Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triền, phân bố ngành giao thông vận tải chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 8 trang gồm 14 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Địa Lí 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 36 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lí 10.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 36 có đáp án: Vai trò, đặc điểm ngành giao thông vận tải:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ LỚP 10
BÀI 36: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
Câu 1: Nhân tố nào ảnh hưởng sâu sắc nhất tới hoạt động của các phương tiện vận tải hàng không?
A. Địa hình.
B. Khí hậu, thời tiết.
C. Sông ngòi.
D. Vị trí địa lí.
Lời giải:
Khí hậu thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động các phương tiện vận tải hàng không. Bởi phạm vi hoạt động của máy bay là trên bầu trời -> nên các hiện tượng thời tiết mây mưa sấm chớp, sương mù có ảnh hưởng trực tiếp.
Ví dụ: Các sân bay nhiều khi phải ngừng hoạt động do sương mù.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Ở các vùng hoang mạc nhiệt đới, người ta chuyên chở hàng hóa có khối lượng vừa và nhỏ bằng phương tiện vận tải nào?
A. Máy bay.
B. Tàu hỏa.
C. Ô tô.
D. Bằng gia súc (lạc đà).
Lời giải:
- Vùng hoang mạc nhiệt đới có khí hậu nắng nóng khắc nghiệt, địa hình chủ yếu là các bãi cát khổng lồ => đi lại khó khăn -> lạc đà là loài vật có sức chịu nóng và chịu khát tốt, di chuyển tốt trên địa hình cát, tốc độ nhanh.
- Để vận chuyển các hàng hóa có khối lượng vừa và nhỏ trên địa hình hoang mạc thì lạc đà là phương tiện giao thông phù hợp nhất.
(Đối với hàng hóa có khối lượng lớn thường vận chuyển bằng đường sắt, hoặc dầu mỏ cần có các đường ống dẫn dầu).
=> Người ta lựa chọn lạc đà làm phương tiện vận chuyển hàng hóa có khối lượng vừa và nhỏ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Khi lựa chọn loại hình vận tải và thiết kế công trình giao thông vận tải, điều cần chú ý đầu tiên là:
A. Điều kiện tự nhiên
B. Dân cư
C. Nguồn vốn đầu tư
D. Điều kiện kĩ thuật
Lời giải:
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại hình vận tải và thiết kế công trình giao thông vận tải..
- Vị trí địa lí: quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình giao thông vận tải.
Ví dụ: + Vùng hoang mạc: Lạc đà, trực thăng;
+ Vùng băng giá xe trượt tuyết do chó và tuần lộc kéo.
- Địa hình ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.
Ví dụ: Địa hình đồi núi phải đầu tư nhiều để xây dựng các công trình: Chống lở đất, làm đường vòng, đường hầm...
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải:
A. Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa.
B. Chất lượng sản phẩm được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn.
C. Tiêu chí đánh giá là khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình
D. Số lượng hành khách luân chuyển được đo bằng đơn vị: tấn.km
Lời giải:
Đặc điểm của ngành giao thông vận tải là:
- Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là sự chuyên chở người và hàng hóa.
- Chất lượng sản phẩm được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn.
- Tiêu chí đánh giá là khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình
=> Chọn đáp án A, B, C
- Số lượng hành khách luân chuyển được đo bằng đơn vị: người.km => Đáp án D: đơn vị tấn.km là không đúng. Vì đối tượng ở đây là hành khách (con người) chứ không phải đồ vật, hàng hóa.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Ở xứ lạnh, về mùa đông, loại hình vận tải nào sau đây không thể hoạt động được?
A. Đường sắt.
B. Đường ô tô.
C. Đường sông.
D. Đường hàng không.
Lời giải:
Ở xứ lạnh mùa đông có tuyết rơi, nhiệt độ âm khiến nước bị đóng băng.
=> Nước trong các dòng sông thường bị đóng băng vào mùa đông => cản trở hoạt động của vận tải đường sông.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Đặc điểm lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ độ, địa hình chủ yếu là đồi núi cùng với dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển phía đông có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển giao thông vận tải nước ta:
A. Thuận lợi cho sự phát triển các tuyến giao thông Đông – Tây ở nước ta, nối liền vùng núi phía tây với các cảng biển phía đông.
B. Thuận lợi cho phát triển các tuyến giao thông Bắc – Nam, tuy nhiên việc phát triển giao thông ở miền núi gặp nhiều trở ngại, đòi hỏi chi phí lớn.
C. Nước ta có thể phát triển đầy đủ các loại hình giao thông vận tải.
D. Nước ta có nhiều điều kiên thuận lợi để phát triển các tuyến giao thông bắc - nam, đông - tây.
Lời giải:
- Lãnh thổ nước ta trải dài theo trên 15 vĩ độ (theo chiều Bắc – Nam) kết hợp với dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp chạy dọc bờ phía đông -> thuận lợi cho việc phát triển các tuyến giao thông theo hướng Bắc – Nam.
Ví dụ: Tuyến đường sắt Thống Nhất (từ Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh)
Tuyến quốc lộ 1A (từ cửa khẩu Hữu Nghị _Lạng Sơn đến Năm Căn_Cà Mau)
- Tuy nhiên địa hình với ¾ diện tích đồi núi, phân bố chủ yếu ở phía Tây lãnh thổ -> gây khó khăn cho phát triển các tuyến giao thông Đông – Tây, nối vùng đồng bằng ven biển với vùng núi phía tây. Mặt khác, địa hình đồi núi hiểm trở, cắt xẻ mạnh cũng gây nhiều khó khăn cho công tác thiết kế, thi công đường sá, cần đầu tư nhiều chi phí xây dựng hầm đường bộ xuyên núi…
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Để đánh giá hoạt động của ngành giao thông vận tải, người ta thường dựa vào những tiêu chí nào dưới đây?
