn chay đặt lên điện thờ, thắp nén hương thơm, thành tâm khấn vái đúng với quy cách của một Phật tử giác ngộ rồi đi thăm thú cảnh sắc xung quanh thanh lọc tâm hồn hoặc tham gia vào phần hội. Phần hội thì cũng giống nhiều cách lễ hội phổ biến khác, gồm có lễ rước và lễ văn, sau đó là các hoạt động vui chơi nhẹ nhàng bên ngoài như bơi thuyền vãn cảnh, hát chèo, hát văn,... Có thể thấy rằng cả phần lễ và phần hội của lễ hội chùa Hương đều thiên về sự nhã nhặn, tinh tế, không quá nô nức, ồn ào phá hỏng cảnh thiêng liêng, mỗi một con người bước chân đến nơi đây đều hưởng một niềm vui hiếm có, ấy là cảm giác thanh tịnh tâm hồn, niềm vui sướng khi bắt gặp cảnh sắc độc đáo tựa chốn bồng lai tiên cảnh.

Di tích chùa Hương và lễ hội chùa Hương đã ăn sâu vào tiềm thức và văn hóa tín ngưỡng tôn sùng đạo phật, đạo giáo và cả nho học của người dân Việt Nam, đặc biệt với vẻ đẹp hiếm có bởi sự kết hợp tinh tế giữa cảnh thiên nhiên và các công trình kiến trúc nhân tạo đã đưa nơi đây trở thành nguồn cảm hứng bất tận của các văn nhân, thi sĩ xưa và nay. Trong bài tôi đã nhắc đến nhiều câu thơ có trong Hương Sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Trinh, một bài hát nói được xem là áng văn kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam, ngoài ra có thể nhắc đến Hồ Xuân Hương với bài vịnh Động Hương Tích, hay Tản Đà với bài thơ Chơi chùa Hương Tích. Trong âm nhạc có một bài hát nổi tiếng, với giai điệu tươi vui, mang âm hưởng dân ca ấy là bài Em đi chùa Hương, phổ nhạc từ thơ của Nguyễn Nhược Pháp, từng một thời được phát đi phát lại trên ra-đi-ô, mà thế hệ ông bà ta vẫn thuộc trong lòng.

Phong cảnh chùa Hương có lẽ rằng vẫn còn đẹp và đặc sắc hơn tất cả những gì mà thơ ca đã vẽ nên, bởi chỉ có dùng chính đôi mắt, đôi tai và tâm hồn thanh tịnh thì con người ta mới có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp kỳ diệu ấy, thứ mà chẳng giấy bút nào viết nên được. Nếu ai có dịp ghé thăm Hà Nội một lần, hãy ghé thăm quần thể di tích Hương Sơn một lần để cảm nhận được cái vẻ thơ mộng trữ tình của trời mây non nước kết hợp với nét thâm nghiêm, thanh tịnh chốn thiền tu, được thế có lẽ cuộc đời chẳng còn gì sung sướng hơn.

Tả một ngôi chùa ở quê hương em - Mẫu 20 - Chùa Thiên Mụ

Mảnh đất cố đô Huế thâm trầm, sâu lắng ghi dấu về triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta với những công trình lăng tẩm, đền đài và nền nhã nhạc cung đình Huế. Khi nhắc đến thời kì hưng thịnh của Phật giáo Đàng trong, người ta thường gợi nhớ đến ngôi chùa Thiên Mụ - một vẻ đẹp thanh tịnh bên dòng sông Hương thơ mộng.

Chùa Thiên Mụ nằm trên một ngọn đồi (đồi Hà Khê) bên phía tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km. Theo truyền thuyết khi chúa Nguyễn Hoàng đi dọc bờ sông Hương xem xét địa thế nơi đây để chuẩn bị cơ đồ nghiệp lớn, xây dựng giang sơn đã nhìn ra ngọn đồi Hà Khê với thế đất hình con rồng quay đầu nhìn lại, Chúa đã cho xây dựng một ngôi chùa trên đồi, hướng về phía sông Hương đặt tên là "Thiên Mụ". Năm Tân Sửu 1601 chùa Thiên Mụ chính thức được khởi công xây dựng dưới thời chúa Tiên - Nguyễn Hoàng, giai đoạn 1691 - 1725 chùa được xây dựng quy mô hơn và trùng tu với nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như: Điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh,... còn rất nhiều công trình không giữ được đến ngày nay.

Đến năm 1844 chùa lại được kiến trúc lại với ngôi tháp bát giác Phước Duyên, đình Hương Nguyện. Trận bão lịch sử năm 1904 quét qua đã tàn phá chùa với nhiều công trình hư hỏng mãi đến năm 1907 mới được xây dựng lại nhưng không được như trước. Qua nhiều đợt kiến trúc, trùng tu, ngày nay chùa vẫn giữ được nhiều những công trình quy mô, đồ sộ và nhiều những cổ vật quý giá như tượng phật, những bức hoành phi câu đối. Tháp Phước Duyên trở thành biểu tượng của chùa Thiên Mụ, tháp cao 21m gồm 7 tầng, mỗi tầng đều có tượng Phật. Lầu Tàng Kinh là nơi chứa 1000 bộ kinh Phật mà chúa Quốc đã cho người sang Trung Quốc để mua. Khuôn viên chùa khá rộng, quang đãng và thoáng mát với những vườn hoa cỏ, hòn non bộ, hàng loạt những bia đá ghi lịch sử xây dựng chùa và các bài thơ văn của nhà vua, đặc biệt là bài thơ "Thiên Mụ chung thanh" do vua Thiệu Trị sáng tác được đặt ở cổng chùa. Không có gì bàn cãi khi chùa Thiên Mụ được coi là ngôi chùa đẹp nhất xứ Huế nói riêng và đàng trong nói chung, nơi đây không chỉ mang ý nghĩa tâm linh thờ Phật mà đã từng trở thành nơi lập đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn. Tại chùa Thiên Mụ còn lưu giữ di vật chiếc ô tô của cố Hòa Thượng Thích Quảng Đức để lại sau khi châm lửa tự thiêu trên đường phản đối chính sách đàn áp Phật giáo.

Là ngôi chùa thu hút nhiều khách du lịch nhất ở Huế, chùa Thiên Mụ mang trong mình những dấu ấn lịch sử, vẻ đẹp thanh tịnh, trầm mặc. Đến với xứ Huế ta cảm nhận được nét mộng mơ, trữ tình, và đến thăm chùa Thiên Mụ ta sẽ được lắng đọng tâm hồn, tìm lại bình yên giữa cuộc sống xô bồ nhộn nhịp.

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống