Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 7 trang gồm 12 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Địa Lí 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 35 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lí 10.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 35 có đáp án: Vai trò, nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm ngành dịch vụ:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ LỚP 10
BÀI 35: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
Câu 1: Nhân tố nào dưới đây là điều kiện tiền đề để phát triển ở du lịch Việt Nam?
A. Lực lượng lao động dồi dào.
B. Nhu cầu du lịch lớn.
C. Di sản văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên.
D. Cơ sở hạ tầng du lịch.
Lời giải:
Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử, nhân văn có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch. Đây là điều kiện cơ sở để phát triển các ngành du lịch.
Ví dụ: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, các di tích văn hóa lịch sử được UNESCO công nhận => ngành dịch vụ du lịch phát triển mạnh, đây là hai trung tâm du lịch lớn ở nước ta.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Ngành dịch vụ nào dưới đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh:
A. Giao thông vận tải
B. Tài chính
C. Bảo hiểm
D. Các hoạt động đoàn thể
Lời giải:
Dịch vụ kinh doanh bao gồm các ngành: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản, tư vấn, các dịch vụ nghề nghiệp,...
=> Hoạt động đoàn thể không thuộc nhóm dịch vụ kinh doanh mà thuộc nhóm dịch vụ công.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng
A. Cao trong cơ cấu GDP của tất cả các nước trên thế giới.
B. Cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước phát triển.
C. Thấp nhất trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển.
D. Cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển.
Lời giải:
Trong cơ cấu GDP: Các nước phát triển trên 60%, các nước đang phát triển thường dưới 50%
=> Như vậy các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước phát triển.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Ý nào sau đây đúng với ngành dịch vụ:
A. Phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
B. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất.
C. Tham gia vào khâu cuối cùng của các ngành sản xuất.
D. Không tác động đến tài nguyên môi trường.
Lời giải:
- Khái niệm dịch vụ: là hoạt động kinh tế - xã hội, có tạo ra giá trị mà không nằm trong lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp; công nghiệp - xây dựng cơ bản, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
=> Đáp án A đúng
- Công nghiệp và nông nghiệp trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng dịch vụ không trực tiếp tạo ra của cải vật chất -> Loại B
- Dịch vụ vận tải có vai trò chuyên chở nguyên nhiên liệu từ nơi khai thác đến nhà máy sản xuất và phân phối sản phẩm đến thị trường tiêu dùng -> như vậy nó tham gia vào cả khâu đầu tiên và cuối cùng của các ngành sản xuất vật chất => loại đáp án C
- Hoạt động du lịch sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên (bãi biển, hang động, sông suối…) -> Nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ô nhiễm và tàn phá các tài nguyên này (ví dụ: sau các mùa lễ hội -> nhiều bãi biển bị ô nhiễm nặng do rác thải con người) => Loại đáp án D
=> Phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt là vai trò của dịch vụ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Ý nào dưới đây không thuộc vai trò của các ngành dịch vụ?
A. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất.
B. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm.
C. Tạo ra một khối lượng của cải lớn cho xã hội.
D. Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên và các di sản văn hóa, lịch sử, các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại.
Lời giải:
Các ngành nông nghiệp và công nghiệp trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội: nông nghiệp tạo ra lương thực thực phẩm; công nghiệp tạo ra máy móc thiết bị và vật phẩm tiêu dùng. Dịch vụ không phải là ngành trực tiếp tạo ra của cải vật chất và nó không thuộc ngành nông nghiệp, công nghiệp.
=> Đây cũng là điểm phân biệt giữa dịch vụ với công nghiệp và nông nghiệp
=> Như vậy: Tạo ra một khối lượng của cải lớn cho xã hội không phải là vai trò của ngành dịch vụ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Dịch vụ tiêu dùng bao gồm:
A. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc
B. Các dịch vụ hành chính công
C. CTài chính, bảo hiểm
D. Bán buôn, bán lẻ, du lịch, y tế, giáo dục, thể thao
Lời giải:
Dịch vụ tiêu dùng gồm: thương mại, sửa chữa, khách sạn, du lịch, dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, thể thao), cộng đồng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến
A. Sự phân bố các mạng lưới dịch vụ.
B. Nhịp điệu phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
C. Đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.
D. Sức mua và nhu cầu dịch vụ.
Lời giải:
Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến việc đầu tư, bổ sung lao động dịch vụ. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp cao mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ.
Ví dụ: Kinh tế phát triển, nhiều máy móc (máy cày) người nông dân làm việc ít (nông nghiệp ít lao động), phát triển ngành dịch vụ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư ảnh hưởng đến
A. Cơ cấu ngành dịch vụ.
B. Sức mua, nhu cầu dịch vụ.
C. Hình thành các điểm du lịch.
D. Mạng lưới ngành dịch vụ.
Lời giải:
Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng đến sự phát triển của mạng lưới dịch vụ.