A. Số lượng phương tiện của tất cả các ngành giao thông vận tải
B. Tổng chiều dài các loại đường
C. Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển
D. Trình độ hiện đại của các phương tiện và đường sá
Lời giải:
- Giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ.
- Sản phẩm của ngành giao thông vận tải chính là sự chuyên chở người và hàng hóa. Chất lượng của sản phẩm dịch vụ này được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hóa,...
- Để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải, người ta thường dùng các tiêu chí: khối lượng vận chuyển (tức số hành khách và số tấn hàng hóa được vận chuyển), khối lượng luân chuyển (tính bằng người.km và tấn.km) và cự li vận chuyển trung bình (tính bằng km).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Tiêu chí nào không dùng để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải:
A. Cước phí vận tải thu được.
B. Khối lượng vận chuyển.
C. Khối lượng luân chuyển.
D. Cự li vận chuyển trung bình.
Lời giải:
- Các tiêu chí đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải
+ Khối lượng vận chuyển (số hành khách, số tấn hàng hoá).
+ Khối lượng luân chuyển (người/km; tấn/km).
+ Cự li vận chuyển trung bình (km).
=> Cước phí vận chuyển không phải là tiêu chí để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là
A. Chất lượng của dịch vụ vận tải.
B. Khối lượng vận chuyển.
C. Khối lượng luân chuyển.
D. Sự chuyển chở người và hàng hóa.
Lời giải:
Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là sự chuyển chở người và hàng hóa.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải là
A. Sự phát triển và phân bố ngành cơ khí vận tải.
B. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế.
C. Mối quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ.
D. Trình độ phát triển công nghiệp của một vùng.
Lời giải:
Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Sự phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn ảnh hưởng sâu sắc đến
A. Vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
B. Môi trường và sự an toàn giao thông.
C. Giao thông vận tải đường bộ và đường sắt.
D. Cường độ hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải.
Lời giải:
Phân bố dân cư (đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị) ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách (vận tải bằng ô tô).
Ví dụ: Các đô thị thành phố đặc trưng bởi các loại hình vận tải ô tô như: xe buýt, xe khách, taxi, ô tô...
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước không phải vì:
A. Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi.
B. Tạo ra khối lượng vật chất lớn cho xã hội.
C. Đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển văn hóa vùng sâu vùng xa, củng cố an ninh quốc phòng.
D. Thúc đẩy giao lưu giữa vùng các vùng miền núi, miền núi với đồng bằng, vừa cung ứng nguyên vật liệu vừa đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.
Lời giải:
Phát triển giao thông vận tải miền núi có vai trò:
- Thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại đo địa hình, giữa miền núi với đồng bằng.
- Tạo điều kiện khai thác các tài nguyên là thế mạnh to lớn cùa miền núi, hình thành nên các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, tăng cường thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.
- Từ đó góp phần sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả giáo dục, văn hóa, y tế) cũng có điều kiện phát triển.
=> Đáp án A, C, D đúng
- Sản phẩm của giao thông vận tải là sự chuyên chở người và hàng hóa, nó không phải là ngành sản xuất ra vật chất.
=> Tạo ra khối lượng vật chất lớn cho xã hội không phải là vai trò của giao thông vận tải, đây là vai trò quan trọng của công nghiệp
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Ở vùng lãnh thổ phía tây nước ta, mạng lưới giao thông vận tải kém phát triển chủ yếu do
A. Địa hình hiểm trở.
B. Khí hậu khắc nghiệt.
C. Dân cư thưa thớt.
D. Khoa học kĩ thuật chưa phát triển.
Lời giải:
Nước ta có địa hình đồi núi là chủ yếu, phân bố ở vùng lãnh thổ phía Tây, địa hình miền núi hiểm trở, bị cắt xẻ mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế, thi công các công trình giao thông vận tải, đòi hỏi chi phí lớn để xây dựng.
Ví dụ: Địa hình núi non hiểm trở đòi hỏi phải xây dựng các công trình chống lở đất gây tắc nghẽn giao thông trong mùa mưa lũ, xây dựng các đường hầm xuyên núi, cầu vượt khe sâu…
=> Vùng núi phía tây nước ta có mạng lưới giao thông kém phát triển.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu khiến Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trở thành 2 đầu mối giao thông vận tải lớn nhất ở nước ta là:
A. Đây là hai thành phố tập trung dân cư đông đúc nên nhu cầu đi lại của người dân lớn.
B. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có điều kiện tự nhiên thuận lợi, cho phép phát triển đa dạng các loại hình vận tải.
C. Đây là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước, trình độ phát triển kinh tế cao và mức độ tập trung công nghiệp dày đặc.
D. Có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp nhiều khu vực có tài nguyên thiên nhiên giàu có.
Lời giải:
Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và phân bố cũng như hoạt động vận tải.
- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta, các ngành kinh tế đa dạng -> nhu cầu về trao đổi, vận chuyển hàng hóa nguyên nhiên liệu lớn và đa dạng.
=> quy định mạng lưới giao thông vận tải phát triển dày đặc, các loại hình vận tải đa dạng, cường độ vận chuyển lớn để đảm bảo cho sự lưu thông và hoạt động của các ngành kinh tế, vận chuyển nội địa và quốc tế.
- Sự phát triển của công nghiệp cơ khí vận tải, vật liệu xây dựng và tiến bộ khoa học kĩ thuật cho phép duy trì và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành giao thông vận tải => giao thông vận tải phát triển hiện đại hơn
=> Vì vậy, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã trở thành 2 đầu mối giao thông vận tải lớn nhất ở nước ta
Đáp án cần chọn là: C