Ví dụ: Dân cư đông, mạng lưới dịch vụ dày, dân cư phân tán, khó khăn cho ngành dịch vụ.
Cụ thể dễ dàng quyết định thành lập một trường cấp I cho một làng 4 đến 5 nghìn dân, khó lập một trường cho một bản có 4 đến 5 trăm dân.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Các trung tâm dịch vụ lớn nhất trên thế giới là:
A. Lôt an-giơ-let, Si-ca-gô, Oa-sinh-tơn, Pa-ri, Xao Pao-lô.
B. Phran-phuốc, Bruc-xen, Duy-rich, Xin-ga-po.
C. Niu-Iooc, Luân Đôn, Tô-ky-ô.
D. Luân Đôn, Pa-ri, Oa-sinh-tơn, Phran-phuốc.
Lời giải:
Trên thế giới các thành phố cực lớn, đồng thời là trung tâm dịch vụ lớn: NiuIooc (Bắc Mĩ, Luân Đôn (Tây Âu), Tôkyô (Đông Á).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với:
A. Các trung tâm công nghiệp
B. Các ngành kinh tế mũi nhọn
C. Sự phân bố dân cư
D. Các vùng kinh tế trọng điểm
Dịch vụ tiêu dùng bao gồm các ngành như: bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, thể dục thể thao…).
=> Đây là những ngành phục vụ nhu cầu sử dụng của con người -> vì vậy sự phân bố của dịch vụ tiêu dùng gắn bó chặt chẽ với sự phân bố của dân cư.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Hà Nội được xem là trung tâm dịch vụ lớn hàng đầu của nước ta, nguyên nhân vì:
A. Hà Nội có dân cư tập trung đông đúc, mật độ dân số cao, quy mô dân số tăng liên tục.
B. Có lịch sử phát triển lâu đời với truyền thống nghìn năm văn hiến.
C. Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục hàng đầu cả nước, tập trung dân cư đông đúc (là đô thị đặc biệt).
D. Hà Nội là thủ đô của nước ta, tập trung nhiều trung tâm hành chính, văn hóa, giáo dục hàng đầu cả nước.
Lời giải:
- Hà Nội là trung tâm kinh tế - công nghiệp lớn nhất khu vực phía Bắc nước ta, vì vậy các hoạt động dịch vụ kinh doanh (giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc, bất động sản…) phát triển mạnh mẽ.
- Hà Nội là thủ đô của cả nước, tập trung nhiều trung tâm chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục hàng đầu của nước ta (văn phòng Quốc hội, các Bộ ngành, Bảo tàng quốc gia, bệnh viện tuyến trung ương như: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện K, bệnh viện Nhi trung ương…; các trường Đại học lớn: Đại học Y Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Bách Khoa…)
- Hà Nội là đô thị đặc biệt của nước ta, tập trung dân cư đông đúc từ nhiều vùng di cư về, mật độ dân số cao, lối sống thành thị phổ biến => nên nhu cầu dịch vụ hết sức đa dạng, đặc biệt là dịch vụ tiêu dùng (nhà hàng, khách sạn, làm đẹp…)
=> Vì vậy, Hà Nội được xem là trung tâm dịch vụ lớn hàng đầu của nước ta.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Cho bảng số liệu
SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VÀ DOANH THU DU LỊCH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu?
A. Pháp là nước có số lượng khách du lịch đến nhiều nhất và gấp 2,9 lần Mê - hi - cô.
B. Trung Quốc là nước có ngành du lịch đứng hàng đầu.
C. Anh là nước có doanh thu du lịch trên lượt khách rất cao.
D. Tây Ban Nha có số lượng khách du lịch đến nhiều thứ 2 trong sáu nước.
Lời giải:
Nhận xét:
- Pháp là nước có số lượt khách du lịch đến cao nhất (83,8 triệu lượt)
- Số khách du lịch đến Pháp so với Mê-hi-cô là gấp: 83,8 / 29,3 = 2,9 (lần)
-> Đáp án A đúng.
- Hoa Kì có số lượt khách du lịch đến đứng thứ 2 (75 triệu lượt)
=> Nhận xét D. Tây Ban Nha có số lượng khách du lịch đến nhiều thứ 2 trong sáu nước => không đúng
- Trung Quốc có số lượt khách du lịch đến đứng thứ 4 (55,6 triệu lượt) và doanh thu du lịch đứng thứ 5 (56,9 tỉ USD)
=> Nhận xét B: Trung Quốc là nước có ngành du lịch đứng hàng đầu => không đúng.
- Hoa Kì có doanh thu du lịch / lượt khách cao nhất (2944 USD/người); Anh có doanh thu du lịch / lượt khách thấp hơn (1926,4 USD/người);
=> Nhận xét D. Anh là nước có doanh thu du lịch trên lượt khách rất cao => không đúng
Đáp án cần chọn là: A